[Sinh 11] Vấn đề hấp thụ khoáng ở rễ

C

contamkhuc

Last edited by a moderator:
H

happy.swan

Ngắn gọn mà tỉ mỉ?.

hất khoáng muốn xâm nhập vào tế bào, trước hết phải đi qua thành tế bào rồi đi qua màng ngoại chất, tế bào chất và màng nội chất. Việc xâm nhập các chất này qua thành tế bào khá đơn giản, bởi thành có các lỗ y = 10A0. Vấn đề quan trọng hàng đầu của sự hút khoáng là sự xâm nhập của chất khoáng qua các màng và tế bào chất.
Trước kia người ta quan niệm đơn giản: Chất khoáng đi từ dung dịch đất vào cây một cách bị động theo dòng nước hút vào. Người ta cũng cho rằng, sự phân bố chất khoáng hấp thu vào đến các vùng khác nhau của cây phụ thuộc vào dòng thoát hơi nước. Quan điểm này không thể giải thích được sự có mặt khác nhau của các chất khoáng có trong cây và đất - nơi cây sinh trưởng.
Về sau, người ta đưa ra quan niệm hút khoáng theo cơ chế khuếch tán, các chất sẽ khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp theo gradient nồng độ.
Những nghiên cứu từ năm 1930 đến nay đã thừa nhận, có hai cơ chế hấp thụ chất khoáng vào cây.
+ Cơ chế bị động: Không có chọn lọc, không tiêu tốn năng lượng.
+ Cơ chế chủ động: Có chọn lọc, ngược gradient nồng độ, có sự tham gia của năng lượng.

Cơ chế hút khoáng bị động

Là sự vận chuyển các ion theo chiều gradien nồng độ (sự chênh lệch nồng độ), không cần tiêu hao năng lượng ATP từ hô hấp, hấp thu không có sự chọn lọc.
Các ion được vận chuyển qua màng nhờ các protein vận chuyển. Khi nồng độ của các ion tích điện trong đất nhiều hơn so với trong rễ cây, các kênh ion và các protein có thể đẩy chúng vào trong cây bởi sự khuếch tán xúc tiến. Đó là sự hấp thu thụ động.
+ Cơ chế khuếch tán:
Khuếch tán (KT) là sự xâm nhập một chất nào đó theo gradient nồng độ.

Phân tử chất khuếch tán càng nhỏ càng dễ hoà tan. Sự xâm nhập các chất bằng cách khuếch tán mang tính thụ động, kết quả dẫn đến cân bằng nồng độ trong - ngoài tế bào.
+ Cơ chế khuếch tán có xúc tác.
Là sự khuếch tán được làm dễ dàng hơn. Kiểu này không ngược gradient nồng độ và cũng không tiêu tốn năng lượng. Quá trình này mang đặc tính enzym. Sự thuận lợi trong khuếch tán là nhờ các ionphor và kênh ion trên màng.
* Ionophor: là các chất có tác dụng vận chuyển cation một cách chọn lọc. Ionophor điển hình là Valinomycin có cấu trúc gồm Lactat-Valin-isohydratvaleriat- Valin kết hợp lại thành một vòng, các nhóm ghét nước quay ra ngoài, các nguyên tử oxy quay vào trong tạo một vùng điện tích âm (-) dễ dàng hút các cation và gắn chúng vào các nguyên tử oxy.
Các phân tử ionophor có tính ưa lipit nên dễ dàng xuyên qua màng, đưa các cation vào trong. Do tế bào chất tích điện âm nên sau khi được vận chuyển vào, các cation dễ dàng tách ra.
Bản chất của hình thức này cũng là vận chuyển thụ động.
* Kênh ion: Những nghiên cứu gần đây cho thấy, các kênh ion vận chuyển các chất qua màng tế bào có tầm quan trọng hơn các ionophor bởi tốc độ vận chuyển nhanh hơn nhiều lần. Nếu như ionophor vận chuyển $10^44 ion/giây thì kênh ion vận chuyển được 106 ion/giây. Trên màng tế bào có nhiều loại kênh ion để vận chuyển các ion khác nhau vào và ra khỏi tế bào. Mỗi một tế bào có khoảng 103 kênh.

Cơ chế hút khoáng chủ động
Là sự vận chuyển các ion ngược chiều gradient nồng độ, đòi hỏi cung cấp năng lượng ATP từ hô hấp, hấp thu có tính chọn lọc.

Sưu tầm.
4.gif


Câu hỏi phụ:
B1: Vào mục hồ sơ trên thanh công cụ.
B2: Nhấp thay đổi ảnh đại diện (xuất hiện trong bài viết) hoặc ảnh cá nhân (ảnh này xuất hiện trong trang cá nhân)
B3: Sao mã URL hình ảnh từ trang khác (Vào tuỳ chọn 1) hoặc tải từ máy lên chú ý đến dung lượng và kích thước.
B4: Chấp nhận.
Chú ý seach trước nha!
 
Top Bottom