Hóa 10 Phân rã hạt nhân

Izumi Yurisa

Học sinh mới
Thành viên
15 Tháng ba 2020
6
2
6
Hà Nội
THPT Thanh Oai B
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Mọi người có thể giải thích giùm em trong pư hạt nhân thì trong trường hợp nào sẽ tạo ra tia gamma được không ạ ? (Tại vì thỉnh thoảng có gặp nhưng không biết khi nào nó sẽ được tạo ra )

2.Ngoài ra em cũng chưa hiểu phần năng lượng ion hóa nữa ạ , e không biết tính năng lượng ion hóa cho từng lớp như nào , mn giúp e với
 
  • Like
Reactions: tiểu thiên sứ

tiểu thiên sứ

Cựu TMod Hóa
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
13 Tháng chín 2017
2,335
4,740
584
Nghệ An
.
1.Mọi người có thể giải thích giùm em trong pư hạt nhân thì trong trường hợp nào sẽ tạo ra tia gamma được không ạ ? (Tại vì thỉnh thoảng có gặp nhưng không biết khi nào nó sẽ được tạo ra )

2.Ngoài ra em cũng chưa hiểu phần năng lượng ion hóa nữa ạ , e không biết tính năng lượng ion hóa cho từng lớp như nào , mn giúp e với
1. Trường hợp gặp tia gamma rất rất rất là ít lun ý.
Tia gamma sinh ra từ các pư hạt nhân gồm có:
- Các pư phân rã các đồng vị có tính phóng xạ, như đồng vị kali 40K;
-Tương tác giữa các hạt cơ bản, như hủy electron-positron ( β+), hay va đập của n vào hạt nhân 235U gây vỡ hạt nhân này.
2.
Năng lượng ion hóa cho từng lớp??? Lần đầu mình nghe đấy.
Năng lượng ion hóa có thể tính như sau:
- 1e,1 hạt nhân: I = -E1

- nhiều e một hạt nhân: I1= E(M+)- E(M) .
Từ đây cũng có thể rút ra In = E(Mn+) - E(M(n-1)+)
đây sẽ sử dụng hệt nhiều e một hạt nhân ( Slater) :
*Điện tích hữu hiệu = Z-b
với hằng số chắn b tính như sau:
- đối với d cuối: 0,35 cho cùng phân lớp, 1 cho phân lớp trong trở vào
- đối với s,p: 0,35 cho cùng phân lớp, 0,85 cho lớp liền sau, 1 cho các lớp cách 2 lớp trở lên
- đối với 1s thì 0,3 cho cùng phân lớp
*số lượng tử hữu hiệu: 1,2,3 giữ nguyên; n=4 => 3,7; n=5 =>4,2;... Hầu hết chỉ dùng đến 3,4 thôi, nên nhớ đến đây là được nhó

-còn cách cuối cùng là tính theo năng lượng chiếu xạ
sẽ có công thức sau nè: E*= I+ E(đ)
trong đó E* là năng lượng chiếu xạ = hc/λ or hV ( nu nhó không phải vận tốc)
còn E(đ) là động năng: có công thức mv^2/2 ( v nè là vận tốc nhó)
I là năng lượng ion hóa nhó.
 
Top Bottom