Sinh [Sinh 8] Tim và mạch máu

Erza Scarlet.

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tám 2017
856
544
154
20
Bình Thuận
THCS Lương Sơn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1)Chảy máu tĩnh mạch,động mạch có gì khác nhau về biểu hiện và cách sử lí?
2)Những yêu cầu cơ bản của biện pháp buộc dây garô là gì?Vì sao chỉ những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc chân mới dùng được biện pháp buộc dây garô ?
3)Những vết thương chảy máu động mạch không phải ở tay(chân) cần được xử lí như thế nào?
 

Linh and Duong

Học sinh chăm học
Thành viên
30 Tháng chín 2017
454
649
129
19
Vĩnh Phúc
THCS Liên Châu
Câu 2 :
1. Đối với vết thương nhỏ:

Phương pháp 1: Ấn chặt vào vết thương đang chảy máu và băng ép cầm máu:

- Dùng khăn sạch ( hoặc dùng tay nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy.

- Đắp gạc và dùng băng cuộn băng kín vết thương.

2. Đối với vết thương lớn ( có thể kèm đứt lìa chi):

Phương pháp 2: Garô chi phía trên nơi chảy máu.

Khi thất bại với phương pháp ấn chặt và băng ép. Máu vẫn còn chảy nhiều không cầm được hoặc nạn nhân đang mất máu quá nhiều:

- Vẫn tiếp tục ấn chặt vào vết thương đang chảy máu.

- Giữ cho phần bị thương giơ cao lên, càng cao càng tốt.

- Dùng khăn gấp lại làm garô, buộc garô phía trên vết thương khoảng 2-3 cm, xiết chặt vừa đủ làm cho vết thương cầm máu lại, mất mạch phía dưới vết thương.

Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất.

Yêu cầu khi buộc garô

Không dùng dây quá mảnh, dây thép để làm garô.

Trên đường di chuyển, nhớ nới lỏng garô mỗi 30 phút bằng cách tháo từ từ.
Mục đích của nới lỏng garô là: để máu lưu thông nuôi dưỡng phía chi dưới tránh hoại tử do thiếu máu nuôi kéo dài.

Quan sát nếu máu ngừng chảy hoàn toàn thì nên tháo garô, chỉ còn băng ép.
 
  • Like
Reactions: Ngô Mai Linh

Nhung Nguyễn

Học sinh chăm học
Thành viên
11 Tháng bảy 2017
662
576
134
19
Đồng Nai
THCS Lê Quang Định
1)Chảy máu tĩnh mạch,động mạch có gì khác nhau về biểu hiện và cách sử lí?
2)Những yêu cầu cơ bản của biện pháp buộc dây garô là gì?Vì sao chỉ những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc chân mới dùng được biện pháp buộc dây garô ?
3)Những vết thương chảy máu động mạch không phải ở tay(chân) cần được xử lí như thế nào?

1)Chảy máu ở động mạch thì máu có màu đỏ tươi, chảy ra nhiều và mạnh, thậm chí ở những động mạch lớn có có hiện tượng máu phun ra. Thế nên khi chảy máu động mạch rất nguy hiểm, chỉ có thể sơ cứu tạm thời và phải đưa ngay tới bệnh viện để cấp cứu.
Còn chảy máu ở tĩnh mạch thì máu chảy ra có màu đỏ hơi thẫm, chảy ít và chậm hơn. Vì vậy mà có thể sơ cứu để cầm máu ngay tại chỗ, nếu vết thương lớn và sau khi băng mà còn thấy chảy máu thì phải đưa ngay tới bệnh viện cấp cứu.
2)Chỉ những vết thương chảy máu động mạch ở tay hoặc chân mới dùng biện pháp buộc dây garô vì tay và chân là những mô đặc nên biện pháp buộc dây garô mới có hiệu quả cầm máu.
Ở các vị trí khác, biện pháp buộc dây garô vừa không có hiệu quả cầm máu, vừa có thể gây nguy hiểm đến tính mạng do não chỉ cần thiếu oxi trong khoảng 3/4 phút đã có thể bị tổn thương đến mức không thể hồi phục.Vết thương chảy máu động mạch không phải ở ở chân, tay thì xử lí như sau:
3)
- Nếu người sơ cứu có kiến thức cấp cứu vết thương thì một mặt cho băng chặt vết thương, mặt khác lấy ngón tay ấn chặn vào phía trên đường đi của động mạch (phía trên vết thương đó).
- Nếu người sơ cứu không biết nghiệp vụ cấp cứu vết thương thì cần băng chặt vết thương để cầm máu tạm thời bằng mọi cách sau đó nhanh chóng đưa nạn nhân đến bệnh viện gần nhất.
 
Top Bottom