[Sinh 9 ]Đề cương ôn tập Sinh Học 9 HK1 năm học 2011-2012

M

manhkhoa997

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

SINH HỌC 9
1.a)Nội dung cơ bản của phương pháp phân tích các thế hệ lai của menden gồm những điểm nào ?
-Lai các cặp bố mẹ khác nhau về một hoặc một số cặp tính trạng thuần chủng tương phản
-Theo dõi sự di truyền riêng rẽ của từng cặp tính trạng đó trên con cháu của từng cặp bố mẹ.
-Dùng toán thống kê phân tích số liệu thu được
-Rút ra quy luật di truyền các tính trạng .
b) Tại sao menden lại chọn các cặp tính trạng tương phản khi thực hiện các phép lai?
Để có thể dễ dàng theo dõi những biểu hiện của các tính trạng đó ở đời con (vì các tính trạng tương phản được phan biệt rõ ràng ,khó nhầm lẫn ).

2.a)Thí nghiệm lai một cặp tính trạng:
clip_image002.jpg

b)Thí nghiệm lai hai cặp tính trạng:
clip_image004.jpg

c)Phát biểu nội dung của quy luật phân li độc lập?
Khi lai 2 bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần chủng tương phản thì F2 phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội :1 lặn.
d)Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai cặp tính trạng của mình như thế nào ?
Menđen đã giải thích kết quả thí nghiệm của mình bằng sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các cặp gen quy định các tính trạng trong quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh
3. a)Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể:
- Tế bào của mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về số lượng hình dạng và được duy trì ổn định qua các thế hệ.
VD: Số NST lưỡng bội (2n):
+ Người 2n = 46NST, gà 2n = 78 NST, lúa 2n = 24 NST, ở ruồi giấm 2n = 8.
b)Cấu trúc của NST:
- Được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa của quá trình phân bào (nguyên phân).
- NST gồm 2 crômatit gắn với nhau ở tâm động.
- Mỗi crômatit gồm 1 AND và prôtêin.
c)Chức năng của NST:
- Là cấu trúc mang gen chứa đựng thong tin di truyền.
- NST có khả năng tự nhân đôi để truyền đạt các thông tin qua thế hệ.

d)Sự khác nhau giữa NST thường và NST giới tính :
NST giới tính :
- 1 NST giới tính : chỉ có 1 cặp NST giới tính trong tế bào lưỡng bội .
- Có thể tương đồng ( XX ) hoặc không tương đồng (XY).
- Mang gen quy định tính đực cái và các tính trạng liên quan hoặc khôngliên quan đến giới tính
NST thường :

- Thường tồn tại từng cặp lớn hơn 1 trong tế bào lưỡng bội.
- NST thường luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng.
- NST thường mang gen quy định tính trang thường.

4. a) Đặc điểm các kì của nguyên phân:
- Kì trung gian: NST duỗi xoắn thành sợi mảnh, dài và nhân đôi thành NST kép-
- Kì đầu: hình thành thoi phân bào, màng nhân và nhân con tiêu biến. NST bắt đầu đóng xoắn và co ngắn đính vào các tơ vô sắc của thoi phân bào.
- Kì giữa: NST kép đóng xoắn và co ngắn cực đại tập trung thành hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
- Kì sau: NST kép gồm 2 sợi crômatit tách nhau ở tâm động và phân li về 2 cực của tế bào.
- Kì cuối: thoi phân bào biến mất, màng nhân và nhân con xuất hiện. Hình thành vách ngăn. NST duỗi xoắn thành dạng sợi mảnh.
b) Ý nghĩa của nguyên phân:
+ Giúp cơ thể lớn lên.
+ Duy trì sự ổn định bộ NST qua các thế hệ.
c) Đặc điểm các kì của giảm phân:
d) Ý nghĩa của giảm phân:
- Nhờ giảm phân số lượng NST đã giảm đi một nửa, là cơ sở để hình thành giao tử, khi thụ tinh, bộ NST đặc trưng cho từng loài sinh vật được khôi phục lại.
- Giảm phân là một trong những cơ chế đảm bảo duy trì ổn định bộ NST đặc trưng cho từng loài sinh vật (sinh sản hữu tính, giao phối)
+ Bộ NST đặc trưng của loài sinh sản hữu tính được ổn định qua các thế hệ là dựa vào các quá trình nguyên phân,giảm phân,thụ tinh.
+ Sự kết hợp : nguyên phân ,giảm phân,thụ tinh dẫn đến các biến dị tổ hợp phong phú.
5. a) Trình bày cơ chế sinh con trai con gái ở người:
bộ nhiễm sắc thể của bố là 44A + XY
bộ nhiễm sắc thể của mẹ là 44A + XX
P: 44A + XY × 44A + XX
G/p: 22A +X;22A +Y;22A + X
F1: 44A +XX (con gái ) ; 44A +XY (con trai)
b)Tại sao tỷ lệ con trai và con gái sơ sinh là xấp xỉ 1:1 ?-Ta có bố cho 2 loại giao tử(X,Y) ,mẹ cho 1 loại giao tử (X)=> Hợp tử XX và hợp tử XY chiếm số % ngang nhau là 50%.
-Hai hợp tử trên có sức sống ngang nhau.

6. Cấu tạo hóa học, cấu trúc không gian và chức năng của ADN ?
a) Cấu trúc hóa học:
- Phân tử ADN được cấu tạo bởi các nguyên tố: C, H, O, N và P.
- ADN là đại phân tử, có kích thước lớn, dài hang trăm micrômét, có khối lượng lớn đạt hang chục triệu đvC.
- Được cấu tạo theo nguyên tấc đa phân, đơn phân là nuclêôtit. Có 4 loại nuclêôtit: ađeenin (A), timin (T), xitôzin (X), guanine (G).
b) Cấu trúc không gian:
- Phân tử AND là một chuỗi xoắn kép, gồm hai mạch đơn song song, xoắn đều quanh 1 trục theo chiều từ trái sang phải.
- Giuwax là cáu nuclêôtit lien kết nhau thành từng cặp theo nguyên tắc bổ sung:
+ A liên kết với T bằng 2 liên kết hiđro và ngược lại.
+ G liên kết với X bằng 3 liên kết hiđro và ngược lại.
- Mỗi vòng xoắn có đường kính 20Ǻ, chiều cao 34Ǻ (tương ứng 10 cặp nulêôtit).
c) Chức năng:
- Lưu trữ thong tin di truyền.
- Truyền đạt thong tin di truyền.
7. Mối quan hệ giữa gen và tính trạng ? Mối quan hệ giữa gen và ARN ?
a) Mối quan hệ giữa gen và tính trạng:
- Thể hiện qua sơ đồ:
clip_image005.gif
clip_image005.gif
gen (ADN)
clip_image006.gif
(tổng hợp/phiên mã) mARN (tổng hợp / dịch mã) prôtêin (biểu hiện) tính trạng.
- Trình tự các nulêôtit trong mạch khuôn qui định trình tự các nulêôtit trong mạch Marn.
- Trình tự các nuclêôtit qui định trật tự sắp xếp các axit amin trong prôtêin.
- Prôtêin trực tiếp tham gia vào cấu trúc hoạt động sinh lí của tế bào từ đó biểu hiện thành tính trạng của cơ thể.
b) Mối quan hệ giữa gen và ARN:
- Trình tự sắp xếp các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen qui định trình tự các nuclêôtit trên mạch ARN.
8. Đột biến gen và đột biến cấu trúc NST ? Vì sao đột biến gen và đột biến cấu trúc NST thường có hại ?
a) Đột biến gen:
- Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen lien quan đến hoặc một số cặp nuclêôtit xảy ra ở một số điểm nào đó trên phân tử AND. Có khả năng di truyền.
- Các dạng đột biến gen:
+ Mất 1 hoặc 1 số cặp nuclêôtit.
+ Thêm 1 hoặc 1 số cặp nuclêôtit.
+ Thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.
b) Đột biến cấu trúc NST:
- Đột biến cấu trúc NST là những biến đổi trong cấu trúc của NST
- Một số dạng đột biến là: mất đoạn, lặp đoạn, đảo đoạn.
c) Tại sao đột biến gen thường có hại cho bản thân sinh vật?
- Đột biến gen thể hiện ra kiểu hình thường có hại cho bản than sinh vật vì chúng phá vỡ sự thống nhất hài hòa trong kiểu gen đã qua chọn lọc và duy trì lâu đời trong điều kiện tự nhiên, gây ra nhửng lối loạn trong quá trình tổng hợp protein.




d) Tại sao đột biến cấu trúc NST lại gây hại cho con người và sinh vật?
- Đột biến cấu trúc NST gây hại cho con người và sinh vật vì trải qua quá trình tiến hóa lâu dài, các NST được sắp xếp hài hòa trên NST. Biến đổi cấu trúc NST đã làm đảo lộn cách sắp xếp nói trên, gây ra các lối loạn hoặc bệnh NST.
9. Đột biến về số lượng NST (Hiện tượng dị bội thể và đa bội thể)?
a) Đột biến về số lượng NST là gì?
- Đột biến về số lượng NST là những biến đổi số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp NST nào đó.
clip_image007.gif
- Xảy ra ở tất cả bộ NST.
b) Thể dị bội?
- Thể dị bội là thể mà trong tế bào sinh dưỡng có một hoặc một số cặp tế bào sinh dưỡng bị thay đổi về số lượng (tăng hoặc giảm).
- Các dạng thường gặp Dạng (2n+1): thể 3 nhiễm.
Dạng (2n-1): thể 1 nhiễm.
ð Hiện tượng thể dị bội gây biến đổi về hình thái: kích thước, hình dạng: lưỡi dài, cổ ngắn,…
c) Thể đa bội?
- Là cơ thể mà trong tế bào sinh dưỡng có số NST là bội số của n (nhiều hơn 2n).
VD: + Táo tứ bội (4n).
+ Cà độc dược (3n = 36 NST, 6n = 72 NST,…).
10. Thường biến? Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến?
a) Thường biến:
- Thường biến là những biến đổi về kiểu hình phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
b) Sự khác nhau giữa thường biến và đột biến:

[FONT=&quot]
[/FONT]
Thường biến:
- Biến đổi kiểu hình .
- Không di truyền.
- Phát sinh đồng loạt theo cùng một hướng, tương ứng với điều kiện môi trường.
- Giúp sinh vật thích nghi.
Đột biến:
- Biến đổi cơ sở vật chất.
- Di truyền.
- Xuất hiện với tần thấp, ngẫu nhiên.
- Thường có hại.


[FONT=&quot]
[/FONT] 11.Cấu trúc và chức năng của protein?
a) Cấu trúc:
- Protein được cấu tạo chủ yếu bởi các nguyên tố C,H,O,N, là đại phân tử được cấu trúc theo nguyên tắc đa phân, bao gồm hàng trăm đơn phân là axit amin thuộc hơn 20 loại khác nhau. Trình tự sắp xếp khác nhau của hơn 20 loài axit amin này đã tạo nên tính đa dạng của protein. Mỗi phân tử protein không chỉ đặc trưng bởi thành phần, số lượng và trình tự sắp xếp của các axit amin mà còn đặc trưng bởi cấu trúc không gian, số chuỗi axit amin.





b) Chức năng:
- Là thành phần cấu trúc của tế bào.
- Xúc tác các quá trình trao đổi chất.
- Điều hòa các quá trình trao đổi chất.
- Tham gia bảo vệ cơ thể (khánh thể), vận chuyển cung cấp năng lượng liên quan đến các hoạt động sống của tế bào, biểu hiện thành các tính trạng của cơ thể.
12. Kết luận chung về di truyền học với con người?
clip_image009.jpg





Cái này nếu có giúp được mấy "you" thì nhớ cảm ơn manhkhoa997 này đấy nhé!

hongnhung.97 said:
Ảnh dạng này không đọc được ~> Lần sau nếu post bài bạn nên up lên diễn đàn ~ thanks :).
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom