[sinh hoc 7]De cuong on sinh hoc 7 ki II

N

ngovietthang

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Nêu đặc điểm chung và vai trò của lớp cá?
2. Trình bày sự sinh sản và biến thái của ếch?
3. Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch chứng tỏ ếch cũng thích nghi với đời sống ở cạn?
4. Trình bày những đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn?
5. Nêu đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn?
6. So sánh sự giống nhau và khác nhau giữa hệ tuần hoàn của thằn lằn và chim bồ câu?
7. Trình bày đặc điểm cấu tạo của hệ hô hấp và hệ tuần hoàn của thỏ? Giải thích tại sao thành tâm thất trái dày hơn thành tâm thất phải.
8. Nêu đặc điểm chung của lớp thú? Chúng ta phải làm gì để bảo vệ thú tránh nguy cơ bị tuyệt chủng?
9. Thế nào là sinh sản vô tính, sinh sản hữu tính? Cho ví dụ minh hoạ?
10.Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật?
11.Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học? Nêu những ưu điểm và hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học. Cho ví dụ?
~Chú ý tiêu đề viết có dấu
 
Last edited by a moderator:
T

tinaphan

Câu 1

+ Đặc điểm chung:
- Bơi bằng vây, hô hấp bằng mang
- Có một vòng tuần hoàn, tim 2 ngăn chứa máu đỏ thẫm, máu đỏ tươi đi nuôi cơ thể
- Thụ tinh ngoài, là động vật biến nhiệt

+ Vai trò:
- Cung cấp thực phẩm
- Làm dược liệu
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp
- Góp phần bảo vệ nông nghiệp

Câu 2

- Ếch sinh sản cuối xuân, đẻ trứng, trứng thụ tinh ngoài.
- Trứng nở thành nòng nọc ~> nòng nọc mọc 2 chân sau, 2 chân trước.
- Ếch con sống trên cạn ~> đuôi dần dần tiêu biến ~> ếch con trở thành ếch trưởng thành.

Câu 3

- Những đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống ở cạn:
+ Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu (mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)
+ Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ.
+ Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt.

Câu 4

+ Da khô có vảy sừng bao bọc ~> chống mất nước
+ Mắt có mi cử động có nước mắt ~> Bảo vệ mắt giữ mắt không bị khô
+ Màng nhĩ nằm trong một hốc nhỏ bên đầu ~> Bảo vệ màng nhĩ, hướng dao động âm thanh
+ Thân dài, đuôi rất dài ~> Động lực chính của sự di chuyển trên cạn
+ Bàn chân có năm ngón có vuốt ~> Di chuyển trên cạn

Câu 5

- Thân: Hình thoi ~> Giảm sức cản không khí khi bay.
- Chi trước: Cánh chim ~> Quạt gió ( động lực của sự bay), cản không khí khi hạ cánh.
- Chi sau: Ba ngón trước, một ngón sau, có vuốt ~> Giúp chim bám chặt vào cành cây và khi hạ cánh.
- Lông ống: Có các sợi lông làm thành phiến mỏng ~> Làm cho cánh chim khi dang ra tạo nên một diện tích rộng.
- Lông tơ: Có các sợi lông mảnh làm thành chùm lông xốp ~> Giữ nhiệt, làm cơ thể nhẹ
- Mỏ: Mỏ sừng bao lấy hàm không có răng ~> Làm đầu chim nhẹ
- Cổ: Dài, khớp đầu với thân ~> Phát huy tác dụng của giác quan



 
T

tinaphan

Câu 6

* Giống nhau:
- Có tim
- Hai vòng tuần hoàn

* Khác nhau:
+ Thằn lằn: tim 3 ngăn, tâm thất có vách hụt, máu đi nuôi cơ thể là máu pha
+ Chim bồ câu: tim 4 ngăn, máu đi nuôi cơ thể là máu đỏ tươi

Câu 7

- Tuần hoàn: Tim 4 ngăn, 2 vòng tuần hoàn, máu nuôi cơ thể là máu đỏ tươi
- Hô hấp: Phổi lớn có nhiều túi phổi với mạng mao mạch dày đặc bao quanh giúp trao đổi khí dễ dàng

Câu 8

* Đặc điểm chung của lớp thú
- Mình có lông mao bao phủ
- Răng phân hóa thành: răng cửa, răng nanh, răng hàm
- Tim 3 ngăn
- Bộ não phát triển đặc biệt là bán cầu não và tiểu não
- Có hiện tượng thai sinh và nuôi con bằng sữa mẹ
- Là ĐV hằng nhiệt

* Biện pháp phòng tránh nguy cơ thú bị tuyệt chủng là:
- Cấm săn bắt trái phép
- Thành lập các khu bảo tồn động vật quý hiếm

Câu 9

- Sinh sản vô tính là sinh sản ko có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái

VD: trùng roi, trùng giày, thủy tức, ...

- Sinh sản hữu tính là sinh sản có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái

VD: thỏ, ...

Câu 10

- Ý nghĩa: Cây phát sinh giới động vật giúp ta hiểu được mối quan hệ họ hàng của các nhóm động vật với nhau. Kích thước của các nhánh trên cây phát sinh càng lớn bao nhiêu thì số loài của nhánh đó càng nhiều bấy nhiêu. Các nhóm có cùng nguồn gốc có vị trí gần nhau thì có quan hệ họ hàng gần với nhau hơn.

-Tác dụng:Giúp ta so sánh được nhánh nào có nhiều hoặc ít loài hơn nhánh khác

Câu 11

- Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc là sản phẩm của chúng ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật hại gây ra.
bảng. Các biện pháp đấu tranh sinh học

*Ưu điểm:
- Tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại
- Tránh ô nhiễm môi trường.

*Nhược điểm:
- Đấu tranh sinh học chỉ có hiệu quả ở nơi
có khí hậu ổn định.
- Thiên địch không diệt được triệt để sinh vật
gây hại.
 
Top Bottom