Sử 9 Phong trào giải phóng dân tộc sau 1945

Longkhanh05@gmail.com

Học sinh chăm học
Thành viên
27 Tháng mười hai 2019
230
54
61
19
Quảng Trị
Tân Long

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Thành phần tham gia: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, trí thức....
Lãnh đạo:
+ ở một số nước như Việt Nam thì lãnh đạo là Đảng cộng sản.
Quy mô: diễn ra ở hầu hết các thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc
Hình thức: chủ yếu là đấu tranh vũ trang; đấu tranh chính trị
Khí thế đấu tranh: sôi nổi, quyết liệt
 

Longkhanh05@gmail.com

Học sinh chăm học
Thành viên
27 Tháng mười hai 2019
230
54
61
19
Quảng Trị
Tân Long
Thành phần tham gia: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc, trí thức....
Lãnh đạo:
+ ở một số nước như Việt Nam thì lãnh đạo là Đảng cộng sản.
Quy mô: diễn ra ở hầu hết các thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc
Hình thức: chủ yếu là đấu tranh vũ trang; đấu tranh chính trị
Khí thế đấu tranh: sôi nổi, quyết liệt
mà mình hỏi với giai cấp công nhân có lãnh đạo ko nhỉ
 
  • Like
Reactions: nguyenduykhanhxt

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
  • Like
Reactions: Thái Minh Quân

Longkhanh05@gmail.com

Học sinh chăm học
Thành viên
27 Tháng mười hai 2019
230
54
61
19
Quảng Trị
Tân Long
Xin phép trả lời vắn tắt nhé: sau 1945 là phong trào đấu tranh chung của nhân dân cả nước chứ không riêng gì một giai tầng xã hội nào. Toàn thể nhân dân đấu tranh, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông dương (năm 1951 đổi tên là Đảng lao động Việt Nam), đường lối cách mạng được vạch ra ở các văn kiện của Đảng và nhất là trong tác phẩm "kháng chiến nhất định thắng lợi" của Tổng bí thư Trường Chinh, đó là đường lối chiến tranh nhân dân, đấu tranh toàn diện trên mọi lĩnh vực
em muốn hỏi là toàn tg nói chung ạ
 
  • Like
Reactions: nguyenduykhanhxt

Hồ Phong Linh

Học sinh chăm học
Thành viên
21 Tháng mười hai 2019
672
618
106
Bình Định
Sao Fireee
em muốn hỏi là toàn tg nói chung ạ
Nếu như bạn hỏi về chung cả TG thì đây!

* Giai đoạn từ năm 1945 đến giữa những năm 60 của thế kỉ XX:

- Sau khi phát xít nhật đầu hàng, nhiều nước ở châu Á đã nổi dậy, thành lập chính quyền cách mạng điển hình là Việt Nam, Inđônêxia, Lào.
- Phong trào lan nhanh ra các nước Nam Á và Bắc Phi điển hình là Ấn Độ (1946-1950) và Ai Cập (1952).
- Đến năm 1960, 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập (Nam châu Phi). Ngày 1/1/1959, cách mạng Cu-ba thành công.
=> Tóm lại đến giữa những năm 60, hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc và chủ nghĩa thực dân cơ bản đã bị sụp đổ. Đến năm 1967, hệ thống thuộc điạ tập trung ở miền Nam và Châu Phi.

* Giai đoạn từ giữa những năm 60 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX:

- Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước Ăngôla (11/1975), Môdămbích (6/1975) và Ginê Bít-xao (9/1974) nhằm lật đổ chế độ thống trị của Bồ Đào Nha.
- Đến đầu những năm 60, nhân dân 3 nước này đã tiến hành đấu tranh vũ trang.
- Tháng 4/1974, chính quyền mới ở Bồ Đào Nha đã trao trả độc lập cho 3 nước này.
=> Như vậy sự tan rã cuả thuộc điạ Bồ Đào Nha là thắng lợi quan trọng cuả phong trào giải phóng dân tộc.

* Giữa những năm 70 đến giữa những năm 90 của thế kỉ XX:

- Cuối những năm 70, chủ nghĩa thực dân tồn tại dưới “hình thức chế độ phân biệt chủng tộc A-phác-thai”. Sau nhiều năm, chính quyền thực dân đã phải xoá bỏ chế độ phân biệt chủng tộc của những người da đen.
- Điển hình là:
+ Năm 1980, Cộng hoà Dim-ba-bu-ê giành độc lập.
+ Năm 1990, Cộng hoà Na-mi-bi-a đã giành độc lập.
+ Năm 1993, Cộng hoà Nam Phi đã giành độc lập.
=> Như vậy hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn.

Nguồn: Google.

 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC SAU NĂM 1945 CÓ ĐẶC DIỂM CHÍNH GÌ (THÀNH PHẦN THAM GIA , LÃNH ĐẠO, QUY MÔ PHONG TRÀO, HÌNH THỨC VÀ KHÍ THẾ ĐẤU TRANH)

HELP ME!!!!!!!!!!!!

Phần này mình nói ngắn gọn, vào trọng tâm:
- Tham gia chủ yếu là các giai tầng trong xã hội các nước đó
- Lãnh đạo: là một chính đảng (của giai cấp tư sản, giai cấp vô sản), đường lối phù hợp với tình hình quốc gia đó
- Quy mô: rộng lớn và đa dạng (có thể ở vài thành phố, vài nơi, có thể lan rộng cả quốc gia)
- Hình thức: chủ yếu là đấu tranh vũ trang (bạo động, chính biến, khởi nghĩa, cách mạng), đấu trạnh chính trị ở một số nước Mỹ latinh và số nhỏ ở Phi châu
- Khí thế: sôi nổi
 

Dương Phạm 106

Cựu Kiểm soát viên | Cựu CTV CLB Địa lí
HV CLB Địa lí
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,991
4,238
471
Hà Nội
Trường THCS ...
PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC SAU NĂM 1945 CÓ ĐẶC DIỂM CHÍNH GÌ (THÀNH PHẦN THAM GIA , LÃNH ĐẠO, QUY MÔ PHONG TRÀO, HÌNH THỨC VÀ KHÍ THẾ ĐẤU TRANH)

HELP ME!!!!!!!!!!!!
Bạn ơi phong trào giải phóng dân tộcphong trào đấu tranh đòi quyền độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới trong thế kỷ XX, chủ yếu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945. Như vậy là sau năm 1945 thì phong trào đã kết thúc rồi đúng không ạ ?
 

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Như vậy là sau năm 1945 thì phong trào đã kết thúc rồi đúng không ạ ?
sau 1945 phong trào chưa kết thúc, mà chỉ mới bắt đầu vào giai đoạn mới, diễn ra sôi nổi và kéo dài trong nhiều năm. Vì sau CTTG 2, chủ nghĩa phát xít bị đánh bại, chủ nghĩa đế quốc suy yếu nên đây là thời cơ thuận lợi để nhân dân các nước đấu tranh giành độc lập.
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
Bạn ơi phong trào giải phóng dân tộcphong trào đấu tranh đòi quyền độc lập dân tộc và bảo vệ độc lập dân tộc của các nước thuộc địa trên thế giới trong thế kỷ XX, chủ yếu từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai năm 1945. Như vậy là sau năm 1945 thì phong trào đã kết thúc rồi đúng không ạ ?

Trước năm 1945, phong trào đấu tranh là có nhiệm vụ giải phóng dân tộc, vì kẻ thù chính là đế quốc áp bức dân tộc (thực dân mạnh hơn phong kiến nhiều. Giải phóng dân tộc nghĩa là đánh bại kẻ thù chính của dân tộc là đế quốc, giải phóng giai cấp thì đánh bại kẻ thù chính là giai cấp (tiêu biểu là địa chủ, một phần đại tư sản, tiểu tư sản dao động lập trường). Trước năm 1945 kẻ thù chính là thực dân, phát xít tàn bạo và chúng mạnh hơn nhiều, áp bức tàn bạo và quy mô hơn (chính sách kinh tế thời chiến của Catroux năm 1939 ở Đông Dương, hậu quả là nạn đói đầu 1945). Lenin nói nếu đánh đế quốc thì phải cắt cả hai vòi: một vòi hút máu nhân dân chính quốc, vòi còn lại hút máu nhân dân thuộc địa. Nếu cắt một vòi thì vòi kia tự động bị đứt dần.
Chủ nghĩa phát xít thất bại cũng đánh dấu hệ thống đế quốc đã dần sụp đổ rồi, vì đánh phát xít chỉ có Anh, Mĩ và Liên Xô; Pháp yếu ớt và mất uy tín nên nước này không có mặt ở hội nghị Yalta và Potsdam (dù sau này Pháp đói quá, tham ăn đòi chia phần ở Tây Berlin sau năm 1945 với thái độ nhún nhường; khác xa với thái độ hung hăng của Pháp sau Thế chiến 1). Nên giải phóng dân tộc thực chất là đánh sụp dần sức lực, uy tín, danh dự của đế quốc; mà đế quốc đã suy yếu thì giải phóng dân tộc nhanh hơn, giải phóng giai cấp còn thuận lợi hơn
Sau 1945 thì phong trào diễn ra song song hai nhiệm vụ: giải phóng dân tộc, đồng thời là giải phóng giai cấp. Giải phóng dân tộc đã xong với việc lập nhà nước mới; song ỷ thế lực lượng còn mạnh và tận dụng điều khoảng của Hội nghị Yalta, các đế quốc xâm lược trở lại và nhân dân các thuộc địa lại tiếp tục đánh giặc để hạ gục lực lượng, ý chí xâm lược của chúng. Đồng thời, các nước này phải đấu tranh giai cấp để loại dần ảnh hưởng, tàn tích phong kiến, kéo dài trong nhiều năm; ở châu Phi là đánh chủ nghĩa thực dân cũ (CNTD cũ sụp đổ cơ bản năm 1975, hoàn toàn vào năm 1993); ở Mỹ latinh là đánh chủ nghĩa thực dân mới của Mĩ (Mỹ thực hiện "chủ nghĩa thực dân mới" ở miền Nam Việt Nam từ 1954 đến 1975)
 
  • Like
Reactions: Dương Phạm 106
Top Bottom