[Sinh học 7] Sán lá gan

H

hellomiucon

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh như thế nào?
2. Vì sao trâu, bò nước ta mắc bệnh sán lá gan nhiều?
3. Hãy trình bày vòng đời của sán lá gan

hongnhung.97 said:
Chú ý tiêu đề: [Sinh học 7] + tiêu đề
 
Last edited by a moderator:
Y

yumi_26

1/ Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh: cơ thể hình lá, dẹp, mắt lông bơi tiêu giảm. Ngược lại, các giác bám phát triển, có 2 giác bám bám vào nội tạng vật chủ. Cơ thể có lớp cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển nên có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui luồn trong môi trường kí sinh. Hầu có cơ khoẻ giúp miệng hút chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Mặt khác sán lá gan đẻ rất nhiều trứng (4000/ngày), ấu trùng cũng có khả năng sinh sản làm cho số lượng cá thể ở thế hệ sau rất nhiều.
2/ Trâu, bò nước ta thường mắc bệnh sán lá gan nhiều vì:
- Trong nước có nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan.
- Trâu bò thường uống nước có nhiều kén sán lá gan.
- Trâu bò gặm cỏ trực tiếp ngoài thiên nhiên có nhiều ấu trùng sán lá gan.
- Trong cây cỏ thuỷ sinh có nhiều kén sán.
3/ Vòng đời của sán lá gan:
- Phân của trâu bò bị nhiễm sán lá gan mang theo nhiều trứng sán ra ngoài.
- Sán đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng/ngày). Trứing gặp nước trở thành ấu trùng có lông bơi.
- Ấu trùng chui vào sống kí sinh trong loài ốc ruộng, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng có đuôi.
- Ấu trùng có đuôi rời khỏi cơ thể ốc, bám vào cây cỏ, bèo và cây thuỷ sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng, trở thàn kén sán.
- Trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.
 
Last edited by a moderator:
S

supergirlr

Câu 1
-Nhờ có giác bám phát triển giúp chúng bám chặt vào thành ruột vật chủ.
-Các cơ dọc, cơ vòng, cơ lưng bụng phát triển giúp chúng có thể chun dãn, phồng dẹp để chui rút hút chất dinh dưỡng trong môi trường kí sin
-Có cơ quan sinh sản và tiêu hoá phát triển mạnh giúp chúng tồn tại và duy trì nòi giống

Câu 2
-Nước ta mưa nhiều tạo điều kiện cho trứng sán nở thành ấu trụng
-Đồng ruộng nước ta có nhiều loài ốc ;à vật chủ trung gian thích ứng cho sự phát triển của ấu trùng
-Trâu bò phần lớn ăn cây cỏ mọc hoang, uống nước ao ruộng chứa rất nhiều sán lá gan

câu 3
-sán lá gan để trứng, trứng theo mật và ruột ra ngoài
-trứng gặp nước trở thành ấu trùng có lông bơi, chui vào nội quan của ốc, chúng trở thành ấu trùng có đuôi
-ấu trùng ra khỏi ốc, rụng đuôi thành kén sáng, bám vào cây cỏ
-trâu bò ăn phải sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan
 
Last edited by a moderator:
D

datviphotboy2011

vì sao ở nước ta trâu bò mắc bênh sán lá gan nhiều?

:cool:Vì sán lá gan ở nước ta đẻ rất nhiều ấu trùng. Âú trùng phát triển qua các giai đoạn sẽ ở rất nhiều trên lá khiến trâu bò ăn phải sẽ bị mắc bệnh sán lá gan.:):)>-
 
D

dung7adt

CÂU3:
Sán lá gan đẻ khoảng 4000 trứng mỗi ngày
Khi trứng gặp nước sẽ nở thành ấu trùng có lông bơi
Ấu trùng tìm cơ thể ốc ruộng thích hợp để kí sinh,sinh sản ra nhiều ấu trùng có đuôi
Ấu trùng có đuôi lại rời khỏi ốc bám vào cây cỏ,bèo cây thuỷ sinh,rụng đuôi kết vỏ cứng thành kén sán
Trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán sẽ nhiễm bệnh sán lá gan
 
L

langtham_98

Câu 3:Sán lá gan nhỏ là loại ký sinh trùng có chu kỳ phức tạp bao gồm cả người và vật chủ trung gian (như ốc, cá...). Cách tốt nhất để ngăn chặn sự lan truyền bệnh là phá vỡ ít nhất một khâu trong vòng đời của sán.

Trứng sán lá gan nhỏ có trong đường mật sau đó được bài xuất ra ngoài theo phân. Ở bên ngoài, trứng cần phải có môi trường nước để tiếp tục phát triển và hình thành ấu trùng lông. Ấu trùng lông di chuyển tự do trong nước, tìm đến vật chủ trung gian thứ nhất để cư trú là các loài ốc. Trong ốc, ấu trùng lông phát triển thành những ấu trùng đuôi. Sau đó ấu trùng đuôi rời ốc và tìm đến các loài cá nước ngọt (vật chủ trung gian thứ hai) để cư trú. Tại đây ấu trùng đuôi phát triển thành các nang ấu trùng nằm trong các thớ thịt của cá, đây là giai đoạn nhiễm bệnh. Nếu ăn cá sống (gỏi cá), hoặc cá nấu chưa chín, ấu trùng sẽ theo thức ăn vào đường ruột sau đó xâm nhập vào ống mật, trở thành sán lá gan nhỏ trưởng thành và gây bệnh. Thời gian từ lúc ấu trùng xâm nhập cơ thể đến khi xuất hiện sán trưởng thành có khả năng gây bệnh khoảng từ 3-4 tuần.
Câu 2: như vòng đời, sán lá gan sẽ chui vào thân thể ốc sên sinh trưởng, ốc sên bám lá, cỏ, sán lá gan đẻ con phóng ra ngoài hoặc "phân sên" ra lá, chúng sẽ được trâu, bò ăn phải, sán lá gan chui vào chủ mới sinh trưởng trong cơ thể chủ mới....(kinh quá........mong sao không có kiếp nào mình hóa....bò..mà ngu như bò mà..hix)
Câu 1:Cấu tạo sán lá gan:
-Cơ thể sán lá gan hình lá ,dài 2-5 cm , màu đỏ .
-Mắt,lông bơi tiêu giảm. Có giác bám phát triển và còn có miệng , nhánh ruột , co quan sinh dục lưỡng tính ( phân nhánh )
 
S

sieuthientai2003

-Vì trâu bò nước ta được nuôi theo cách thả dong không thể kiểm soát đuọc thức ăn mà trâu bò ăn.
-Chuồn cũng không được vệ sinh sạch sẽ
 
F

foreverisschool

1/ Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh: cơ thể hình lá, dẹp, mắt lông bơi tiêu giảm. Ngược lại, các giác bám phát triển, có 2 giác bám bám vào nội tạng vật chủ. Cơ thể có lớp cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển nên có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui luồn trong môi trường kí sinh. Hầu có cơ khoẻ giúp miệng hút chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Mặt khác sán lá gan đẻ rất nhiều trứng (4000/ngày), ấu trùng cũng có khả năng sinh sản làm cho số lượng cá thể ở thế hệ sau rất nhiều.
2/ Trâu, bò nước ta thường mắc bệnh sán lá gan nhiều vì:
- Trong nước có nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan.
- Trâu bò thường uống nước có nhiều kén sán lá gan.
- Trâu bò gặm cỏ trực tiếp ngoài thiên nhiên có nhiều ấu trùng sán lá gan.
- Trong cây cỏ thuỷ sinh có nhiều kén sán.
3/ Vòng đời của sán lá gan:
- Phân của trâu bò bị nhiễm sán lá gan mang theo nhiều trứng sán ra ngoài.
- Sán đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng/ngày). Trứing gặp nước trở thành ấu trùng có lông bơi.
- Ấu trùng chui vào sống kí sinh trong loài ốc ruộng, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng có đuôi.
- Ấu trùng có đuôi rời khỏi cơ thể ốc, bám vào cây cỏ, bèo và cây thuỷ sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng, trở thàn kén sán.
- Trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.
 
F

foreverisschool

1/ Cấu tạo sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh: cơ thể hình lá, dẹp, mắt lông bơi tiêu giảm. Ngược lại, các giác bám phát triển, có 2 giác bám bám vào nội tạng vật chủ. Cơ thể có lớp cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng phát triển nên có thể chun dãn, phồng dẹp cơ thể để chui luồn trong môi trường kí sinh. Hầu có cơ khoẻ giúp miệng hút chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Mặt khác sán lá gan đẻ rất nhiều trứng (4000/ngày), ấu trùng cũng có khả năng sinh sản làm cho số lượng cá thể ở thế hệ sau rất nhiều.
2/ Trâu, bò nước ta thường mắc bệnh sán lá gan nhiều vì:
- Trong nước có nhiều ốc nhỏ là vật chủ trung gian thích hợp với ấu trùng sán lá gan.
- Trâu bò thường uống nước có nhiều kén sán lá gan.
- Trâu bò gặm cỏ trực tiếp ngoài thiên nhiên có nhiều ấu trùng sán lá gan.
- Trong cây cỏ thuỷ sinh có nhiều kén sán.
3/ Vòng đời của sán lá gan:
- Phân của trâu bò bị nhiễm sán lá gan mang theo nhiều trứng sán ra ngoài.
- Sán đẻ nhiều trứng (khoảng 4000 trứng/ngày). Trứing gặp nước trở thành ấu trùng có lông bơi.
- Ấu trùng chui vào sống kí sinh trong loài ốc ruộng, sinh sản cho ra nhiều ấu trùng có đuôi.
- Ấu trùng có đuôi rời khỏi cơ thể ốc, bám vào cây cỏ, bèo và cây thuỷ sinh, rụng đuôi, kết vỏ cứng, trở thàn kén sán.
- Trâu bò ăn phải cây cỏ có kén sán, sẽ bị nhiễm bệnh sán lá gan.
 
Top Bottom