[sinh 9]quần thể

K

kisima0000

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1/Nêu những đặc trưng của quần thể. Đặc trưng nào là quan trọng nhất?
2/Thế nào là quần xã SV? Sự khác nhau cơ bản của quần xã và quần thể? Quần xã duy trì đc trạng thái cân bằng sinh học = cách nào?

:khi (47)::khi (15):cám ơn nhá , mình đang cần gấp đếy,mai phải nộp rùi:khi (164):
 
T

tuyetroimuahe_vtn

Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật cùng sống trong một vùng địa lý hay sinh cảnh nhất định, là phần sống hay hữu sinh của hệ sinh thái. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ hữu cơ với nhau (quan hệ vật chủ - con mồi, cạnh tranh cùng loài hay khác loài, quan hệ cộng sinh, quan hệ vật ký sinh - vật chủ) về nguồn thức ăn, điều kiện sống .v.v. Mối quan hệ phức tạp này được thể hiện qua các lưới thức ăn, chuỗi thức ăn. Một quần xã sinh vật thường có lịch sử hình thành lâu dài và hoạt động như một hệ thống mở tương tác với các yếu tố vô sinh của môi trường
Quần thể (tiếng Anh: population) là một tập hợp các cá thể thuộc cùng một loài hay dưới loài sinh sống trong một sinh cảnh nhất định. Chúng cách ly tương đối với các cá thể thuộc quần thể khác cùng loài.

Đối với những loài sinh sản hữu tính thì quần thể loài đó phải có khả năng sinh sản ra con cái, còn với những loài sinh sản vô tính thì không cần khả năng đó.

Những loài có vùng phân bố rộng, điều kiện môi trường không đồng nhất thường xuất hiện nhiều quần thể, đó là những loài đa hình(polymorphis). Những loài có vùng phân bố hẹp, điều kiện môi trường đồng nhất thường chỉ có một quần thể, đó là những loài đơn hình
Quần xã là một tập hợp các quần thể sinh vật cùng sống trong một vùng địa lý hay sinh cảnh nhất định, là phần sống hay hữu sinh của hệ sinh thái. Các sinh vật trong quần xã có mối quan hệ hữu cơ với nhau (quan hệ vật chủ - con mồi, cạnh tranh cùng loài hay khác loài, quan hệ cộng sinh, quan hệ vật ký sinh - vật chủ) về nguồn thức ăn, điều kiện sống .v.v. Mối quan hệ phức tạp này được thể hiện qua các lưới thức ăn, chuỗi thức ăn. Một quần xã sinh vật thường có lịch sử hình thành lâu dài và hoạt động như một hệ thống mở tương tác với các yếu tố vô sinh của môi trường.
 
C

comelygirl

*Quần thể và quần xã khác nhau cơ bản ở chỗ:
- Quần thể:
+ Tập hợp các cá thể cùng loài sống trong cùng một sinh cảnh.
+ Đơn vị cấu trúc là cá thể.
+ Mối quan hệ chủ yếu giữa các đơn vị cấu trúc của quần thể là quan hệ sinh sản và di truyền.
+ Độ đa dạng thấp.
+ Không có cấu trúc phân tầng thẳng đứng trong không gian.
+ Không có hiện tượng khống chế sinh học.
+ Chiếm một mắt xích trong chuỗi thức ăn.
- Quần xã:
+ Tập hợp các quần thể của các loài khác nhau sống trong cùng một sinh cảnh.
+ Đơn vị cấu trúc là quần thể.
+ Mối quan hệ chủ yếu giữa các đơn vị cấu trúc của quần xã là mối quan hệ dinh dưỡng và nơi ở.
+ Độ đa dạng cao.
+ Có cấu trúc phân tầng thẳng đứng trong không gian.
+ Có hiện tượng khống chế sinh học.
+ Bao gồm một đến nhiều chuỗi thức ăn và là bộ phận chủ yếu của hệ sinh thái.
*Quần xã sinh vật luôn giữ ở trạng thái cân bằng nhờ hiện tượng khống chế sinh học.
- Trong quần xã sinh vật, hiện tượng số lượng cá thể của một quần thể bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm gọi là hiện tượng khống chế sinh học.
- Hiện tượng khống chế sinh học phản ánh qui luật về sự phụ thuộc số lượng giữa các loài có mối quan hệ đối địch trong quần xã. Trên cơ sở đó làm cho số lượng cá thể của mỗi quần thể luôn dao động trong thế cân bằng, đảm bảo cho sự tồn tại của các loài trong quần xã, từ đó tạo nên trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.





Mất tiền bạc là không mất gì cả
Mất tình bạn là mất một phần của cuộc sống
Mất hi vọng là mất tất cả

Vinh quang lớn nhất không phải là không bao giờ ngã mà là biết đứng dậy sau khi ngã.

Sarang hae yo
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom