Văn Phân tích Tràng Giang

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Chị cho em cái dàn ý nhé
Mở bài:
Huy Cận là nhà thơ xuất sắc trong kho tàng văn học Việt Nam, ông có rất nhiều tác phẩm hay trong đó bài thơ Tràng Giang là một trong những bài thơ như thế.
Thân bài:
+ Bài thơ gợi ra không gian cổ kính, một hình ảnh dòng sống dài và rộng, tâm trạng cô đơn, lạc lõng của không gian và thời gian.
+ Bài thơ miêt tả không gian thiên nhiên rộng lớn, bài thơ chứa đựng tâm trạng của tác giả trước không gian quê hương.
+ Ở đó cảm giác dài mênh mông, cảm giác bâng khuâng, buồn đến nao lòng, hơn nữa không gian thiên nhiên của sông Hồng cũng dài và tâm hồn của tác giả như có cảm giác lưu luyến, tiếc nuối…
Dòng sông tĩnh lặng cùng với khung cảnh buồn, con người ở đây thể hiện cảm giác buồn, nhiều từ tác giả sử dụng biểu tượng được điều đó ví dụ như sóng gợn tràng giang buồn, điệp điệp thêm nỗi buồn của người thi sĩ.
+ Sự hữu hờ của thời gian, của cảnh vật làm cho không gian dường như mở ra những cảnh vật không gian thiên nhiên. Nỗi buồn của người thi sĩ trước khung cảnh rộng lớn.
+ Bức tranh thiên nhiên buồn vào lúc ngả chiều, giữa không gian mênh mông đó, tâm hồn con người ngày càng mở ra những khoảng trống và sự cô đơn, thấm thoát của tuổi trẻ con người.
+ Tràng giang là bài thơ không chỉ miểu tả khung cảnh thiên nhiên mà còn nói đến tâm trạng buồn, mênh mông của không gian, thời gian và tình cảm trước sóng gió của cuộc đời.
+ Không gian mênh mông, dài rộng, của thiên nhiên, lòng người cũng chơi với trước cuộc sống làm cho tâm hồn như thêm nhiều cảm xúc, tâm trạng và những xúc cảm trong tâm hồn.
Tràng Giang là bài thơ mang đậm những dấu ấn của không gian thiên nhiên cổ, những cảm xúc nhè nhẹ, chênh vênh trước khung cảnh của thời gian. Nỗi buồn mênh mang của người thi sĩ.
Kết bài:
Tràng Giang là tác phẩm nói lên bức tranh thiên nhiên rộng mênh mang, trong đó mang theo nhiều nỗi buồn của người thi sĩ trước thời cuộc.
 

Thiên Băng Nguyễn

Học sinh
Thành viên
26 Tháng một 2018
42
46
49
24
Hà Nội
Seoul National University
nếu để viết 1 cách sâu sắc thì sẽ 10 mặt giấy (ko phải chuyện vưa)
ko theo mink thấy là ko cần viết 10 mặt giấy đâu chúng ta cứ viết theo suy nghĩ và cảm hứng của mink viết từ 3 đến 6,7 mặt giấy là đc r ko cần tới 10 mặt giấy đâu ai giỏi thì có thể viết nhìu hơn cx đc.
 
  • Like
Reactions: toilatot

toilatot

Banned
Banned
Thành viên
1 Tháng ba 2017
3,368
2,140
524
Hà Nam
THPT Trần Hưng Đạo -Nam Định
ko theo mink thấy là ko cần viết 10 mặt giấy đâu chúng ta cứ viết theo suy nghĩ và cảm hứng của mink viết từ 3 đến 6,7 mặt giấy là đc r ko cần tới 10 mặt giấy đâu ai giỏi thì có thể viết nhìu hơn cx đc.
10 mặt là ít đó cho học sinh lớp thường chứ hsg văn 15 mặt kìa
 

Bong Bóng Xà Phòng

Cựu Mod Hóa|Cựu CN CLB Hóa học vui
Thành viên
18 Tháng mười hai 2017
3,707
8,659
834
Hưng Yên
Nope
Huy Cận là nhà thơ nổi tiếng trong phong trào Thơ mới (1930-1945) với những tác phẩm có sự kết hợp giữ yếu tố hiện đại và cổ điển. Phong cách sáng tác của ông có sự khác biệt lớn gắn liền với hai thời điểm: trước cách mạng tháng Tám và sau cách mạng tháng Tám. Có thể nói đó là sự chuyển biến từ nỗi u sầu, buồn bã vì thời thế trước cách mạng cho đến không khí hào hứng vui tươi sau cách mạng gắn với công cuộc đổi mới. Bài thơ “Tràng giang” được viết trong thời kì trước cách mạng với một nỗi niềm chất chứa u buồn, gợi lên sự bế tắc trong cuộc sống của kiếp người trôi nổi lênh đênh. Bài thơi để lại trong long người đọc nhiều nỗi niềm khó tả.
Ngay từ nhan đề bài thơ, tác giả đã có thể khái quát được tư tưởng và cảm xúc chủ đạo của bài thơ. Hai chữ “Tràng giang” có thể nói là một con sông dài, mênh mông và bát ngát. Từ Hán việt này khiến người ta liên tưởng đến những bài thơ Đường của Trung quốc. Nhưng chính tràng giang này cũng gợi lên được tâm tư của người trong cuộc khi muốn nhắc tới những thân phận nổi trôi, bé nhỏ sống lênh đênh trên con sông dài tâm tưởng và sông của nỗi u uất như thế.
Lời đề từ “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài” một lần nữa khái quát nên chủ đề của bài thơ chính là nỗi niềm không biết bày tỏ cùng ai khi đứng giữa trời đất mênh mông và bao la. Cả bài thơ toát lên được vẻ đẹp vừa hiện đại vừa cổ điển, cũng là đặc trưng trong thơ của Huy Cận.
Bước vào bài thơ, khổ thơ đầu tiên đã khiến người đọc liên tưởng đến một con sông chất chứa bao nỗi buồn sâu thẳm:
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song
Thuyền về nước lại sầu tram ngả
Củi một cành khô lạc mấy dòng

Với một loạt từ ngữ gợi buồn thê lương “buồn”, “xuôi mái”, “sầu tram ngả”, lạc mấy dòng” kết hợp với từ láy “điệp điệp”, “song song” dường như đã lột tả hết thần thái và nỗi buồn vô biên, vô tận của tác giả trong thời thế nhiều bất công như thế này. Ngay khổ thơ đầu, nét chấm phá của cổ điển đã hòa lẫn với nét hiện đại. Tác giả đã mượn hình ảnh con thuyền xuôi mái và hơn hết là hình ảnh “củi khô” trôi một mình, đơn lẻ trên dòng nước mênh mông, vô tận, vô đinh. Sức gợi tả của câu thơ thực sự đầy ám ảnh, môt con sông dài, một con sông mang nét đẹp u buồn, trầm tĩnh càng khiến người đọc thấy buồn và thê lương. Vốn dĩ thuyền và nước là hai thứ không thể tách rời nhau nhưng trong câu thơ tác giả viết “thuyền về nước lại sầu tram ngả”, liệu rằng có uẩn khúc gì chăng, hay là sự chia lìa không báo trước, nghe xót xa và nghe quạnh long hiu hắt quá. Một nỗi buồn đến tận cùng, mênh mang cùng sông nước dập dềnh. Điểm nhấn của khổ thơ chính là ở câu thơ cuối với hình ảnh “củi” gợi lên sự đơn chiếc, bé nhỏ, mỏng manh, trôi dạt khắp nơi. Có thể nói câu thơ đã nói lên được tâm trạng của các nhà thơ mới nói chung ở thời kỳ đó, một kiếp người đa tài nhưng vẫn long đong, loay hoay giữa cuộc sống bộn bề chật chội như thế này.
Đến khổ thơ thứ hai dường như nỗi hiu quạnh lại được tăng lên gấp bộ:
Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống trời lên sâu chót vót
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu

Hai câu thơ đầu phảng phất một khung cành buồn thiu, đìu hiu và vắng lặng của một làng quê thiếu sức sống. Đó có phải là quê hương của tác giả hay không. Hình ảnh “cồn nhỏ” nghe rất rõ tiếng gió đìu hiu đến tái lòng ở ven dòng sông dường như khoác lên mình một nỗi buồn mặc định. Ngay cả một tiếng ồn ào của phiên chợ chiều ở nơi xa cũng không thể nghe thấy, hay có chăng phiên chợ ấy cũng buồn đến hiu quạnh như thế này. Một câu hỏi tu từ gợi lên bao nỗi niềm chất chứa, hỏi người hay là tác giả đang tự hỏi bản thân mình. Từ “đâu” cất lên thật thê lương và không điểm tựa để bấu víu. Khung cảnh hoang sơ, tiêu điều nơi bến nước không có một bóng người, không có một tiếng động thật chua xót. Hai câu thơ cuối tác giả mượn hình ảnh trời và sông để đặc tả sự mênh mông vô đinh.Không phải trời “cao” mà là trời “sâu”, lấy chiều cao để đo chiều sâu thực sự là nét tài tình, tinh tế và độc đáo của Huy Cận. Hình ảnh sông nước mênh mông và một chữ “cô liêu” ở cuối đoạn dường như đã lột tả hết nỗi buồn sâu thẳm không biết ngỏ cùng ai ấy.
ở khổ thơ thứ ba, tác giả muốn tìm thấy sự ấm áp nơi thiên nhiên hiu quạnh này nhưng dường như thiên nhiêu không như long người mong ngóng:
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thương nhớ
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng

Sang khổ thơ thứ 3 dường như người đọc nhận ra một sự chuyển biến, sự vận động của thiên nhiên, không còn u buồn và tĩnh lặng đến thê lương như ở khổ thơ thứ hai nữa. Từ “dạt” đã diễn tả thật tinh tế sự chuyển biến của vạn vật này. Tuy nhiên từ ngữ này gắn liền với hình ảnh “bèo” lại khiến cho tác giả thất vọng vì “bèo” vốn vô đinh, trôi nổi khắp nơi, không có nơi bấu víu cứ lặng lẽ dạt “về đâu”, chẳng biết dạt về đâu, cũng chẳng biết dạt được bao nhiêu lâu nữa. Mặt nước mênh mông không có một chuyến đò. Tác giả chỉ đợi chờ một chuyến đò để thấy được rằng sự sống đang tồn tại nhưng dường như điều này là không thể.
Mong ngóng gửi niềm thương nỗi nhớ về quê hương nhưng tác giả nhận lại là sự im lặng của vạn vật quanh đây qua từ láy “lặng lẽ” đến thê lương và đìu hiu.
ở khổ thơ cuối dường như bút pháp của tác giả được đẩy lên cao nhất, nét vẽ chấm phá dung rất đắc điệu:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vời con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà

Có thể nói tư tưởng cũng như tâm tình của nhà thơ được gửi gắm qua khổ thơ này. Nét chấm phá “mây cao” và “núi bạc” giống như trong thơ Đường càng them sầu, them buồn hơn. Hình ảnh “chim nghiêng cánh” và “bóng chiều sa” là sự hữu hình hóa cái vô hình của tác giả. Bóng chiều làm sao có thể nhìn thấy được nhưng qua ngòi bút và con mắt của tác giả người ta đã hình dung ra được trời chiều đang dần buông xuống.
Hai câu thơ cuối cùng chính là nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương của tác giả chẳng biết gủi vào đâu, chỉ biết chất chứa đong đầy trong trái tim. Câu thơ của HUy Cận khiến chúng ta liên tưởng đến tứ thơ của Thôi HIệu:
Trên sông khói sóng cho buồn long ai
Là sóng của sông hay là sóng trong long người

Bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận với sự kết hợp bút pháp hiện thực và cổ điển đã vẽ lên một bức tranh thiên nhiên u buồn, hiu quạnh.Qua đó khắc họa được tâm trạng cô liêu, đơn độc của con người và một tình yêu quê hương, mong ngóng về quê hương chân thành, sâu sắc của Huy Cận.

nguồn:yahoo
 
Top Bottom