Sử 10 quốc gia Phương Đông và phương Tây

M

maitrang123

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1)So sánh sự khác nhau giữa các quốc gia Phương Đông và phương Tây theo các tiêu chí sau (Thời gian, địa điểm, điều kiện tự nhiên, chế độ chính trị, nền tảng kinh tế, phân hóa xã hội, văn hóa). Em có nhận xét gì về thể chế chính trị ở hai khu vực này?
2)So sánh điểm giống và khác nhau trong sự phân hoá xã hội Phương Đông và phương Tây?
3): Trình bày tình hình kinh tế, chính trị, chính sách đối nội, đối ngoại thời Minh-Thanh? Em hãy liệt kê những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta chống xâm lược của quân Minh-Thanh?
4)Trình bày quá trình hình thành, chính sách thống trị của vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn? Những đóng góp tích cực mà cả hai vương triều đã mang đến cho Ấn Độ? Tại sao Vương triều Mô-gôn lại tiến bộ hơn so với Vương triều Đê-li?
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
1)So sánh sự khác nhau giữa các quốc gia Phương Đông và phương Tây theo các tiêu chí sau (Thời gian, địa điểm, điều kiện tự nhiên, chế độ chính trị, nền tảng kinh tế, phân hóa xã hội, văn hóa). Em có nhận xét gì về thể chế chính trị ở hai khu vực này?
Nội dungQuốc gia cổ đại phương ĐôngQuốc gia cổ đại phương Tây
Địa điểmhình thành ở các đồng bằng châu thổ các sông lớnở ven biển Địa Trung Hải - nhất là các vịnh biển nơi có các cảng biển sâu.
Điều kiện tự nhiên- Nằm trên các lưu vực của các con sông lớn (như sông Nin, Lưỡng Hà...)
- Có nhiều đồng bằng rộng lớn, đất đai màu mỡ, phì nhiêu., có khí hậu nhiệt đới , nóng ẩm, nhiều mưa => phù hợp trồng các cây lương thực như lúa, ngô khoai..
- Nằm trên đồi núi ven Địa Trung Hải, có biển, hải cảng =>nên giao thông thuận lợi, sớm phát triển nghề hàng hải, ngư nghiệp, thương nghiệp biển.
- Đất đai ở đây ít màu mỡ, khô cằn, khó cày cấy ; đất canh tác ít =>thích hợp trồng cây lưu niên như nho, ô liu, cam chanh. Lương thực thiếu phải mua lúa mì, lúa mạch của người Ai Cập, Tây Á.
- khí hậu ấm áp.
Chế độ chính trịnhà nước chuyên chế trung ương tập quyền, đứng đầu là vuathể chế dân chủ
Nền tảng kinh tế- Công cụ sản xuất: biết dùng các công cụ bằng đồng, đá, gỗ, tre (vào Khoảng 3500-2000 năm TCN)....
-nông nghiệp chăn nuôi, trồng trọt phát triển mạnh
- thủ công nghiệp: làm gốm, dệt vải
- Công cụ lao động: cư dân Địa Trung Hải bắt đầu biết chế tạo công cụ bằng sắt vào khoảng đầu thiên niên kỷ I TCN => tăng diện tích canh tác
- Nông nghiệp: Trồng các cây lưu niên như nho, ô liu....
- Thủ công nghiệp phát triển, có nhiều ngành nghề, nhiều thợ giỏi, hàng hóa đẹp, chất lượng cao, quy mô lớn.
- Thương nghiệp đường biển rất phát triển, mở rộng buôn bán với mọi miền.
Phân hóa xã hộiGồm 3 giai cấp: giai cấp thống trị, nông dân công xã và nô lệ. Trong đó:
+ Giai cấp thống trị: (là những ông vua chuyên chế và đội ngũ đông đảo quý tộc....) Tầng lớp có nhiều của cải và quyền thế....
+ Nông dân công xã: tầng lớp xã hội căn bản và là thành phần sản xuất chủ yếu.
+ Nô lệ: tầng lớp thấp nhất trong xã hội, chuyên làm các việc nặng nhọc và hầu hạ các tầng lớp quý tộc
Gồm 3 giai cấp: Chủ nô, bình dân, nô lệ. Trong đó:
+ Chủ nô: rất giàu có thế lực kinh tế, chính trị.
+ Bình dân: Dân tự do có nghề nghiệp, tài sản, tự sinh sống bằng lao động của bản thân.
+ Nô lệ: lực lượng lao động đông đảo, sản xuất chủ yếu và phục vụ các nhu cầu của đời sống, hoàn toàn lệ thuộc vào người chủ mua mình, không có chút quyền lợi nào.
[TBODY] [/TBODY]

3): Trình bày tình hình kinh tế, chính trị, chính sách đối nội, đối ngoại thời Minh-Thanh? Em hãy liệt kê những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta chống xâm lược của quân Minh-Thanh?
+ Kinh tế:
  • Thời Minh:
    • Thi hành nhiều biện pháp nhằm khôi phục và phát triển kinh tế
    • đầu thế kỉ XVI, mầm mống quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở Trung Quốc
  • Thời Thanh: Giảm nhẹ tô thuế, khuyến khích khai khẩn ruộng hoang
+ Chính trị: Triều Minh xây dựng chế độ quân chủ chuyên chế tập quyền, bãi bỏ các chức Thừa tướng, Thái úy và thay vào đó là Thượng thư phục trách các bộ...
+ Đối nội: Triều Thanh thi hành chính sách áp bức bóc lột dân tộc, dùng các biện pháp mua chuộc các địa chủ người Hán
+ Đối ngoại: Xâm lược các quốc gia lân cận
+ Liệt kê những cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nhân dân ta chống xâm lược của quân Minh-Thanh: có cuộc khỏi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh
4)Trình bày quá trình hình thành, chính sách thống trị của vương triều Hồi giáo Đê-li và Vương triều Mô-gôn? Những đóng góp tích cực mà cả hai vương triều đã mang đến cho Ấn Độ? Tại sao Vương triều Mô-gôn lại tiến bộ hơn so với Vương triều Đê-li?
vương triều Hồi giáo Đê-li Vương triều Mô-gôn
Quá trình hình thành1055, thủ lĩnh người Thổ dẫn quân đánh chiếm Bát Đa, rồi cải theo Hồi giáo, lập nên vương triều Hồi giáo ở đây
Đạo hồi bắt đầu truyền bá đến Iran và Trung Á, lập nên 1 vương quốc Hồi giáo nữa trên vùng giáp Tây Bắc Ấn Độ.
Người Hồi giáo gốc Trung Á bắt đầu tiến hành cuộc chinh chiến vào đất Ấn, từng bước chinh phục các tiểu quốc Ấn rồi lập nên vương triều hồi giáo Ấn Độ, gọi là Đêli
Thế kỉ XV, vương triều hồi giáo Đêli suy yếu => một bộ phận Trung Á khác do Timua chỉ huy tấn công vào Ấn Độ từ 1389
Đến thời Bahua mới đánh chiếm được Đêli, lập ra vương triều mới, gọi là Vương triều Mô-gôn
Chính sách thống trịVương triều hồi giáo Đêli đã truyền bá, áp đặt đạo hồi vào cư dân theo Phật giáo và Hindu, tự dành cho mình ưu thế về ruộng đất, địa vị trong bộ máy quan lại+ Các vị vua thời kì đầu ra sức củng cố vương triều theo hướng Ấn Độ Hóa và xây dựng đất nước.
+ Đến thời vị vua thứ tư Ấn Độ mới đạt được bước phát triển.
+ Hầu hết các vị vua đều dùng quyền chuyên chế, độc đoán để cai trị
Đóng góp tích cực+ Một số yếu tố mới - văn hóa hồi giáo - được du nhập vào Ấn độ
+ Các công trình kiến trúc do chính quyền hồi giáo xây dựng mang đậm dấu ấn kiến trúc Hồi Giáo
+ Sự phát hiện nhau giữa hai nền văn minh đặc sắc là Ấn Độ Hindu giáo và A rập Hồi giáo, sự giao lưu văn hóa đông tây cũng thúc đẩy hơn
+ Những chính sách của vua Acoba đã làm cho xã hội Ấn Độ ổn định, kinh tế phát triển, văn hóa có nhiều thành tựu mới, đất nước thịnh vượng
+ Có những công trình đã trở thành di sản văn hóa bất hủ, niềm tự hào vĩnh cửu về sự sáng tạo, niềm xúc động sâu sắc và tình cảm cao quý của con người
[TBODY] [/TBODY]
 
Top Bottom