Sinh [Sinh 9] Câu trả lời cho những câu hỏi trong sách giáo khoa.

Status
Không mở trả lời sau này.
K

ktrinhnhokute

chưa ổn cho lắm trong phần bài tập của bài 13:di truyền liên kết còn thiếu bài tập 4. Bài quan trọng nhất thì không làm, bài đó mình bị điểm kém do không chịu giải thích cụ thể nên không được cho lắm.
 
G

gemini9x

giúp mình con này vs:
Cho đoạn mạch: -A-T-G-G-X-T-A-T.
tìm mạch bổ sung, số mạch và số H.
 
B

bachhangan

ADN VÀ BẢN CHẤT CỦA GEN
Phần câu hỏi in nghiêng
Quan sát H.16 và trả lời các câu hỏi sau :
- Quá trình tự nhân đôi đã diễn ra trên mấy mạch của ADN?
Được diễn ra trên 2 mạch của ADN
- Trong quá trình tự nhân đôi, các loại nuclêôtit nào liên kết với nhau thành từng cặp?
A liên kết với T bằng 2 mối liên kết Hidro và ngược lại ; G liên kết với X bằng 3 mối liên kết hidro và ngược lại
- Sự hình thành mạch mới ở 2 ADN con diễn ra như thế nào ?
+ Dưới tác dụng của 1 loại enzim, 2 mạch đơn tách nhau ra từ đầu nọ tới đầu kia. Mỗi mạch đc dùng làm khuôn để tổng hợp nên mạch mới
+ Dưới tác dụng của 1 loại enzim khác, các Nu trên 2 mạch khuôn liên kết với các Nu tự do trong môi trường nội bào theo NTBS. 2 mạch đơn mới của 2 ADN con dần đc hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ theo hướng ngược nhau
+ kết quả từ một phân tử ADN mẹ ban đầu hình thành 2 phân tử ADN con giống nhau và giống hết phân tử ADN mẹ( mỗi phân tử ADN con mang 1 mạch của ADN mẹ và một mạch đơn mới từ MT nội bào )
- Có nhận xét j về cấu tạo giữa 2 ADN con và ADN mẹ?
2 phân tử ADN con giống hệt mẹ về số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các cặp nu
Câu hỏi và bài tập
1. Mô tả sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN
Quá trình tự nhân đôi của ADN xảy ra trong nhân tế bào, tại kì trung gian lúc NST ở dạng sợi mảnh.
* Sơ lược quá trình tự nhân đôi của ADN:
- Dưới tác dụng của 1 loại enzim, 2 mạch đơn tách nhau ra từ đầu nọ tới đầu kia. Mỗi mạch đc dùng làm khuôn để tổng hợp nên mạch mới
- Dưới tác dụng của 1 loại enzim khác, các Nu trên 2 mạch khuôn liên kết với các Nu tự do trong môi trường nội bào theo NTBS. 2 mạch đơn mới của 2 ADN con dần đc hình thành dựa trên mạch khuôn của ADN mẹ theo hướng ngược nhau
- Kết quả từ một phân tử ADN mẹ ban đầu hình thành 2 phân tử ADN con giống nhau và giống hết phân tử ADN mẹ( mỗi phân tử ADN con mang 1 mạch của ADN mẹ và một mạch đơn mới từ MT nội bào )
- Quá trìng tự nhân đôi của ADN còn gọi là quá trình tự sao. Chính sự nhân đôi của ADN là cơ sở của sự tự nhân đôi NST.
2. Giải thích vì sao 2 ADN con đc tạo ra qua cơ chế nhân đôi lại giống ADN mẹ?
2 ADN con đc tạo ra qua cơ chế nhân đôi giống hệt ADN mẹ vì ADN tự nhân đôi theo NTBS, NT khuôn mẫuvà nguyên tắc bán bảo toàn ( nt giữ lại 1 nửa)
- Nguyên tắc khuôn mấu: Khi ADn tự nhân đôi, 2 mạch đơn của ADN mẹ tách nhau ra, mỗi mạch đc dùng làm khuôn để tổng hợp nên mạch mới.
- NTBS:
+ A ở mạch đơn bên này liên kết với T ở mạch đơn bên kia bằng 2 mối liên kết hidro và ngược lại
+ G ở mạch đơn bên này liên kết với X ở mạch đơn bên kia bằng 3 mối liên kết hidro và ngược lại
- Nguyên tắc bán bảo toàn ( NT giữ lại 1 nửa) : Mỗi phân tử ADN con mang 1 mạch của ADN mẹ và một mạch mới từ MT nội bào.
3. Nêu bản chất hóa học và chức năng cả gen?
* Bản chất hóa học của gen là ADN ; gen là 1 đoạn của phân từ ADN có chức năng di truyền xác định; mỗi gen có 600--> 1500 cặp nu.
* Chức năng của gen : chủ yếu gen mang cấu trúc là một đoạn mạch của phân từ ADN, mang thông tin quy định cấu trúc của một lại Pr nhất định.
4. một đoạn nạch ADN có cấu trúc như sau:
mạch 1 : - A - G - T - X - X - T -

mạch 2 : - T - X - A - G - G - A -
Viết cấu trúc của 2 đoạn ADN con đc tạo thành sau khi đoạn mạch ADN mẹ nói trên kết thúc quá trình tự nhân đôi.
BL:
ADN mẹ tạo ra 2 ADN con :

ADN mẹ
A - G - T - X - X - T -

T - X - A - G - G - A -
Tạo ra:

2 ADN con
A - G - T - X - X - T -

T - X - A - G - G - A -


A - G - T - X - X - T -

T - X - A - G - G - A -


(Mình lần đầu làm nên ko đc đẹp mắt cho lắm , mong mọi người đừng chê naz ^^!)[/QUOTE
nh
bài bản L-) dễ hiểu như thế cơ mà ;):(sao phải tự trách mình L-):eek:~O)
tóm lại cũng cảm ơn bạn nhiều nhé (~~):).
 
M

maidoany_nhi

1. Phát biểu nội dung định luật phân li.
Quy luật PHÂN LI:
+ Theo "bác" G.J. Mendel: Khi lai bố mẹ thuần chủng(P t/c) ,khác nhau về 1 cặp tính trạng tương phản sẽ cho con lai F2 có tỉ lệ xấp xỉ 3 trội : 1 lặn.
+ Theo thuật ngữ hiện đại : mỗi tính trạng được quy định bởi 1 cặp alen do sự phân li đồng đều của 1 cặp alen trong giảm phân, nên--> mỗi giao tử chỉ chứa 1 cặp alen

2.Lai phân tích là gì ?
- Lai phân tích là phép lai giữa cá thể mang tính trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn.
+ Nếu kết quả phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp trội.
+ Nếu kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp.

3. Ý nghĩa của tương quan trội - lặn
- Trong sản xuất, nếu ta dùng những giống không thuần chủng thì trong các thế hệ con cháu của chúng sẽ xuất hiện các tính trạng lặn, làm cho giống mất tính đồng nhất và ổn định và có thể xuất hiện tính trạng xấu.
- Để xác định độ thuần chủng của giống ta dùng phương pháp lai phân tích.

Quy luật PHÂN LI ĐỘC LẬP: Khi lai bố mẹ thuần chủng (P t/c) khác nhau về 2 hay nhiều cặp tính trạng tương phản ,di truyền độc lập với nhau thì---> xác suất xuất hiện mỗi kiểu hình (KH) của F2 bằng tích xác suất các tính trạng hợp thành nó.

4. Phát biểu nội dung định luật phân li độc lập.
* Tóm gọn : Quy luật Phân li nói về Lai 1 tính
Quy luật Phân li độc lập nói về lai 2 tính.

5. Biến dị tổ hợp là gì ?
Biến dị tổ hợp là tổ hợp các biến dị.
Biến dị tổ hợp là tổ hợp lại các vật chất di truyền vốn có của ông bà tổ tiên.
+ Nguyên nhân: do quá trình giao phối.
+ Cơ chế phát sinh: xảy ra do sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các nhiễm sắc thể trong giảm phân và thụ tinh, do hoán vị gen, do tương tác gen.
+ Biểu hiện: Sự sắp xếp lại các tính trạng vốn có của bố mẹ, tổ tiên, hoặc xuất hiện tính trạng mới.
+ Ý nghĩa: Là nguồn biến dị thường xuyên và vô tận ở sinh vật, tăng tính đa dạng cho sinh giới, là nguồn nguyên liệu quan trọng trong chọn giống và tiến hoá

6. Ý nghĩa của qui luật phân li độc lập.
Ý nghĩa:
QLPL: +) Với tiến hóa: Góp phần giải thích nguồn gốc, sự đa dạng của sinh giới trong tự nhiên
+) Với chọn giống: ĐLPL là cơ sở khoa học và phương pháp tạo ưu thế lai cho đời con lai F1. Các gen trội thường là gen tốt, trong chọn giống cần tập trung các gen trội quý vào cùng 1 cơ thể để tạo giống mới có giá trị kinh tế cao.
QLPLĐL: +) Với tiến hóa: Giải thích sự đa dạng của sinh giới, là nguyên nhân xuất hiện biến dị tổ hợp, là nguyên liệu cho chọn giống và tiến hóa.
+) Là cơ sở khoa học và phương pháp tạo giống mới trong lai hữu tính.

7. Cấu trúc của nhiễm sắc thể ? Chức năng của nhiểm sắc thể ?
I. Cấu tạo của nhiễm sắc thể :
Nhiễm sắc thể là những cấu trúc nằm trong nhân tế bào, có khả năng nhuộm màu đặc trưng bằng thuốc nhuộm kiềm tính.
a. Hình thái của nhiễm sắc thể :
- Nhiễm sắc thể được nhìn thấy rõ nhất ở kỳ giữa của quá trình phân bào, lúc này các nhiễm sắc thể đang ở trạng thái co xoắn cực đại và có dạng đặc trưng.
- Ở trạng thái co xoắn cực đại, nhiễm sắc thể có thể có nhiều hình dạng khác nhau : hình hạt, hình que hay hình chữ V, chiều dài từ 0,2 – 50 micrômet, đường kính từ 0,2 – 2 micrômet.
b. Cấu tạo của nhiễm sắc thể :
v Cấu tạo hiển vi :
- Mỗi nhiễm sắc thể thường gồm có 2 cánh nằm ở hai bên. Giữa hai cánh có một eo thắt lại gọi là eo sơ cấp. Tại eo sơ cấp có tâm động. Tâm động là trung tâm vận động, là điểm trượt của nhiễm sắc thể trên dây thoi vô sắc giúp nhiễm sắc thể phân li về các cực của tế bào trong quá trình phân bào.
- Ở một số nhiễm sắc thể, trên một cánh còn có eo thứ hai, gọi là eo thứ cấp. Có người cho rằng, eo thứ cấp là nơi tổng hợp rARN, trước khi đi ra tế bào chất để góp phần tạo ra ribôxôm, chúng tạm thời tích tụ ở eo này và tạo thành nhân con.
v Cấu tạo siêu hiển vi :
- Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ chất nhiễm sắc với chủ yếu gồm 2 thành phần là axit đêôxiribônuclêic và một loại prôtêin có tên là hixtôn.
- Đơn vị cơ bản cấu tạo nhiễm sắc thể là chuỗi nuclêôxôm. Mỗi nuclêôxôm là một khối dạng cầu, bên trong chứa 8 phần tử hixtôn, bên ngoài được quấn quanh bởi 1 đoạn ADN chứa khoảng 140 cặp nuclêôtit. Giữa 2 nuclêôxôm kế tiếp là một đoạn ADN nối dài 15 đến 100 cặp nuclêôtit và một phân tử hixtôn.
- Tổ hợp ADN với hixtôn trong chuỗi nuclêôxôm tạo thành sợi cơ bản có đường kính khoảng 100 A0. Sợi cơ bản xoắn lại một lần nữa tạo nên sợi nhiễm sắc có đường kính 25 A0, sợi nhiễm sắc tiếp tục xoắn hình thành cấu trúc crômatit có đường kính khoảng 7000 A0.
II. Chức năng của nhiễm sắc thể :
Nhiễm sắc thể có 2 chức năng cơ bản sau :
- Nhiễm sắc thể chứa ADN mang gen nên được xem là nơi bảo quản thông tin di truyền.
- Nhiễm sắc thể có khả năng truyền thông tin di truyền qua các thế hệ :
· Thông qua các cơ chế nhân đôi, phân li và tổ hợp nhiễm sắc thể trong nguyên phân, giảm phân và thụ tinh, thông tin di truyền của nhiễm sắc thể được truyền tử tế bào này sang tế bào khác và từ cơ thể này sang cơ thể khác của loài.
· ADN trên nhiễm sắc thể còn thực hiện sao mã tổng hợp ARN, thông qua đó điều khiển giải mã tổng hợp prôtêin. Prôtêin được tổng hợp sẽ tương tác với môi trường biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.

8. Cơ chế xác định giới tính ở người là như thế nào ?
- Cơ chế xác định giới tính là sự phân li của cặp NST giới tính trong quá trình phát sinh giao tử và được tổ hợp lại trong quá trình thụ tinh.

9. Qúa trình tự nhân đôi của ADN gồm những nguyên tắc nào ?
khuôn mẫu, bán bảo toàn (giữ lại một nửa), bổ sung.

10. Chức năng của ADN ?
ADN (viết tắt theo kiểu Pháp và Việt Nam) hay DNA(viết tắt theo tiếng Anh) là một phân tử nucleic acid mang thông tin di truyền mã hóa cho hoạt động sinh trưởng và phát triển của các dạng sống bao gồm cả virus. ADN thường được coi là vật liệu di truyền ở cấp độ phân tử tham gia quyết định các tính trạng. Trong quá trình sinh sản, phân tử ADN được nhân đôi và truyền cho thế hệ sau.
ADN có thể được hiểu một cách đơn giản là nơi chứa mọi thông tin chỉ dẫn cần thiết để tạo nên các đặc tính sự sống của mỗi sinh vật;
Như vậy ADN có chức năng di truyền các đặc tính sih học của sự sống. Nếu vì lí do gì đó, trong quá trình phân chia, cấu trúc ADN bị thay đổi sẽ gây ra các đột biến

11. Qúa trình tổng hợp của ADN ?
Quá trình tự nhân đôi DNA hay tổng hợp DNA là một cơ chế sao chép các phân tử DNA xoắn kép trước mỗi lần phân bào. Kết quả của quá trình này là tạo ra hai phân tử DNA gần như giống nhau hoàn toàn, chỉ sai khác với tần số rất thấp (thông thường dưới 1 phần vạn, xem thêm đột biến). Có được như vậy là do cơ chế nhân đôi thực hiện dựa trên nguyên tắc bổ sung, và tế bào có hệ thống tìm kiếm và sửa chữa các sai hỏng DNA hoạt động hiệu quả.
Trong các phân tử DNA xoắn kép mới tổng hợp thì có 1 chuỗi là từ DNA ban đầu còn chuỗi kia được tổng hợp từ các thành phần của môi trường nội bào, đó là nội dung của nguyên tắc bán bảo toàn.

12. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng ?
* Sơ đồ mối quan hệ giữa gen và tính trạng:
Gen ( một đoạn của phân tử ADN ) -> mARN -> Prôtein -> tính trạng
a. Mối quan hệ giữa gen và mARN:
-Gen mang thông tin di truyền quy định cấu trúc một loại mARN nào đó.
-Thông tin di truyền của gen được quy định bởi trật tự sắp xếp các nucleotit trên một mạch đơn của gen một cách xác định.
-Trật tự sắp sếp các nucleotit trên gen quy định trình tự sắp xếp các nucleotit trên ARN.
-Như vậy, mARN được tổng hợp trong nhân tế bào dựa trên khuôn mẫu một mạch đơn của gen theo nguyên tắc bổ sung A liên kết với U, T liên kết với A, G liên kết với X, X liên kết với G.
-mARN sao chép lại bản mã hóa bằng trật tự sắp xếp các nucleotit trên phân tử ADN.
b. Mối quan hệ giữa mARN và Protein:
-mARN mang thông tin di truyền quy định cấu trúc Protein về thành phần số lượng trật tự sắp xếp các axit amin trong phân tử Protein nào đó trong cấu trúc bậc một.
-Protein được tổng hợp trong tế bào chất không có khả năng tự sao nguyên mẫu nhưng luôn mang tính đặc thù vậy giữa gen và Protein có mối quan hệ thông qua một dạng trung gian mang thông tin di truyền từ nhân ra tế bào chất để tổng hợp Protein đó là mARN.
-mARN, tARN được tổng hợp trong nhân tế bào dựa trên khuôn mẫu của gen theo nguyên tắc bổ sung sau đó mang thông tin di truyền sao mã ra chất tế bào.
- Trong tế bào chất, mARN, tARN, rARN được kết hợp với nhau để tổng hợp Protein theo đúng khuôn mẫu của gen.
- Như vậy, trật tự sắp xếp các nucleotit trong gen quy định trật tự sắp xếp các nucleotit trong mARN sau đó quy định trật tự sắp xếp các axit amin trong chuỗi axit amin bậc một của phân tử Protein.
c. Mối quan hệ giữa Protein và tính trạng.
- Protein được tổng hợp trong tế bào chất và thực hiện các chức năng của của cơ thể sinh vật.
- Protein chịu tác động trực tiếp của môi trường hình thành nên các tính trạng đặc trưng của cơ thể.
* Tóm lại mối quan hệ giữa gen và tính trạng được thể hiện như sau:
-Thông tin di truyền của gen cấu trúc được phiên mã thành mARN giúp gen giải mã thông tin bằng trật tự sắp xếp các axit amin trong phân tử Protein.
-Trật tự sắp xếp các nucleotit trong gen quy định trật tự sắp xếp các axit amin theo nguyên tắc bộ ba mã hóa và bộ ba đối mã ở mARN và tARN.
-Như vậy từ cấu trúc của gen quy định cấu trúc của mARN quy định cấu trúc của Protein quy định tính trạng tương ứng nên có thể nói gen quy định tính trạng.

CHÚC BẠN MAY MẮN! Thân ~ Nhi
 
B

bachhangan

Chương IV: BIẾN DỊ
Đột biến gen
Phần câu hỏi in nghiêng:
Quan sát hình 21.1 và trả lời các câu hỏi sau:
- Cấu trúc của đoạn gen bị biến đổi khác với cấu trúc của đoạn gen ban đầu như thế nào? Hãy đặt tên cho từng dạng biến đổi đó.

Cấu trúc của đoạn gen bị biến đổi khác về số lượng các cặp Nu , trình tự các cặp Nu
Tên:
+ Mất 1 cặp Nu
+ Thêm 1 cặp Nu
+ Thay thế một cặp Nu
- Đột biến gen là j?
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp Nu
- Hãy quan sát các hình sau đây và cho biết: đột biến nào có lợi, đột biến nào có hại cho bản thân sinh vật hoặc đối vs con người.
Hình 21.2: Đột biến có hại
Hình 21.3: đột biến có hại
Hình 21.4: Đột biến có lợi
Câu hỏi và bài tập:
1. Đột biến gen là j? Cho VD
Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới 1 hoặc 1 số cặp Nu
VD: SGK ;))
2. Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật? Nêu vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong sản xuất
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen( ADN) dẫn tới biến đổi cấu trúc của Pr tương ứng ---> biến đổi đột ngột và gián đoạn ở kiểu hình nên đa số là loài có hại
- Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen trong sản xuất:
+ Sự thay đổi cấu trúc gen dẫn tới thay đổi cấu trúc Pr, dẫn tới biến đổi kiểu hình.
+ Tron thực tiễn cũng gặp các đột biến tự nhiên, nhân tạo có lợi cho chính sinh vật và cho con người
+ Đột biến gen đc coi là nguồn nguyên liệu quan trọng trong tiến hóa và chọn giống
+ Trong trồng trọt và chăn nuôi , người ta đã gây ra đột biến gen nhân tạo để tạo ra những giống có lợi cho nhu cầu của con người
3. Hãy tìm thêm một số ví dụ về đột biến gen phát sinh trong tự nhiên hoặc do con người tạo ra
Các bạn tự tìm






Bạn biết vì sao mình ko cảm ơn bạn ko : ^ O: - \ "^ :) ^:-/vì bạn ko làm câu hỏi cuối cùng đó:-/:-W% - :) -?:-B3:-O:-H:-Lminhf lên đây để tìm câu trả lời cuối cùng màO :):-T nhưng ma bạn cũng giỏi đấy :)>-=))= D>8 ->~:>cuối cùng :mình hâm mộ bạn: If (144):: If (176):: If (15):: If (101):: If (154):: If (25):: If (14):: If (79):: If (142):: If (57):: If (12):: If (59):: M035:
 
B

bachhangan

sinh hoc 9

Vì các bài ở phần Di truyền và biến dị các bạn đã học qua rồi thế nên mình sẽ giải sau
Còn bây h để tiện cho các bạn tham khảo nên mình sẽ sang phần II: SINH VẬT VÀ MÔI TRƯỜNG

Chương II: HỆ SINH THÁI
Bài 47: QUẦN THỂ SINH VẬT

Phần câu hỏi in nghiêng
(*)Bảng 47.1: Các ví dụ về quần thể sinh vật và không phải quần thể sinh vật
( Vì mình ko bik kẻ bảng nên sẽ trả lời bằng lời, ko kẻ bảng :D)
- Tập hợp các cá thể rắn , hổ mang, cú mèo và lượn rừng sống trong một rừng mưa nhiệt
đới : Không phải quần thể sinh vật
- Rừng cây thông nhựa phân bố tại vùng núi đông bắc việt nam: quần thể sinh vật
- Tập hợp các cá thể các chép, các mè, cá rô phi sống chung trong một ao: không phải quần thể sv
- Các cá thể rắn hổ mang sống ở 3 hòn đảo cách xa nhau: không phải quần thể sv
- Các cá thể chuột đồng sống trên một đồng lúa. Các cá thể chuột đực....: quần thể sinh vật
(*) Hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Khi thời tiết ấm áp và độ ẩm ko khí cao thì sỗ lượng muỗi nhiều
- Số lượng ếch nhái tăng cao vào mùa mưa
- Chim cu gáy xuất hiện nhiều vào mùa gặt lúa :D( ko bik đúng ko nữa)
- 2 ví dụ về sự biến động số lượng các cá thể trong quần thể :
+ Sâu rau xuất hiện nhiều khi thời tiết ẩm và mưa phùn.
+ Chuột xuất hiện nhiều khi số lượng mèo giảm.
Câu hỏi và bài tập:
1)- Các sinh vật cùng loài sống gần nhau, liên hệ với nhau, hình thành nên nhóm cá thể. Ví dụ: nhóm cây thông, nhóm cây bạch đàn, đàn kiến, bầy trâu... Các sinh vật trong một nhóm thường hỗ trợ hoặc cạnh tranh lẫn nhau.
Gặp điều kiện bất lợi ( ví dụ: môi trường sống thiếu thức ăn hoặc nơi ở chật chội, số lượng cá thể tăng quá cao, con đực tranh giành nhau con cái...) các cá thể trong nhóm cạnh tranh nhau gay gắt, dẫn tới một số cá thể phải tách ra khỏi nhóm.
- Hỗ trợ Cộng sinh Sự hợp tác cùng có lợi giữa các loài sinh vật. Ở địa y, các sợi nấm hút nước và muối khoáng từ môi trường cung cấp cho tảo, tảo hấp thu nước, muối khoáng và năng lượng ánh sáng mặt trời tổng hợp nên các chất hữu cơ, nấm và tảo đều sử dụng sản phẩm hữu cơ do tảo tổng hợp.
Hội sinh Sự hợp tác giữa hai loài sinh vật, trong đó một bên có lợi còn bên kia không có lợi cũng không có hại .Cá chép bám vào rùa biển, nhờ đó cá được đưa đi xa.
2)Hjx, cái nì mình ko bik phải nói làm sao cho các bạn hiểu được cả :(
Các bạn dựa vào các hình mà có trong SGK rồi dựa vào đó mà vẽ thôi, cái nì dễ í muk^^
3) - Mật độ cá thể phụ thuộc vào môi trường sống,chu kì sống của sinh vật, tác đọng của con người.
- Khi thức ăn giảm dần thì các cá thể trong quần thể cạnh tranh nhau khiến một số con phải tách đàn. Khi số lượng cá thể còn quá ít thì các cá thể cái sẽ sinh sản thật nhiều để gia tăng số lượng.Như vậy các cá thể sẽ giữ ở mức cân bằng và mật độ các cá thể cũng ở mức cân bằngkhi mật độ cá thể tăng dẫn đến thức ăn thiếu ,chỗ ở ,chỗ sinh hoạt ,... nhiều cá thể sẽ chết .khi đó mật độ cá thể đc điều chỉnh quanh mức cân bằng
___________________HẾT______________________






Bài này bạn làm hơi dài:-@[-O<:-/*-:):-??%-(B-)=))<:p:-t .nhưng như thế mới đầy đủ nhỉ:khi (111)::khi (58)::khi (79)::khi (143)::khi (186)::khi (154)::khi (122)::khi (25)::khi (3)::khi (3)::khi (190)::khi (158): . thật sự là mình cảm ơn bạn rất:^o(*) nhiều:khi (51)::khi (116)::khi (19)::khi (106)::khi (9)::khi (128)::khi (21)::khi (97)::khi (43)::khi (11)::khi (33)::khi (98)::khi (152)::khi (184)::khi (88)::khi (4)::khi (36)::khi (122)::khi (34)::khi (12)::khi (86)::khi (32)::khi (20)::khi (106)::khi (167)::khi (17)::khi (114)::khi (27)::khi (124)::khi (145)::khi (48):
 
C

chienthanleduc89

có ai giải giúp mình các câu hỏi in nghiêng và bài tập trong SGK Bài 42, 43, 44 với ???
mình đag cần gấp TT.TT cảm ơn mấy bn nhiều
 
G

ghibi

CHƯƠNG I : CÁC THÍ NGHIỆM CỦA MENĐEN

BÀI 1:MENĐEN VÀ DI TRUYỀN HỌC
Phần câu hỏi in nghiêng:
Hãy liên hệ với bản thân và xác định xem minhg giống và khác bố mẹ ở những điẻm nào (ví dụ :hình dạng tai ,mắt ,mũi,tóc ,màu mắt ,da ....)
- Các bạn có thể so sánh về tóc (tóc xoăn, tóc thẳng ...); về mắt (mắt đen ,mắt nâu - phổ biên sở Việt nam);mũi (cao hay tẹt ,hay dọc dừa ....)
Quan sát hình 1.2 và nêu nhận xét về đặc điểm của từng cặp tính trạng đem lai

-Mỗi cặp tính trạng đem lai đều có hai trạng thái tương phản và trái ngược nhau trong cùng 1 loại tính trạng
+loại tính trạng hình dáng hạt :
trơn - nhăn ; vàng - xanh;vỏ xám -vỏ trắng
+loại tính trạng về quả :
không có ngấn - có ngấn ; lục - vàng
+loại tính trạng về thân
hoa và quả ở trên thân - hoa và quả ở trên ngọn ; thân cao - thân thấp ....
Câu hỏi và bài tập
1.Trình bày đối tượng ,nội dung và ý nghĩa thực tiễn của Di truyên học?
-Đối tượng:Di truyền học nghiên cứu cơ sở vật chất, cơ chế, tính quy luật của hiện tượng Di truyền và Biến dị
-Nội dung:
+Các quy luật và định luật di truyền : quy luật phân li , định luật phân li độc lập , di truyền liên kết ,hoán vị gen ...v...v
+Quy luật của các loại biến dị (đột biến NST , đột biến gen...)và nguyên nhân gây ra các
đột biến (tác nhân hóa học ,vật lí.....v...v)
+cơ sở vật chất và cơ chế của hiện tượng di truyền
- Ý nghĩa thực tiễn: đóng vai trò quan trọng cho Khoa học chọn giống, Y học đặc biệt là trong công nghệ sinh học hiện đại(ví dụ : .ngày nay ta có thể tạo ra giống đậu có hàm lượng vitamin A cao chống bệnh khô mắt ,những giống lúa cho năng suất cao đặc biệt ta có thể biết tỉ lệ khuyết tật của thai nhi cũng như khả năng của đúa trẻ trong tương lai)
2.Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của menden gồm những điểm nào ?
-Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản
-Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
-Dùng toán thống kê phân tích số liệu thu được
-Rút ra quy luật di truyền các tính trạng .
3.Hãy lấy ví dụ về các tính trạng ở người để minh hoạ cho khái niệm cặp tính trạng tương phản ?
Mắt đen - mắt xanh
Tóc thẳng - tóc quăn
Mũi cao - mũi tẹt
Trán dô - trán thấp
.......
Chú ý : Cao - thấp (không nên sửa dụng vì chưa thể quy định được thê snaof là cao ,và thế nào là thấp - đó chỉ là cái nhìn chủ quan )
4*.Tại sao menden lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai?
Để có thể dễ dàng theo dõi những biểu hiện của các tính trạng đó ở đời con (vì các tính trạng tương phản được phan biệt rõ ràng ,khó nhầm lẫn )

BÀI 2:LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG
Câu hỏi in nghiêng:
Xem bảng 2 và điền tỉ lệ các loại kiểu hình ở F2 vào ô trống?
5006134437_14f2233e6b_z.jpg

Dựa vào những kết quả thí nghiệm ở bảng 2 và cách gọi tên các tính trạng của menden ,hãy điền các từ hay cụm từ :đồng tính , 3 trội :1 lặn , vào các chỗ trống trong câu sau ?
1.đồng tính
2.3 trội :1 lặn
Hãy quan sát hình 2.3 và cho biết :
Tỉ lệ cấc loại giao tử ở F1 và tỉ lệ các loại hợp tử ở F2?
Tại sao F2 lại có tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng ?

-Tỉ lệ các loại giao tử ở F1 : 1A :1a
-Tỉ lệ các loại hợp tử ở F2: 1AA : 2Aa : 1aa
-F2 có tỉ lệ 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng vì:F2 có 3 tổ hợp với tỷ lệ như trên .Có 2 Aa và 1 AA ,nhưng cả Aa và AA đều thể hiện kiểu hình đỏ => có 3 đỏ và chỉ có 1 tổ hợp aa thể hiẹn kiểu hình trắng => có 1 trắng
Câu hỏi và bài tập:
1.Nêu khái niệm kiểu hình và cho ví dụ minh họa ?
-Kiểu hình là tổng hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể.
Ví dụ : hoa đỏ ,hoa trắng, hoa hồng , mắt xanh , mắt đen ,mắt nâu , mũi cai ,mũi thấp ,thân cây cao ,thân cây thấp......
2.Phát biểu nội dung của quy luật phân li độc lập?
Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội :1 lặn
3.Menden đã giải thích kết quả thí nghiệm trên đậu Hà Lan như thế nào ?
-Sự phân li của nhân tố di truyền trong quá trình phát sinh giao tử (là Aa đã phân li tạo ra 2 loại giao tử là A,a)
-Sự tổ hợp lại của chúng trong quá trình thụ tinh ( ta có sự tổ hợp lại A với A cho AA, A với a cho Aa ; a với a cho aa)
4.Cho 2 giống cá kiêm mắt đen thuần chủng và mắt đỏ thuần chủng giao phối với nhau được F1 toàn cá kiếm mắt đen .Khi cho các con cá F1 giao phối với nhau thì tỉ lệ kiểu hình ở F2 sẽ như thế nào??cho biết màu mắt chỉ do 1 nhân tố di truyền quy định ?
-Vì khi lai 2 bố mẹ thuần chủng mà con lại ra 100% cùng 1 kiểu hình thì => kiểu hình biểu hiện ở đời con là kiểu hình trội
=> tính trạng mắt đen trội hoàn toàn so với tính trạng mắt đỏ
Quy ước gen :
Gen A quy định mắt đen
Gen a quy định mắt đỏ
=>Cá kiếm mắt đen thuần chủng có kiểu gen AA
cá kiếm mắt đỏ thuần chủng có kiểu gen aa
=> sơ đồ lai
P:AA (mắt đen) x aa(mắt đỏ)
G/P: A...................a
F1: Aa(đen)
F1x F1 : Aa(đen )x Aa(đen)
G/F1: A,a.................A,a
F2: 1 AA(đen):2Aa(đen) :1aa(đỏ)
=> tỷ lệ kiểu hình ở F2 là 3 đen : 1 đỏ .

BÀI 3:LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG (TIẾP)
Câu hỏi in nghiêng :
Hãy xác định kết quả của những phép lai sau :
P : Hoa đỏ (AA ) x hoa trắng (aa)
P: Hoa đỏ (Aa) x hoa trắng (aa)

- P : AA (hoa đỏ ) x aa(hoa trắng)
G/P: A ......................a
F1: 100% Aa ( hoa đỏ)
-P: Aa(hoa đỏ) x aa (hoa trắng)
G/P: A,a................a
F1: ..1Aa(đỏ) : 1 aa(trắng)
Làm thế nào để xác định được kiểu gen mang tính trạng trội ?
-Ta sử dụng phép lai phân tích :
+Nếu F1 có tỷ lệ 100% về 1 kiểu hình trội => Cá thể trội có kiểu gen thuần chủng
+Nếu F1 có tỷ (lệ 1:1)^n - n là số cặp gen dị hợp ở cá thể có kiểu hình trội => cá thể có kiểu hình trội đó có kiểu gen dị hợp
Diền từ thích hợp vào những chỗ trống của câu sau ?
1.trội
2.kiểu gen
3.lặn
4.thuần chủng (đồng hợp)
5.không thuần chủng (dị hợp)
Để xác định giống có thuần chủng hay không cần phải thực hiện phép lai nào ?
- Phép lai phân tích
Quan sát hình 3 ,nêu sự khác nhau về kiểu hình ở F1,F2 giữa trội không hoàn toàn với thí nghiệm của menden.
-F1:
TKHT : mang kiểu hình trung gian giữa 2 P
TNMD: mang kiểu hình trội
-F2:
TKHT:có 3 kiểu hình :1 trội : 2 trung gian : 1 lặn
TNMD: có 2 kiểu hình :3 trội : 1 lặn
Điền những cụm từ thích hợp vào những chỗ trống trong câu sau?
1.tính trạng trung gian
2.1 trội : 2 trung gian :1 lặn
Câu hỏi và bài tập:
1.Muốn xác định được kiểu gen của cá thể mang tính trạng trội cần phải làm gì?
-Thực hiện phép lai phân tích :
Lấy cá thẻ mang tính trạng trội lai với cá thể mang tính trạng lặn
2.Tương quan trội - lặn của các tính trạng có ý nghĩa gì trong thực tiến sản xuất ?
Các gen trội thường quy định các tính trạng tốt (ví dụ :năng suất nhiều ,khả năng chống chịu cao ,ít bị bệnh hay sâu bệnh tấn công (ở thực vật ).......Vì vậy người ta cần xác định các tính trạng mong muốn và tập rung nhiều gen quý vào 1 kiểu gen để tạo ra giống có giá trị kinh tế cao .
3.Điền nội dung phù hợp vào những ô trống wor bảng 3:
5006908080_7d60955ae3_b.jpg

4.Khi cho cây cà chua đỏ thuần chủng lai phân tích thì thu được:
a)Toàn quả vàng
b)Toàn quả đỏ
c)Tỉ lệ 1 quả đỏ : 1 quả vàng
d)Tỉ lệ 3 quả đỏ : 1 quả vàng
-Đáp án b)toàn quả đỏ
vì Cây cà chua đỏ đem lai phân tích => đỏ là tính trạng trội
Quy ước :Gen A quy định đỏ
Gen a quy định quả vàng
=> đỏ thuàn chủng => có kiểu gen :AA
=> lai phân tích :
P: AA (đỏ) x aa(vàng)
G/P:A...........a
Fb:Aa(đỏ)

BÀI 4: LAI 2 CẶP TÍNH TRẠNG
Câu hỏi in nghiêng
Quan sát hình 4 và điền nội dung phù hợp vào bảng 4?
5006339633_2fd22c45ba_b.jpg

Hãy điền cụm từ hợp lí vào chỗ trống trong câu sau :
-Tích các tỷ lệ
Câu hỏi và bài tập
1.Căn cứ vào đâu mà menden lại cho rằng các tính trạng màu sắc và hình dạng hạt đậu trong thí nghiệm của mình di truyền độc lập với nhau?
-Vì tỷ lệ của mỗi cặp tính trạng (cặp xanh vàng ,cặp vàng nhăn) đều có tí lệ là 3:1 (giống như khi lai 1 cặp tính trạng)...
2.Biến dị tổ hợp là gì ?Nó được xuất hiện ở hình thức sinh sản nào?
-Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại các tính trạng ở đời cha mẹ và làm nên một tính trạng mới ở đời con .(Ví dụ trên : đời bố mẹ có kiểu hình là vàng trnơ,xanh nhăn => mà đời con lại xuất hiện kiểu hình mới khác bố mẹ là vàng ,nhăn ; xanh ,trơn )
-BDTH xuất hiện ở hình thức sinh sản hữu tính (có sự thụ tinh giữa 2 giới hoặc 2 cá thể )
3.Thực chất của sự di truyền độc lập các tính trạng là nhất thiết F2 phải có :
a)Tỉ lệ phân li mỗi cặp tính trạng là 3trội : 1 lặn
b)Tỉ lệ mỗi kiểu hình = tích các tỉ lệ của tính trạng hợp thành nó
c)4 kiểu hình khác nhau
d)các biến dị tổ hợp

-đáp án b
ở bài 3 của bài lai một cặp tính trạng (tt) phép lai phân tích đc dùng trong trường hợp phần trội ko hoàn toàn phải là ko chứ
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom