[Sinh 8] Đề cương HKI

H

hoaelly_99

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

câu 1: hãy kể tên các cơ quan trong từng hệ cơ quan của cơ thể như: hệ tiêu hóa, hệ vận động, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ bài tiết, hệ thần kinh.
câu 2: thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì đối với chức năng của xương. nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống.
câu 3: a, máu gồm những thành phần nào? chức năng của mỗi thành phần
b,môi trường trong của cơ thể gồm những thành phần nào?môi trường trong có vai trò gì với cơ thể sống.
câu 4: nêu các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch.
câu 5: hô hấp co vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống. liên hệ thực tế giải thích vì sao trồng nhiều cây xanh làm trong sạch bầu không khí quanh ta.
câu 6: ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa nào
câu 7: nêu đặc điểm câu tạo của ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ các chất.
câu 8: hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu tục ngữ ''nhai kĩ lo lâu''
câu 9: em hãy đề ra các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh.
câu 10: bộ xương gồm mấy phần? mỗi phần gồm có những xương nào?
câu 11: phân biệt vai trò của tim và hệ mạch trong sự tuần hoàn máu.
DÙ CÁC CÂU HỎI CÓ DÀI THÌ CÁC BẠN CỐ GẮNG GIÚP MÌNH KHI NÀO CÁC BẠN CẦN MÌNH SẼ GIÚP TẬN TÌNH. THANKS CÁC BẠN TRƯỚC NHA! :):):):)
 
Last edited by a moderator:
N

nguyenbahiep1

Các hệ cơ quan trong cơ thể người

Hệ vận động Bộ xương: các xương mặt, khối xương sọ, xương ức, các xương sườn, xương sống, các xương chân, các xương tay ·
Hệ cơ: cơ vân (cơ xương), cơ trơn, cơ tim, cơ hoành

Hệ tuần hoàn Tim: tâm thất, tâm nhĩ · Mạch máu: động mạch, tĩnh mạch, mao mạch ·
Máu: huyết tương, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu · Vòng tuần hoàn: vòng tuần hoàn lớn, vòng tuần hoàn nhỏ · Van

Hệ miễn dịch Bạch cầu: bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa a-xit, bạch cầu mô-nô, bạch cầu lim-phô (tế bào B, tế bào T);
Các cơ chế: thực bào, tiết kháng khể, phá hủy tế bào nhiễm

Hệ bạch huyết Phân hệ: phân hệ lớn, phân hệ nhỏ ·
Đường dẫn bạch huyết: ống bạch huyết, mạch bạch huyết, mao mạch bạch huyết, hạch bạch huyết · Bạch huyết

Hệ hô hấp Đường dẫn khí: mũi, thanh quản, khí quản, phế quản · Phổi: hai lá phổi, phế nang; Hoạt động hô hấp: sự thở, sự trao đổi khí

Hệ tiêu hóa Ống tiêu hóa: miệng, răng, hầu, lưỡi, thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, ruột già, ruột thừa, hậu môn · Các tuyến tiêu hóa: tuyến nước bọt, tuyến mật, tuyến ruột, tuyến tụy

Hệ bài tiết Hệ tiết niệu: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng *** (bàng quang) ·
Hệ bài tiết mồ hôi: da, tuyến mồ hôi · Hệ bài tiết cac-bô-nic (CO2): mũi, đường dẫn khí, phổi

Hệ vỏ bọc Da: lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da · Cấu trúc đi kèm: lông - tóc, móng, chỉ tay và vân tay

Hệ thần kinh Thần kinh trung ương: não (gồm trụ não, tiểu não, não trung gian, đại não), tủy sống · Thần kinh ngoại biên: dây thần kinh (dây thần kinh não, dây thần kinh tủy), hạch thần kinh · Phân loại: hệ thần kinh vận động, hệ thần kinh sinh dưỡng (gồm phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm)

Hệ giác quan mắt - thị giác (màng cứng, màng mạch, màng lưới), tai - thính giác (tai ngoài, tai giữa, tai trong) · mũi - khứu giác (lông niêm mạc), lưỡi - vị giác (gai vị giác), da - xúc giác (thụ quan)

Hệ nội tiết Nội tiết não: vùng dưới đồi, tuyến tùng, tuyến yên · Nội tiết ngực: tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến ức · Nội tiết bụng: tuyến trên thận, tuyến tụy, tuyến sinh dục (buồng trứng (ở nữ), tinh hoàn (ở nam))

Hệ sinh dục Cơ quan sinh dục nam: tinh hoàn, tinh trùng, mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh, dương vật, tuyến tiền liệt, tuyến hành, bìu · Cơ quan sinh dục nữ: buồng trứng, vòi trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo, âm vật, cửa mình
 
H

hoaelly_99

hihi

Các hệ cơ quan trong cơ thể người

Hệ vận động Bộ xương: các xương mặt, khối xương sọ, xương ức, các xương sườn, xương sống, các xương chân, các xương tay ·
Hệ cơ: cơ vân (cơ xương), cơ trơn, cơ tim, cơ hoành

Hệ tuần hoàn Tim: tâm thất, tâm nhĩ · Mạch máu: động mạch, tĩnh mạch, mao mạch ·
Máu: huyết tương, hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu · Vòng tuần hoàn: vòng tuần hoàn lớn, vòng tuần hoàn nhỏ · Van

Hệ miễn dịch Bạch cầu: bạch cầu ưa kiềm, bạch cầu trung tính, bạch cầu ưa a-xit, bạch cầu mô-nô, bạch cầu lim-phô (tế bào B, tế bào T);
Các cơ chế: thực bào, tiết kháng khể, phá hủy tế bào nhiễm

Hệ bạch huyết Phân hệ: phân hệ lớn, phân hệ nhỏ ·
Đường dẫn bạch huyết: ống bạch huyết, mạch bạch huyết, mao mạch bạch huyết, hạch bạch huyết · Bạch huyết

Hệ hô hấp Đường dẫn khí: mũi, thanh quản, khí quản, phế quản · Phổi: hai lá phổi, phế nang; Hoạt động hô hấp: sự thở, sự trao đổi khí

Hệ tiêu hóa Ống tiêu hóa: miệng, răng, hầu, lưỡi, thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, ruột già, ruột thừa, hậu môn · Các tuyến tiêu hóa: tuyến nước bọt, tuyến mật, tuyến ruột, tuyến tụy

Hệ bài tiết Hệ tiết niệu: thận, ống dẫn nước tiểu, bóng *** (bàng quang) ·
Hệ bài tiết mồ hôi: da, tuyến mồ hôi · Hệ bài tiết cac-bô-nic (CO2): mũi, đường dẫn khí, phổi

Hệ vỏ bọc Da: lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ dưới da · Cấu trúc đi kèm: lông - tóc, móng, chỉ tay và vân tay

Hệ thần kinh Thần kinh trung ương: não (gồm trụ não, tiểu não, não trung gian, đại não), tủy sống · Thần kinh ngoại biên: dây thần kinh (dây thần kinh não, dây thần kinh tủy), hạch thần kinh · Phân loại: hệ thần kinh vận động, hệ thần kinh sinh dưỡng (gồm phân hệ giao cảm và phân hệ đối giao cảm)

Hệ giác quan mắt - thị giác (màng cứng, màng mạch, màng lưới), tai - thính giác (tai ngoài, tai giữa, tai trong) · mũi - khứu giác (lông niêm mạc), lưỡi - vị giác (gai vị giác), da - xúc giác (thụ quan)

Hệ nội tiết Nội tiết não: vùng dưới đồi, tuyến tùng, tuyến yên · Nội tiết ngực: tuyến giáp, tuyến cận giáp, tuyến ức · Nội tiết bụng: tuyến trên thận, tuyến tụy, tuyến sinh dục (buồng trứng (ở nữ), tinh hoàn (ở nam))

Hệ sinh dục Cơ quan sinh dục nam: tinh hoàn, tinh trùng, mào tinh, ống dẫn tinh, túi tinh, dương vật, tuyến tiền liệt, tuyến hành, bìu · Cơ quan sinh dục nữ: buồng trứng, vòi trứng, ống dẫn trứng, tử cung, âm đạo, âm vật, cửa mình
giúp mình cả những câu kia nữa nha! đây là bài học kỳ rất quan trọng híc thanks bạn khi đã trả lời giúp mình
 
N

nguyenhanhnt2012

Hù

có thể đây là câu 6,http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=189531,ấn đúng nếu đúng
câu 7:Ruột có cấu tạo rất thích hợp cho quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.

Tuyến dịch ruột góp phần tiêu hóa và biến đổi thức ăn thành các chất dễ hấp thụ.

Lớp niêm mạc ruột non có các nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ làm cho diện tich bề mặt bên trong của nó tăng gấp khoảng 600 lần so với diện tích mặt ngoài.400-->500m2--> tăng diện tích tiếp xúc với chất dinh dưỡng.

Ruột non rất dài là phần dài nhất trong ống tiêu hóa (2,8-->3m)-->tăng thời gian tiếp xúc với chất dinh dưỡng.

Ruột non có mạng mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc, phân bố tới từng lông ruột--> thuận lợi cho việc chuyể chất dinh dưỡng từ ruột tới các tế bào trong cơ thể.
Câu 10
Bộ xương người được chia làm ba phần :
- Xương đầu gồm xương sọ và xương mặt
+ Xương sọ của người có 8 xương ghép lại tạo thành hộp sọ lớn chứa não
+ Xương mặt nhỏ có xương hàm bớt thô hơn so với động vật , có lồi cằm liên quan đến các cơ vận động ngôn ngữ
- Xương thân gồm xương cột sống và xương lồng ngực
+ Xương cột sống gồm nhiều đốt khớp lại với nhau và có bốn chỗ cong giúp cho cơ thể đứng thẳng
+ Xương lồng ngực gồm 12 đôi xương sườn trong đó có 10 đôi ghép với xương cột sống và xương mỏ ác tạo thành lồng ngực , bảo vệ tim và phổi
- Xương chi gồm xương chi trên và xương chi dưới
+ Xương chi trên : nhỏ bé hoạt động linh hoạt
+ Xương chi dưới : to khoẻ , chắc chắn , ít cữ động
Xương tay xương chân có các phần tương ừng với nhau nhưng phân hoá khác nhau phù hợp với chức năng đứng thẳng và lao động
Xương chia làm 3 loại :
- Xương dài : hình ống có chứa tuỷ đỏ ở trẻ em và chứa mỡ vàng ở người trưởng thành như xương ống tay , xương đùi , xương cẳng chân
- Xương ngắn : kích thước ngắn , chẳng hạn xương *** sống , xương cổ chân , cổ tay...
- Xương dẹt : hình bản dẹt , mỏng như bả vai , xương cánh chậu , các xương sọ .
Các khớp xương là nơi tiếp giáp giữa 2 hay nhiều đầu xương
Có 3 loại khớp xương :
- Khớp động : hai đầu xương có sụn ở giữa là dịch khớp , ở ngoài có dây chằn giúp cơ thể có khả năng cữ động linh hoạt như các khớp ở chân , tay
- Khớp bán động : giữa hai đầu xương có đệm sụn giúp cữ động hạn chế như khớp các đốt sống
- Khớp bất động : 2 đầu xương khớp với nhau bằng răng cưa hoặc xếp lợp lên nhau ko cữ động được như khớp ở hộp sọ
 
Last edited by a moderator:
T

thongoc_97977

câu 3:a, máu gồm những thành phần nào? chức năng của mỗi thành phần
b,môi trường trong của cơ thể gồm những thành phần nào?môi trường trong có vai trò gì với cơ thể sống.
(*) a) Máu gồm có huyết tương và tế bào máu.
- Huyết tương: lỏng trong suốt màu vàng chiếm 55% thể tích.
- Tế bào máu: đặc đỏ thẫm gồm hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu chiếm 45% thể tích.

Huyết tương gồm nước, các chất dinh dưỡng, các hoocmôn, các kháng thể, chất thải.
+ Chức năng: duy trì máu ở trạng thái lỏng, tham gia vận chuyển các chất trong cơ thể.

Hồng cầu có Hemoglobin (Hb) có khả năng kết hợp với O2 và CO2 để vận chuyển:
- O2 từ phổi về tim tới các tế bào;
- CO2 từ các tế bào về tim đến phổi.

(*) b) Môi trường trong gồm: máu, nước mô và bạch huyết.
- Môi trường trong giúp tế bào trao đổi chất với môi trường ngoài.

câu 4: nêu các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch
- Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn.
- Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch.
- Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch.
- Cần rèn luyện tim mạch thường xuyên, đều đặn, vừa sức bằng các hình thức TDTT, xoa bóp.
- Có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lí.

câu 5:hô hấp co vai trò quan trọng như thế nào với cơ thể sống. liên hệ thực tế giải thích vì sao trồng nhiều cây xanh làm trong sạch bầu không khí quanh ta.

+ Nhờ hô hấp cơ thể lấy được O2 cho tế bào. Mặt khác qua hô hấp CO2 do tế bào sinh ra trong quá trình oxi hóa các chất sẽ được thảy ra ngoài môi trường.
+ Trong quá trình quang hợp cây xanh hấp thụ khí cacbonat và thải ra khí oxi góp phần làm cho lượng cacbonat trong môi trường giảm và lượng khí oxi tăng lên~> làm trong sạch bầu không khí quanh ta

câu 8:hãy giải thích nghĩa đen về mặt sinh học của câu tục ngữ ''nhai kĩ lo lâu''

Nghĩa đen về mặt sinh học của câu thành ngữ này là khi ta nhai kĩ thì hiệu suất tiêu hóa càng cao, cơ thể hấp thụ được nhiều caht61 dinh dưỡng hơn nên no lâu hơn.


câu 9: em hãy đề ra các biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khỏe mạnh.
-Trồng nhiều cây xanh trên đường phố,công sở,trường học,bệnh viên và nơi ở
\RightarrowĐiều hòa thành phần không khí theo hướng clợi cho hô hấp
-Hạn chế việc sử dụng các thiết bị thải ra các khđộc hại
-Không hút thuốc l
\RightarrowHạn chế việc ô nhiễm không khí do các khđộc(NOx,SOx,CO,nicotin,..)
-Xây dựng nơi làm việc và nơi ở cđủ nắng,gió,tránh ẩm thấp
-Thường xuyên dọn vệ sinh
-Không khạc nhổ bừa bãi
\RightarrowHạn chế việc ô nhiễm không khdo các vi sinh vật gây bệnh
-Nên đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường phố và khi dọn vệ sinh
\RightarrowHạn chế ô nhiễm không khí do bụi

................


P/S: Tối làm tiếp
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom