CLB lịch sử Sinh Hoạt Hội Viên đợt 3 - Tháng 11

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào cả nhà!!!

Có ai còn nhớ tới CLUB nữa không nhỉ? Như thường lệ, tối nay mình sẽ sinh hoạt cho CLUB của chúng ta. Mọi người hãy tag bạn bè vào nhé!

Buổi sinh hoạt sẽ bắt đầu sau 20 phút nữa, tức là vào 7h30p nha!

@Misaka Yuuki, @namnam06, @Minh Dora,...
 

Misaka Yuuki

Học sinh tiến bộ
Thành viên
2 Tháng sáu 2018
1,524
1,635
241
Thái Nguyên
Trường THCS Chu Văn An

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng

ĐứcNhật!

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
17 Tháng mười một 2017
1,525
3,788
529
Quảng Nam
Trung Học Phổ Thông Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nào, các bạn đã sẵn sàng hết chưa?

Chúng ta bắt đầu nhé!

Để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam20/11, buổi sinh hoạt hôm nay có chủ đề , về nhà giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Cùng tham gia nào!!!

@Hoang Minh123, @HAANHCHUCHU, @Minh Dora, @Misaka Yuuki, @namnam06, @Khalynh Nguyễn, @Hằng Suk !, @Hoàng Vũ Nghị, @Thiên Hoàng, @Lê Mạnh Cường, @Cô Bé Mặt Trăng, @Cô Bé Ngốc
Em đã sẵng sàng :>
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Trước khi bắt đầu buổi sinh hoạt, chúng ta hãy cùng nhau xem qua một số thông tin sau đây nhé!

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 - 1585)
10708636_10152538794518123_3976578379800908428_o.jpg

- Nhà giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm tự là Hạnh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sĩ hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc là Trạng Trình.

- Ông nổi tiếng vì tính tình cương trực, tư cách đạo đức và tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Lê – Mạc phân tranh. Ngay từ bé, ông đã có tướng mạo khôi ngô tuấn tú, có trí nhớ hơn người. Giống như rất nhiều vị hiền nhân khác trong lịch sử, thời thế loạn lạc đã khiến ông không hứng thú với chốn quan trường.

- Cụ Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng được tạc tượng đồng nhờ những đóng góp lớn cho nền Giáo dục Việt Nam.

- Sau này, dưới thời vua Mạc Đăng Doanh, ông đỗ Trạng nguyên và quyết định phò vua giúp nước. Song vì không chịu được những điều thị phi, ông dâng sớ hạch tội 18 tên gian thần nhưng bị từ chối. Sau đó, ông cũng từ quan về ở ẩn, trở thành một nhà giáo lỗi lạc. Học trò của ông trong thời điểm này có những người rất nổi tiếng như Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan…
 

Misaka Yuuki

Học sinh tiến bộ
Thành viên
2 Tháng sáu 2018
1,524
1,635
241
Thái Nguyên
Trường THCS Chu Văn An
Nào, các bạn đã sẵn sàng hết chưa?

Chúng ta bắt đầu nhé!

Để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam20/11, buổi sinh hoạt hôm nay có chủ đề , về nhà giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Cùng tham gia nào!!!

@Hoang Minh123, @HAANHCHUCHU, @Minh Dora, @Misaka Yuuki, @namnam06, @Khalynh Nguyễn, @Hằng Suk !, @Hoàng Vũ Nghị, @Thiên Hoàng, @Lê Mạnh Cường, @Cô Bé Mặt Trăng, @Cô Bé Ngốc
Bắt đầu đi chị ơi!
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Giờ chúng ta sẽ bắt đầu nhé! Buổi sinh hoạt hôm nay cũng đơn giản và nhẹ nhàng thôi, chủ yếu là muốn tổ chức cho các bạn thảo luận và vui chơi...

Vậy nên, bây giờ các bạn có thể tìm, viết một đoạn văn ngắn (tầm 5-6 câu gì đó) và 1 số hình ảnh về Nguyễn Bỉnh Khiêm được không nào?

Bạn nào có bài viết hay nhất sẽ được công 3đ thành tích ạ!
 

Từ Lê Thảo Vy

Học sinh gương mẫu
Thành viên
8 Tháng hai 2018
1,434
3,424
356
Thanh Hóa
THCS Nguyễn Du
Nào, các bạn đã sẵn sàng hết chưa?

Chúng ta bắt đầu nhé!

Để chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam20/11, buổi sinh hoạt hôm nay có chủ đề , về nhà giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Cùng tham gia nào!!!

@Hoang Minh123, @HAANHCHUCHU, @Minh Dora, @Misaka Yuuki, @namnam06, @Khalynh Nguyễn, @Hằng Suk !, @Hoàng Vũ Nghị, @Thiên Hoàng, @Lê Mạnh Cường, @Cô Bé Mặt Trăng, @Cô Bé Ngốc
Hôm nay sớm hơn bình thường chị nhỉ
 

Misaka Yuuki

Học sinh tiến bộ
Thành viên
2 Tháng sáu 2018
1,524
1,635
241
Thái Nguyên
Trường THCS Chu Văn An
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), nhà triết học vĩ đại, nhà thơ lớn của Đại Việt trong thế kỉ XVI. Xuất thân trong một gia đình vọng tộc ở Trung Am, Vĩnh Bảo, nay thuộc thành phố Hải Phòng. Ông học giỏi, tài cao đức trọng, nhưng sống giữa thời loạn lạc, nên chỉ nuôi chí chờ thời, mãi đến năm 45 tuổi mới đi thi. Năm 1535 đỗ Trạng Nguyên, làm đại quan của triều Mạc. Ông có câu thơ chữ Hán: "Văn khôi tam thượng tiếu tài sơ" nghĩa là ba lần đỗ đầu vẫn cười mình tầm thường.
Sau tám năm làm quan, ông dâng sơ vạch tội 18 tên lộng thần nhưng không được vua Mạc Phúc Hải chấp nhận, ông cáo bệnh từ quan về quê. Ông mở trường dạy học, dựng quán Trung Tân, lập am Bạch Vân, xưng là Bạch Vân cư sĩ. Ông đã đào tạo được nhiều học trò lỗi lạc như Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ, Lương Hữu Khanh, Nguyễn Quyện,…
Ông giỏi lý học, có tài văn thơ, lo đời và thương dân. Ngoài những sấm ký truyền kỳ, ông còn để lại tập thơ Nôm "Bạch Vân quốc ngữ thi tập" có khoảng 200 bài, và tập thơ chữ Hán "Bạch Vân am thi tập" trên dưới 1000 bài. Thơ của ông giàu suy tư, triết lý, thể hiện một quan niệm nhân sinh coi trọng nhân tâm, xa lánh chốn bon chen danh lợi, giàu tình ưu ái. Thơ chữ Hán thì hàm súc, điêu luyện và cao khiết; thơ chữ Nôm thì bình dị, hồn nhiên, giàu hương vị dân gian.
Những bài thơ văn như "Hữu cảm", "Trung Tân ngự hứng", "Tăng thử", "Nhàn",… của ông được nhiều người truyền tụng.
Nguyễn Bỉnh Khiêm được người đời ngưỡng mộ gọi là "Tuyết Giang phu tử", xứng đáng là "Mặt trời giữa bầu trời" (Như nhật trung thiên).

Nguyễn Bỉnh Khiêm, sinh năm 1491 và mất năm 1585, thọ 95 tuổi. Ông học rộng, đức trọng, tài cao. Mãi đến năm 45 tuổi mới đi thi và đã đậu Trạng nguyên dưới triều nhà Mạc. Sau một thời gian làm quan, ông về sống ở quê nhà (Vĩnh Bảo, Hải Phòng) mở trường dạy học, đào tạo được nhiều nhân tài, dựng am Bạch Vân, lập quán Trung Tân,... Lúc ống mất, vua nhà Mạc trung phong là Trình Ọuốc Công.
Nguyễn Bỉnh Khiêm gắn liền với các danh hiệu: Tuyết Giang Phu Tử. Bạch Vân cư sĩ, Trạng Trình...
Ông còn là nhà thơ lớn của Đại Việt, để lại 2 tác phẩm thơ: Bạch Vân am thi tập bằng chữ Hán trên nghìn bài, Bạch Vân quốc ngữ thi lập bằng chữ Nôm có vài trăm bài.
Thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm hàm súc, điêu luyện, vừa cổ điển, vừa đậm đà phong vị dân gian, giàu suy tư, triết lí, đề cao tình nghĩa, đề cao chữ “nhàn”, xa lánh bon chen danh lợi, yêu hòa bình, lên án chiến tranh.
Hãy ngâm một vài vần thơ của ông Trạng:
Còn bạc, còn tiền, còn đệ tử,
Hết xôi, hết rượu, hết ông tôi!
hay:
Thớt có tanh tao ruồi đổ đến,
Gang không mật mỡ kiến bò chi!
hay:
Xưa nay nhân giả là vô địch,
Lọ phải khư khư thích chiến tranh.

nbk3.jpg

trang-trinh-nguyen-binh-khiem.jpg

thumb_660_6-lehoi3814.jpg

21035519.jpg

10_trang99.jpg

@namnam06 @Minh Dora @Kuroko - chan @tulethaovy6c1 @YuuDuong
 
Last edited by a moderator:

ĐứcNhật!

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
17 Tháng mười một 2017
1,525
3,788
529
Quảng Nam
Trung Học Phổ Thông Chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Bỉnh Khiêm(13-5-1941 -> 1585), tên thật là Nguyễn Văn Đạt. Ông là một người có ảnh hưởng lớn trong lịch sử Việt Nam thế kí XVI. Sau khi đậu Trạng nguyên và làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Công. Ông được coi là cây đại thụ văn hóa dân tộc. Ông sáng tác rất nhiều thể loại thơ: Thơ chữ Hán (Bạch Vân am thi tập), thơ chữ Nôm (Bạch Vân quốc ngữ thi tập) và các thể loại thơ khác. Nguyễn Bỉnh Khiêm được đánh giá: "Bốn thế kỷ đã qua từ ngày Nguyễn Bỉnh Khiêm qua đời, nhưng suốt bốn thế kỷ chưa lúc nào ngớt âm vang về con người kỳ diệu ấy. Mọi tầng lớp nhân dân đều đã liên tục bình luận về ông, trong đó có khen có chê, có sai có đúng, có những điều đem gán cho ông mà ông không có, có những điều ông vốn có đã chẳng được nêu lên.". Hiện nay, người ta thường dùng tên ông để đặt tên đường hay đặt tên cho các trường chuyên nhằm tưởng nhớ đến ông.
upload_2018-11-17_19-56-19.jpegupload_2018-11-17_19-56-37.jpeg
nguyenbinhkhiem.jpg
 

Beo1206

CTV Thiết kế
Cộng tác viên
11 Tháng mười 2017
2,347
3,064
474
17
Vĩnh Phúc
THPTXH
Giờ chúng ta sẽ bắt đầu nhé! Buổi sinh hoạt hôm nay cũng đơn giản và nhẹ nhàng thôi, chủ yếu là muốn tổ chức cho các bạn thảo luận và vui chơi...

Vậy nên, bây giờ các bạn có thể tìm, viết một đoạn văn ngắn (tầm 5-6 câu gì đó) và 1 số hình ảnh về Nguyễn Bỉnh Khiêm được không nào?

Bạn nào có bài viết hay nhất sẽ được công 3đ thành tích ạ!

  • Đoạn văn ngắn (tầm 5-6 câu gì đó) nói về Nguyễn Bỉnh Khiêm
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) , tên thật là Nguyễn Văn Đạt , là nhà triết học vĩ đại, nhà thơ lớn của Đại Việt trong thế kỉ XVI. Xuất thân trong một gia đình vọng tộc ở Trung Am, Vĩnh Bảo, nay thuộc thành phô Hải Phòng. Ông học giỏi, tài cao đức trọng, nhưng sống giữa thời loạn lạc, nên nuôi chí chờ thời, mãi đến năm 45 tuổi mới đi thi. Năm 1535, đỗ Trạng Nguyên, Làm đại quan của triều Mạc. Sau 8 năm làm quan, ông dâng sớ hạch tội 18 tên lộng thần nhưng không được vua Mạc Phúc Hải chấp nhận, ông cáo bệnh từ quan trở về quê , mở trường dạy học, dựng quán Trung Tân, lập am Bạch Vân, xưng là Bạch Vân cư sĩ. Ông đã đào tạo được nhiều học trò lỗi lạc như Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Dữ, Lương Hữu Khánh, Nguyễn Quyện, v.v…Ông giỏi lí học, có tài văn thơ, lo đời và thương dân. Ông đã để lại tập thơ Nôm “Bạch Vân quốc ngữ thi tập'' có khoảng 200 bài, và tập thơ chữ Hán “Bạch Vân âm thi tập” trên dưới một nghìn bài. Thơ của ông giàu suy tư, triết lí, thể hiện một quan niệm nhân sinh coi trọng nhàn tâm, xa lánh chốn bon chen danh lợi, giàu tình ưu ái. Thơ chữ Hán thì hàm súc, điêu luyện và cao khiết; thơ chữ Nôm thì bình dị, hồn nhiên, đậm đà phong vị dân gian.

  • Một số hình ảnh về Nguyễn Bỉnh Khiêm :
21035522.jpg


trangtrinh1.jpg


Nguyen_Binh_Khiem.JPG


2_743296.png
 
  • Like
Reactions: ĐứcNhật!

Minh Dora

Siêu sao Hóa học
Thành viên
5 Tháng chín 2017
1,751
1,638
276
Thanh Hóa
Ở đâu đó
Nguyễn Bỉnh Khiêm(1491-1585) là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỉ XVI. Xuất thân trong một gia đình vọng tộc ở Trung Am, Vĩnh Bảo, nay thuộc thành phố Hải Phòng. Ông học giỏi, tài cao đức trọng, nhưng sống giữa thời loạn lạc, nên chỉ nuôi chí chờ thời, mãi đến năm 45 tuổi mới đi thi. Năm 1535 đỗ Trạng Nguyên, làm đại quan của triều Mạc. Ông có câu thơ chữ Hán: "Văn khôi tam thượng tiếu tài sơ" nghĩa là ba lần đỗ đầu vẫn cười mình tầm thường.
Sau tám năm làm quan, ông dâng sớ vạch tội 18 tên lộng thần nhưng không được vua Mạc Phúc Hải chấp nhận, ông cáo bệnh từ quan về quê. Ông mở trường dạy học, đào tạo nhiều nhân tài như Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Khánh, Trương Thời Cử, Đinh Thời Trung, Hàn Giang cư sĩ Nguyễn Văn Chính (con trai cả của ông)... Người ta cho rằng Nguyễn Dữ (tác giả của Truyền kỳ mạn lục) cũng từng là học trò của ông.
Ông tạ thế vào ngày 28 tháng 11 năm Ất Dậu (1585), ở tuổi 95. Ông được người đời gọi là Tuyết Giang Phu Tử. Bạch Vân cư sĩ, Trạng Trình...
upload_2018-11-17_19-57-42.jpegupload_2018-11-17_19-57-52.jpegupload_2018-11-17_19-57-58.jpeg
 

Khalynh Nguyễn

Học sinh chăm học
Thành viên
29 Tháng tám 2018
692
1,171
121
20
Quảng Bình
Trường trung học cơ sở xuân ninh
qzyah1__krdw.jpg tải xuống.jpg Chắc hẳn vào những ngày này, chúng ta luôn nhớ đến hình ảnh một người thầy rất nổi tiếng là thầy Nguyễn Bỉnh Khiêm.Nhà giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm tự là Hạnh Phủ, hiệu là Bạch Vân cư sĩ hay còn được biết đến với cái tên quen thuộc là Trạng Trình.Thầy là nhà triết học vĩ đại, nhà thơ lớn của Đại Việt trong thế kỉ XVI. Xuất thân trong một gia đình vọng tộc ở Trung Am, Vĩnh Bảo, nay thuộc thành phố Hải Phòng. Ông học giỏi, tài cao đức trọng, nhưng sống giữa thời loạn lạc đã khiến ông không hứng thú với chốn quan trường.Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam. Năm 1535 đỗ Trạng Nguyên, làm đại quan của triều Mạc. Sau này, dưới thời vua Mạc Đăng Doanh, ông đỗ Trạng nguyên và quyết định phò vua giúp nước. Song vì không chịu được những điều thị phi, ông dâng sớ hạch tội 18 tên gian thần nhưng bị từ chối. Sau đó, ông cũng từ quan về ở ẩn, trở thành một nhà giáo lỗi lạc. Học trò của ông trong thời điểm này có những người rất nổi tiếng như Nguyễn Dữ, Phùng Khắc Khoan…Xét một cách toàn diện lịch sử Việt Nam thế kỷ 16, nhiều người đã gọi Nguyễn Bỉnh Khiêm là "cây đại thụ văn hóa dân tộc", hay nói theo cách khác, ông đã được xem là đại diện tiêu biểu nhất của lịch sử phát triển văn hóa Việt Nam trong thế kỷ nhiều biến động lớn này.Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhiều nhà nghiên cứu văn học Việt Nam đánh giá là người xứng đáng kế thừa và phát triển ngôn ngữ thi ca dân tộc kể từ sau thời Nguyễn Trãi, góp phần giúp nó đạt đến mức độ hoàn thiện cao dưới thời Nguyễn Du.Nguyễn Bỉnh Khiêm được người đời ngưỡng mộ gọi là "Tuyết Giang phu tử", xứng đáng là "Mặt trời giữa bầu trời" (Như nhật trung thiên).sau này thầy
Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng được tạc tượng đồng nhờ những đóng góp lớn cho nền Giáo dục Việt Nam..
 

Từ Lê Thảo Vy

Học sinh gương mẫu
Thành viên
8 Tháng hai 2018
1,434
3,424
356
Thanh Hóa
THCS Nguyễn Du
Giờ chúng ta sẽ bắt đầu nhé! Buổi sinh hoạt hôm nay cũng đơn giản và nhẹ nhàng thôi, chủ yếu là muốn tổ chức cho các bạn thảo luận và vui chơi...

Vậy nên, bây giờ các bạn có thể tìm, viết một đoạn văn ngắn (tầm 5-6 câu gì đó) và 1 số hình ảnh về Nguyễn Bỉnh Khiêm được không nào?

Bạn nào có bài viết hay nhất sẽ được công 3đ thành tích ạ!
Giờ chúng ta sẽ bắt đầu nhé! Buổi sinh hoạt hôm nay cũng đơn giản và nhẹ nhàng thôi, chủ yếu là muốn tổ chức cho các bạn thảo luận và vui chơi...

Vậy nên, bây giờ các bạn có thể tìm, viết một đoạn văn ngắn (tầm 5-6 câu gì đó) và 1 số hình ảnh về Nguyễn Bỉnh Khiêm được không nào?

Bạn nào có bài viết hay nhất sẽ được công 3đ thành tích ạ!
Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt tên tự là Hanh Phủ, hiệu là Bạch Vân am cư sĩ, được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử, là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hoá Việt Nam trong thế kỉ XVI. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam. Sau khi đậu trạng nguyên khoa thi Ất Mùi (1535)và làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Công mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình.Đạo Cao Đài sau này đã phong thánh cho ông và suy tôn ông là Thanh Sơn Đạo sĩ hay Thanh Sơn chân nhân. Người đời coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam đồng thời lưu truyền nhiều câu sấm ký được cho là bắt nguồn từ ông và gọi chung là Sấm trạng trình.
49164D16-E8BA-4267-8E76-7CD82DA27C98.jpeg 1388F515-81E6-4EB8-9BC3-2CA3D80111F4.jpeg
 
  • Like
Reactions: Khalynh Nguyễn

namnam06

Học sinh tiến bộ
Thành viên
12 Tháng chín 2018
1,147
894
151
Gia Lai
THCS Lê Quý Đôn
Nguyễn Bỉnh Khiêm (chữ Hán: 阮秉謙; 1491–1585), tên huý là Nguyễn Văn Đạt (阮文達), tên tự là Hanh Phủ (亨甫), hiệu là Bạch Vân am cư sĩ (白雲庵居士), được các môn sinh tôn là Tuyết Giang phu tử (雪江夫子), là một trong những nhân vật có ảnh hưởng nhất của lịch sử cũng như văn hóa Việt Nam trong thế kỷ 16. Ông được biết đến nhiều vì tư cách đạo đức, tài thơ văn của một nhà giáo có tiếng thời kỳ Nam-Bắc triều (Lê-Mạc phân tranh) cũng như tài tiên tri các tiến triển của lịch sử Việt Nam. Sau khi đậu Trạng nguyên khoa thi Ất Mùi (1535) và làm quan dưới triều Mạc, ông được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi thăng tới Trình Quốc Công (程國公)[4][5] mà dân gian quen gọi ông là Trạng Trình.[6] Đạo Cao Đài sau này đã phong thánh cho ông và suy tôn ông là Thanh Sơn Đạo sĩ hay Thanh Sơn chân nhân. Người đời coi ông là nhà tiên tri số một trong lịch sử Việt Nam đồng thời lưu truyền nhiều câu sấm ký được cho là bắt nguồn từ ông và gọi chung là Sấm Trạng Trình.
Xét một cách toàn diện lịch sử Việt Nam thế kỷ 16, nhiều người đã gọi Nguyễn Bỉnh Khiêm là "cây đại thụ văn hóa dân tộc", hay nói theo cách khác, ông đã được xem là đại diện tiêu biểu nhất của lịch sử phát triển văn hóa Việt Nam trong thế kỷ nhiều biến động lớn này. Cùng với một nhân vật nổi danh khác của xứ Hải Đông là Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm được coi là một trong số những tác gia văn học thực sự lớn đầu tiên của Việt Nam. Đó là những người mà tác phẩm của họ có sự dồi dào về số lượng, phong phú về thể tài và có ảnh hưởng quan trọng đến tiến trình phát triển của một nền văn học, đặc biệt là trong văn học viết. Một yếu tố quan trọng nữa ở các tác gia này là phần lớn tác phẩm của họ vẫn còn được lưu truyền qua nhiều biến động của lịch sử để hậu thế ngày nay có thể nghiên cứu và đánh giá một cách tương đối toàn diện về sự nghiệp văn chương của họ. Nguyễn Bỉnh Khiêm được nhiều nhà nghiên cứu văn học Việt Nam đánh giá là người xứng đáng kế thừa và phát triển ngôn ngữ thi ca dân tộc kể từ sau thời Nguyễn Trãi, góp phần giúp nó đạt đến mức độ hoàn thiện cao dưới thời Nguyễn Du. Hai tập thơ của ông là Bạch Vân am thi tập (chữ Hán) và Bạch Vân quốc ngữ thi tập (chữ Nôm) được coi là thành tựu lớn của thơ văn trung đại Việt Nam, mở đầu cho một dòng thơ ca "chạm chân vào hiện thực", đã quan tâm mô tả xã hội dưới góc nhìn đời tư và đời thường, là một cống hiến lớn của văn học thời Mạc đối với tiến trình phát triển và hoàn thiện của thơ văn dân tộc. Xét về nhiều mặt, có thể xem ông là người đi khai phá có công khơi mở nhiều hướng phát triển mới cho thơ ca Việt Nam, trong đó có những dòng thơ mang đậm tính tuyên truyền đạo lý - suy tưởng triết lý - cảm hứng thế sự (tiệm cận với hiện thực đa diện của xã hội đương thời) sẽ có điều kiện phát triển mạnh ở các thế kỷ sau ông như lịch sử thơ văn Việt Nam đã ghi nhận.
Ngoại trừ quãng thời gian dưới 10 năm thời thơ ấu có thể xem là bình yên cuối triều Lê Thánh Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã sống gần trọn thế kỷ 16, một thế kỷ nhiều biến chuyển mang tầm ảnh hưởng chưa từng có trước đó trong lịch sử dân tộc, mà ông vừa là nhân chứng vừa là nhân tố quan trọng tạo nên chúng. Là một người xuất thân từ tầng lớp trí thức quan lại nhưng cả cuộc đời Nguyễn Bỉnh Khiêm chưa bao giờ coi việc làm quan là lý tưởng cao nhất của sự nghiệp, cũng như là một nhà nhân đạo chủ nghĩa ông luôn đề cao tư tưởng thân dân trong sách lược trị nước.
Ông cũng được sử sách và người đời thừa nhận rộng rãi với tư cách là một nhà dự báo, hoạch định chiến lược kỳ tài, với tầm nhìn địa chính trị đi trước thời đại nhiều thế kỷ. Những lời cố vấn nổi tiếng của ông dành cho các tập đoàn quyền lực phong kiến Mạc, Lê-Trịnh, Nguyễn (nói theo lời của danh sĩ Nguyễn Thiếp là phiến ngữ toàn tam tính) đã có ảnh hưởng to lớn, mang tính bước ngoặt đối với tiến trình của lịch sử dân tộc và từ đó tác động lớn tới quan hệ địa chính trị của cả khu vực Đông Nam Á trở về sau. Theo nhận định của nhiều nhà nghiên cứu, Nguyễn Bỉnh Khiêm có khả năng là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam có một tầm nhìn chiến lược thấu suốt về chủ quyền của đất nước trên biển Đông ngay từ thế kỷ 16. Ông cũng có thể là người đầu tiên trong lịch sử nhắc đến hai chữ Việt Nam – với tư cách là quốc hiệu của dân tộc – một cách có ý thức nhất thông qua di sản thơ văn của ông còn lưu lại đến ngày nay.
images

images

images

upload_2018-11-17_20-1-54.jpeg
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Chà chà... Có vẻ như các bạn đã chuẩn bị rất tốt trong nhiệm vụ này rồi. Mình thấy bài nào cũng rất ấn tượng, có sự chuẩn bị công phu cả. Và giờ, mình xin công bố kết quả nhé! Trong tất cả những bài trên, mình ấn tượng nhất là bài của 3 bạn:
@Khalynh Nguyễn
@Misaka Yuuki
@Đức Nhật
Xin chúc mừng 2 bạn đã dành được 3 điểm thành tích nhé!

Còn những bạn khác thì sao nhỉ? Nào nào, đừng buồn nhé! Đây sẽ là cơ hội thứ hai cho các bạn giật điểm nè!

Chúng ta bắt đầu vào lượt 2 nhé! Các bạn hãy chú ý: Dưới đây là một số bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhưng nó đã bị thiếu 1 số câu chữ. Nhiệm vụ của các bạn là hãy tìm và điền những câu, những từ còn thiếu vào để hoàn thành bài thơ.

Mỗi bài có 10 phút để hoàn thành, bạn nào nhanh nhất sẽ được cộng 2đ thành tích ạ!
 
  • Like
Reactions: Khalynh Nguyễn

Từ Lê Thảo Vy

Học sinh gương mẫu
Thành viên
8 Tháng hai 2018
1,434
3,424
356
Thanh Hóa
THCS Nguyễn Du
Chà chà... Có vẻ như các bạn đã chuẩn bị rất tốt trong nhiệm vụ này rồi. Mình thấy bài nào cũng rất ấn tượng, có sự chuẩn bị công phu cả. Và giờ, mình xin công bố kết quả nhé! Trong tất cả những bài trên, mình ấn tượng nhất là bài của 3 bạn:
@Khalynh Nguyễn
@Misaka Yuuki
@Đức Nhật
Xin chúc mừng 2 bạn đã dành được 3 điểm thành tích nhé!

Còn những bạn khác thì sao nhỉ? Nào nào, đừng buồn nhé! Đây sẽ là cơ hội thứ hai cho các bạn giật điểm nè!

Chúng ta bắt đầu vào lượt 2 nhé! Các bạn hãy chú ý: Dưới đây là một số bài thơ của Nguyễn Bỉnh Khiêm, nhưng nó đã bị thiếu 1 số câu chữ. Nhiệm vụ của các bạn là hãy tìm và điền những câu, những từ còn thiếu vào để hoàn thành bài thơ.

Mỗi bài có 10 phút để hoàn thành, bạn nào nhanh nhất sẽ được cộng 2đ thành tích ạ!
Bắt đầu ik chị
@Thu Hà Dương vào ik mày
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Bài số 1: Dại Khôn

Làm người có dại mới nên khôn,
Chớ dại ngây si, chớ quá khôn.
.......................................................
Dại thì giữ phận chớ tranh khôn.
Khôn mà hiểm độc là khôn dại,
Dại vốn hiền lành ấy dại khôn.
Chớ cậy rằng khôn khinh kẻ dại,
Gặp thời, dại cũng hoá nên khôn.
Bạn hãy điền câu bị thiếu vào chỗ chấm
 
Top Bottom