Văn Ôn Thi THPT vào 10

Status
Không mở trả lời sau này.

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hello cả nhà JFBQ00156070205AJFBQ00184070402A
Thời gian này các bạn 2k3 như mình đang vô cùng gấp rút để thi vào cấp 3.Y Khi 22 Và không chỉ có tụi mình đâu, Còn rất nhiều bạn cũng đang lo lắng lắm đấy nha! JFBQ00213070516ASau một thời gian khá là dài , mình lăn lộn , bôn ba khắp diễn đàn. Mình đã phát hiện ra cực kì nhiều lỗ hổng về lí thuyết và bài tập nhé!
Mới đây mình có tổ chức Sự kiện [chương trình] Về với quê Bác - Nghệ An r63
Thật sự cách trả lời của các bạn có thể nói là đủ ý nhưng diễn đạt thì nó chưa ổn cho lắm.
Thôi vòng vo nhiều rồi giờ chúng ta sẽ giải đáp câu hỏi :
* Các lỗ hổng đó là gì nhỉ? JFBQ00207070427A
I . Lỗ hổng đầu tiên là về phần tiếng việt
II . Lỗ hổng về phần đọc hiểu, phân tích Văn bản
III . Lỗ hổng về phần văn nghị luận

* Chúng ta phải khắc phục ra sao ?
  • Nắm vững lý thuyết
  • Làm nhiều bài tập
  • Cần xác định rõ và chắc chắn để không lơ mơ, không học vẹt

I) Nội dung:
Ở đây, mình sẽ đăng lý thuyết và bài tập theo từng phần
II) Nội quy của topic
  1. Cấm spam dưới mọi hình thức.
  2. Đây là topic của môn Văn vì vậy các câu hỏi hay các câu trả lời về các môn học khác sẽ không được chấp nhận
  3. Các bạn không làm bài tại topic này.
 

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
Cần thì tham khảo thêm ở đây nhé : https://diendan.hocmai.vn/threads/li-thuyet-topic-on-thi-vao-lop-10-chuyen-van.678639/
Mỗi ngày mình sẽ đi 1 phần nhỏ nhé!

PHẦN 1 : LÝ THUYẾT – KIẾN THỨC CƠ BẢN ( Part 1)
A – TIẾNG VIỆT
I- Các loại từ tiếng việt
Phân loại theo nghĩa khái quát và chức vụ ngữ pháp của từ sẽ có các từ loại : danh từ, động từ, tính từ, phó từ,đại từ,chỉ từ,….

Từ loạiNghĩa khái quátChức vụ, khả năng ngữ pháp điển hình trong câu
Danh TừChỉ người, vật,hiện tượng, khái niệm,...Làm Chủ Ngữ
Động TừChỉ hoạt động, trạng thái của sự vậtLàm Vị Ngữ
Tính TừChỉ đặc điểm, tính chất của sự vật, hoạt động, trạng tháiLàm vị ngữ,chủ ngữ
Phó TừBổ sung ý nghĩa cho động từ, tính từ,...Làm thành tố phụ trong cụm động từ, cụm tính từ
[TBODY] [/TBODY]
 

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
Mỗi ngày mình sẽ đi 1 phần nhỏ nhé!
PHẦN 1 : LÝ THUYẾT – KIẾN THỨC CƠ BẢN ( Part 2)
A – TIẾNG VIỆT
II- Các biện pháp tu từ tiếng việt
Có hai loại BPTT nhé!
a) Biện pháp tu từ vựng
1, So sánh
:
- Khái niệm :là đối chiếu 2 hoặc nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có nét tương đồng
- Tác dụng : làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn
- Phân loại : có hai loại so sánh :
  • ngang bằng (như,giống,tựa như,.... )
  • hơn kém (chẳng bằng,kém,.....)
2, Nhân hóa:
- Khái niệm : Là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối
- Tác dụng : khiến cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.
- Phân loại : có 3 loại
  • Dùng từ gọi người để gọi cho bộ phận cơ thể
  • Dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
  • Trò chuyện , xưng hô với người như với vật
3, Ẩn dụ:
- Khái niệm : là biện pháp tu từ gọi tên sự vật sự việc này để gọi tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó
- Tác dụng : làm tăng sức gợi hình gợi cảm , có tính hàm súc
- Phân loại : 4 loại
  • ẩn dụ hình thức
  • ẩn dụ cách thức
  • ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
  • ẩn dụ phẩm chất
4, Hoán dụ:
- Khái niệm : là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ gần gũi với nó
- Tác dụng : nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Phân loại :
  • vật bị chứa đựng và vật chứa đựng
  • Cái cụ thể và cái trừu tượng
  • Dấu hiệu sự vật và sự vật
5, Nói quá: là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
6, Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

b)Biện pháp tu từ cú pháp

1, Điệp từ ngữ

- Khái niệm : Lặp lại từ ngữ, kiểu câu
- Tác dụng: Làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh ,nhấn mạnh ý, tạo cho câu văn, câu thơ, đoạn văn , đoạn thơ giàu âm điệu, nhịp nhàng , hào hùng, mạnh mẽ

2, Liệt kê
- Khái niệm : Là sắp xếp nối tiếp những đơn vị cú pháp cùng loại, các từ ngữ, thành phần câu
- Tác dụng : Nhấn mạnh ý và mục đích nói

3, Chơi chữ
Lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm cho câu văn hấp dẫn , thú vị

4, Từ tượng thanh

- Khái niệm: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người

5, Từ tượng hình
- Khái niệm: là những từ gợi ta hình ảnh,dáng vẻ,trạng thái của sự vật

6, Đảo ngữ ( dảo trật tự cú pháp)
- Khái niệm : Là sự thay đổi cú pháp thông thường trong câu
- Tác dụng : Nhấn mạnh tính chất, đặc điểm ,... của đối tượng miêu tả

7, Câu hỏi tu từ

- Khái niệm : là câu dùng hình thức câu nghi vấn để khẳng định, phủ định, tỏ thái độ , bộc lộ cảm xúc
 
Last edited:

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
Các link khác :
https://diendan.hocmai.vn/threads/on-thi-thpt-vao-10.678711/
https://diendan.hocmai.vn/threads/li-thuyet-topic-on-thi-vao-lop-10-chuyen-van.678639/
https://diendan.hocmai.vn/threads/21-tac-pham-on-thi-vao-10.679161/#post-3432673

PHẦN 1 : LÝ THUYẾT – KIẾN THỨC CƠ BẢN ( Part 3)
A – Tập Làm Văn
I- Bài Văn Nghị Luận Xã Hội
I - MB : Gợi - Đưa - Báo
  • Gợi : Gợi vấn đề cần làm
  • Đưa: Đưa ra vấn đề nghị luận
  • Báo: Thể hiện việc làm gì
II- TB
a) Giải thích :Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
  • Gì : cái gì, là gì
  • Nào: Như thế nào?
  • Sao: Tại sao?
  • Do : Do đâu?
  • Nguyên : Nguyên nhân?
  • Hậu: Hậu quả
b) Chứng minh : Mặt - Không - Giai -Thời - Lứa
  • Mặt : Các mặt của vấn đề
  • Không : Không gian( thành thị , nông thôn ,…)
  • Giai : Giai đoạn
  • Thời : Thời gian ( hẹp hơn giai đoạn)
  • Lứa : lứa tuổi
III - KB : Tóm - Rút - Phấn
  • Tóm: tóm gọn lại vấn đề
  • Rút : rút ra kết luận
  • Phấn: phấn đấu, đánh giá, suy nghĩ của mình ( liên hệ bản thân)
II- Đoạn Văn Nghị Luận Xã Hội

I. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
a)Nếu bắt nguồn từ văn bản:
  • Khai thác từ tác phẩm văn học trước
  • Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
b) Nếu không bắt nguồn từ tác phầm văn học làm như bình thường
II.Thân đoạn ( dẫn chứng cụ thể)
  • Giải thích - định nghĩa
  • Bàn luận : Trong xã hội xưa / nay
  • Bình luận, đánh giá - mở rộng vấn đề
  • Phản đề ( mặt trái ngược)
III. Kết đoạn :Liên hệ bản thân
PHẦN 2 : Vận dụng ( Part 1)
Đề nghị luận tham khảo nà
Đề 1 :Hãy viết 1 đoạn văn ngắn(khoảng 10-15 câu) về vấn đề học tập hiện nay của học sịnh.
Đề 2 : Xác định hàm ý trong câu “Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”. Viết bài văn nghị luận về hàm ý đó
Đề 3 : Giữa một vùng đất khô cằn sỏi đá, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở ra những chum hoa thật rực rỡ. Hãy trình bày ý kiến của em về hiện tượng đó
Đề 4 : Những người bạn giả dối như một chiếc bóng. Theo chúng ta khi chúng ta ra ngoài nắng ấm và rời bỏ chúng ta khi chúng ta bước vào bóng râm (Bô – Vi) . Nêu ý kiến của em về câu nói trên
Đề 5 : Trong bài “Sang thu” Hữu Thỉnh có viết
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã với dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Từ khổ thơ trên và những hiểu biết về xã hội , em thấy mình cần chuẩn bị những gì để ứng phó với những khó khan, thử thách trong cuộc sống. Trình bày bằng đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi
Đề 6 : Hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề giao tiếp của học sinh khoảng 2/3 trang giấy thi
Đề 7 : Trong trái tim thế hệ trẻ một thời :” Những người đẹp nhất, thông minh nhất,can đảm nhất,cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ”( lời Phuong định) . Hôm nay, tỏng trái tim em ai là người đẹp nhất. Trình bày bằng đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi
Đề 8 : Từ văn bản “ những ngôi sao xa xôi ” hãy nêu suy nghĩ của em về lòng tự trọng khoảng 2/3 trang giấy thi
Đề 9 : Hiện nay, các bạn học sinh không có thói quen đọc sách ngoài giờ học. Suy nghĩ của em về vấn đề trên.
@minhhuyen530@gmail.com @Phammai26 @ka1412@linhntmk123 @QuangHaiHotBoy @Ocmaxcute @Tam Cửu @namphuong_2k3 @shii129 @day and night @Lăng Sóc @Anhnguyen252003 @Tranphantho251076@gmail.com @M... @G I N@hdiemht @Ann Lee @candyiukeo2606 @chi254 @Hoàng Anh Minh @hoangthianhthu1710 @Kim Kim @Một Nửa Của Sự Thật @Mục Phủ Mạn Tước @Nhung'xx TLP'xx @Nữ Thần Mặt Trăng @Tên để làm gì @Thiên Thuận @H.Bừn @NHOR @huyenlinh7ctqp @lê thị hải nguyên @tiểu thiên sứ @thanh bình lớp 9a3 thcs lâm thao
:c10
Team 2k3 cố gắng thi lọt nhá !
 
Last edited:

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
PHẦN 1 : LÝ THUYẾT – KIẾN THỨC CƠ BẢN ( Part 4)
A – Văn bản thơ ( phân tích văn bản :Mùa Xuân Nho Nhỏ)
I. Mở bài: Giới thiệu chung về nhà thơ Thanh Hải và bài thơ Mùa xuân nho nhỏ
( chú ý phần hoàn cảnh sáng tác) .
II. Thân bài:
1, Tình yêu thiên nhiên,cuộc sống của tác giả
a) Trong khổ 1: Phân tích hình ảnh và nghệ thuật
- Bức tranh thiên nhiên mùa xuân
  • Hình ảnh giản dị,gợi cảm: dòng sông xanh,hoa tím biếc
  • Màu sắc tươi tắn, hài hòa: nền sông xanh điểm xuyết bông hoa màu tím biếc đặc trưng của xứ huế
  • Sức xuân mạnh mẽ, dạt dào : Chữ "mọc" đảo lên trước gợi vẻ đẹp duyên dáng, sức sống mãnh liệt.
  • Không chỉ rực rỡ sắc màu mà còn rộn rã âm thanh : tiếng chiền chiện gợi không gian cao vời,trong lành
=> Sức sống mãnh liệt, sự vươn lên, trỗi dậy của thiên nhiên mùa xuân
- Cảm xúc của tác giả về mùa xuân
  • Thán từ " ơi" như lời thốt lên đầy xúc động. Cảm xúc ngỡ ngàng,xao xuyến
  • Câu hỏi tu từ "hót chi" như cuộc trò chuyện thân mật giữa con người với thiên nhiên. Giọng điệu nhẹ nhàng, êm ái
  • Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác" giọt - hứng". "Tiếng chim" là âm thanh vô hình , được cảm nhận bằng thính giác . " Giọt " có hình khối được cảm nhận bằng thị giác. " Hứng " cảm nhận bằng xúc giác
  • Giọt có thể là giọt âm thanh, giọt mưa xuân ,....
  • Giọng thơ tha thiết
=> Cảm nhận mùa xuân bằng tất cả các giác quan. Tâm trạng say sưa, ngây ngất, nâng niu, trân trọng của tác giả.
=>Khâm phục tình yêu thiên nhiên, yêu đời của tác giả dù đang nằm trên giường bệnh. Ông viết khi trời chưa kịp sang xuân.
b) Trong khổ 2 và khổ 3:
- Cảm xúc của tác giả về những con người làm nên mùa xuân đất nước (khổ 2)
  • Hai hình ảnh cụ thể ,sóng đôi hài hòa biểu tượng cho hai nhiệm vụ chính trọng tâm của đất nước : " người cầm súng "- nhiệm vụ chiến đấu và " người ra đồng" - nhiệm vụ sản xuất
  • Từ " lộc " . Nghĩa thực : Chồi non lá biếc , " lộc giắt đầy trên lưng " - vành là ngụy trang người lính và " lộc trải đầy nương mạ" - nương mạ xanh non của người nông dân. Nghĩa ẩn dụ : sức sống,phát triển, thế vươn lên mạnh mẽ và những điều tốt đẹp, may mắn đến với người lính ( thắng lợi tiền tuyến) và nông dân ( thành quả ở hậu phương)
  • Điệp ngữ "tất cả như " kết hợp với từ láy " hối hả ", " xôn xao" gợi hình ảnh con nguời trong mọi lĩnh vực đều sôi nổi, nhộn nhịp , khẩn trương.
  • Giọng điệu khỏe khắn,hào hùng,mạnh mẽ
- Suy ngẫm về vẻ đẹp đất nước khi xuân về ( khổ 3 )
  • Nghệ thuật nhân hóa: " đất nước bốn nghìn năm / Vất vả và gian lao " cho thấy chân dung của đất nước. Vừa đau thương, lại vừa tự hào .
=> Khẳng định sức sống bền bỉ mãnh liệt của đất nước. Yêu nước , tin tưởng, tự hào vào đất nước
  • Phép So sánh : " Đất nước như vì sao / Cứ đi lên phía trước". Đất nước mang vẻ đẹp rạng ngời như vì sao trên bầu trời toản sáng vĩnh hằng.
=> Niềm tự hào về đất nước trường tồn, bất diệt, sự lạc quan vào tương lai đất nước.
  • Phụ từ " cứ" kết hợp với động từ " đi lên"
=> Khẳng định sức sống mãnh liệt, kì diệu của một đất nước gan góc,kiên cường, thách thức mọi thế lực tàn bạo
2. Khát vọng hòa nhập và cống hiến của tác giả
c) Trong khổ 4 và khổ 5
- Khát vọng hòa nhập
  • Phép điệp" ta làm"
=> Khát vọng cháy bỏng, mãnh liệt muốn hóa thân vào thiên nhiên, đất trời " làm con chim hót "," làm một cành hoa" và hóa thân vào mọi người" nhập vào hòa ca"
  • Hình ảnh tự nhiên giản dị "con chim hót ","một cành hoa"," một nốt trầm "
=> Ước nguyện đóng góp một phần nhỏ bé của mình làm đẹp cho mùa xuân đất nước. Mong muốn được sống có ích là lẽ tự nhiên
  • Sự chuyển đổi từ đại từ " tôi " thành "ta" thể hiện khát vọng hòa nhập của cá nhân vào cộng đồng. Là lời tâm niệm của Thanh Hải và của chung mọi người
=> ước nguyện trang trọng, thiêng liêng, tha thiết
- Khát vọng cống hiến
  • Ẩn dụ : " mùa xuân nhỏ nhỏ"
=> Ước nguyện hòa nhập, cống hiến nhỏ bé nhưng tốt đẹp, góp phần làm nên mùa xuân đất nước
  • Đảo từ láy " lặng lẽ" lên đầu câu
=> Khiêm tốn, giản dị, tình cảm và thái độ cống hiến trân trọng, tự nguyện, thầm lặng.
  • Hoán dụ : " tuổi hai mươi" - chỉ tuổi trẻ, "tóc bạc " - chỉ tuổi già
=> Khẳng định ước nguyện, khát vọng cống hiến cả cuộc đời.
  • Phép điệp:" dù là"
=> Nhấn mạnh khát vọng dâng hiến sức sống riêng trong mọi hoàn cảnh, mọi điều kiện.
d) Trong khổ 6
  • Nhà thơ muốn cất lên điệu Nam Ai, Nam Bình ; điệu dân ca tha thiết xứ Huế để đón mừng mùa xuân
=> Yêu đời, lạc quan
  • Khúc ca ca ngợi mùa xuân
=> Tạo ấn tượng về một bài ca không dứt. Bài ca về tình yêu cuộc sống, yêu thiên nhiên, đất nước

III. Kết bài : Khái quát lại và nêu cảm nhận về khát vọng và tình yêu thiên nhiên, cuộc sống của tác giả
 
  • Like
Reactions: Maianh2510

croketttd

Học sinh
Thành viên
20 Tháng mười 2017
10
2
21
21
TP Hồ Chí Minh
Mỗi ngày mình sẽ đi 1 phần nhỏ nhé!
PHẦN 1 : LÝ THUYẾT – KIẾN THỨC CƠ BẢN ( Part 2)
A – TIẾNG VIỆT
II- Các biện pháp tu từ tiếng việt
Có hai loại BPTT nhé!
a) Biện pháp tu từ vựng
1, So sánh
:
- Khái niệm :là đối chiếu 2 hoặc nhiều sự vật, sự việc mà giữa chúng có nét tương đồng
- Tác dụng : làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho câu văn
- Phân loại : có hai loại so sánh :
  • ngang bằng (như,giống,tựa như,.... )
  • hơn kém (chẳng bằng,kém,.....)
2, Nhân hóa:
- Khái niệm : Là biện pháp tu từ sử dụng những từ ngữ chỉ hoạt động, tính cách, suy nghĩ, tên gọi ... vốn chỉ dành cho con người để miêu tả đồ vật, sự vật, con vật, cây cối
- Tác dụng : khiến cho sự vật trở nên sinh động, gần gũi, có hồn hơn.
- Phân loại : có 3 loại
  • Dùng từ gọi người để gọi cho bộ phận cơ thể
  • Dùng từ chỉ hoạt động, tính chất của người để chỉ hoạt động, tính chất của vật
  • Trò chuyện , xưng hô với người như với vật
3, Ẩn dụ:
- Khái niệm : là biện pháp tu từ gọi tên sự vật sự việc này để gọi tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng với nó
- Tác dụng : làm tăng sức gợi hình gợi cảm , có tính hàm súc
- Phân loại : 4 loại
  • ẩn dụ hình thức
  • ẩn dụ cách thức
  • ẩn dụ chuyển đổi cảm giác
  • ẩn dụ phẩm chất
4, Hoán dụ:
- Khái niệm : là BPTT gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm này bằng tên của một sự vật, hiện tượng khác có mối quan hệ gần gũi với nó
- Tác dụng : nhằm làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- Phân loại :
  • vật bị chứa đựng và vật chứa đựng
  • Cái cụ thể và cái trừu tượng
  • Dấu hiệu sự vật và sự vật
5, Nói quá: là phép tu từ phóng đại mức độ, quy mô, tính chất của sự vật, hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh, gây ấn tượng, tăng sức biểu cảm.
6, Nói giảm nói tránh là một biện pháp tu từ dùng cách diễn đạt tế nhị, uyển chuyển, nhằm tránh gây cảm giác quá đau buồn, ghê sợ, nặng nề; tránh thô tục, thiếu lịch sự.

b)Biện pháp tu từ cú pháp

1, Điệp từ ngữ

- Khái niệm : Lặp lại từ ngữ, kiểu câu
- Tác dụng: Làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh ,nhấn mạnh ý, tạo cho câu văn, câu thơ, đoạn văn , đoạn thơ giàu âm điệu, nhịp nhàng , hào hùng, mạnh mẽ

2, Liệt kê
- Khái niệm : Là sắp xếp nối tiếp những đơn vị cú pháp cùng loại, các từ ngữ, thành phần câu
- Tác dụng : Nhấn mạnh ý và mục đích nói

3, Chơi chữ
Lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước làm cho câu văn hấp dẫn , thú vị

4, Từ tượng thanh

- Khái niệm: là từ mô phỏng âm thanh của tự nhiên, con người

5, Từ tượng hình
- Khái niệm: là những từ gợi ta hình ảnh,dáng vẻ,trạng thái của sự vật

6, Đảo ngữ ( dảo trật tự cú pháp)
- Khái niệm : Là sự thay đổi cú pháp thông thường trong câu
- Tác dụng : Nhấn mạnh tính chất, đặc điểm ,... của đối tượng miêu tả

7, Câu hỏi tu từ

- Khái niệm : là câu dùng hình thức câu nghi vấn để khẳng định, phủ định, tỏ thái độ , bộc lộ cảm xúc
hình như thiếu thành phần biệt lập? @Kuroko - chan
 

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
ok mình sẽ bổ sung ạ ^^
hình như thiếu thành phần biệt lập? @Kuroko - chan

PHẦN 1 : LÝ THUYẾT – KIẾN THỨC CƠ BẢN ( Part 5)
III - Tổng hợp về câu
a)Câu chia theo cấu tạo ngữ pháp
1, Câu đơn :
- Khái niệm :là Câu do 1 cụm C - V tạo thành
2, Câu đơn mở rộng thành phần:
- Khái niệm : Các thành phần ( TN, CN,VN,PN sau của động từ, danh từ ), có cấu tạo là 1 cụm C-V . Các cụm C-V này bị bao chứa trong các cụm C-V lớn hơn nó
3, Câu rút gọn
- Khái niệm : là câu có thể vắng cả CN và VN
4, Câu đặc biệt
- Khái niệm : Là câu không cấu tạo theo mô hình C-V
5, Câu ghép
- Khái niệm : Là câu do 2 cụm C - V trở lên tạo thành và chúng không bao chứa nhau. Các vế trong câu ghép thường có mỗi quan hệ ý nghĩa khá chặt chẽ với nhau
 
  • Like
Reactions: Kuaq An

Kuaq An

Học sinh mới
Thành viên
27 Tháng năm 2018
1
0
1
20
Hải Phòng
Trường học
ok mình sẽ bổ sung ạ ^^


PHẦN 1 : LÝ THUYẾT – KIẾN THỨC CƠ BẢN ( Part 5)
III - Tổng hợp về câu
a)Câu chia theo cấu tạo ngữ pháp
1, Câu đơn :
- Khái niệm :là Câu do 1 cụm C - V tạo thành
2, Câu đơn mở rộng thành phần:
- Khái niệm : Các thành phần ( TN, CN,VN,PN sau của động từ, danh từ ), có cấu tạo là 1 cụm C-V . Các cụm C-V này bị bao chứa trong các cụm C-V lớn hơn nó
3, Câu rút gọn
- Khái niệm : là câu có thể vắng cả CN và VN
4, Câu đặc biệt
- Khái niệm : Là câu không cấu tạo theo mô hình C-V
5, Câu ghép
- Khái niệm : Là câu do 2 cụm C - V trở lên tạo thành và chúng không bao chứa nhau. Các vế trong câu ghép thường có mỗi quan hệ ý nghĩa khá chặt chẽ với nhau
Bài của bạn rất hay và dễ hiểu.Bạn có thể làm về viếng lăng bác và phép liên kết đc ko
 

Lucifer0810

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng mười hai 2017
152
124
59
20
Nghệ An
THCS Bạch Liêu
bạn có thể làm hướng dẫn cho tất cả các bài thơ văn hk1 và 2 dc ko , mik sắp thi mà phân tích chưa rõ ràng ý còn thiếu nhiều quá
 

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
bạn có thể làm hướng dẫn cho tất cả các bài thơ văn hk1 và 2 dc ko , mik sắp thi mà phân tích chưa rõ ràng ý còn thiếu nhiều quá
https://diendan.hocmai.vn/threads/21-tac-pham-on-thi-vao-10.679161/#post-3432673 bạn phương phân tích rất kĩ lưỡng ở đây nhé !
Bạn có thể xem tại đây để nắm chắc hơn ^^
Bạn loại bỏ Bến Quê , Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ đi nhé!
 
  • Like
Reactions: Đình Hải

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
Các tác phẩm cần ôn tập
  • Chuyện người con gái Nam Xương - Nguyễ Dữ
  • Đồng chí - Chính Hữu
  • Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận
  • Bếp lửa - Bằng Việt
  • Làng - Kim Lân
  • Ánh Trăng - Nguyễn Duy
  • Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải
  • Viếng Lăng Bác - Viễn Phương
  • Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễ Thành Lòng
  • Chiếc lược ngà - Nguyễn Quang Sáng
  • Sang Thu - Hữu Thỉnh
  • Những ngôi sao xa xôi - Lê Minh Khuê
  • Bài thơ về tiểu đội xe không kính - Phạm Tiến Duật
  • Truyện Kiều - Nguyễn Du
  • Hoàng Lê Nhất Thống Trí - Ngô Gia Văn Phái
Chú Ý :
Cần chú ý ở mỗi tác phẩm như sau :
1. Về Tác giả :
  • Tên
  • năm sinh - mất
  • PCST
  • Đề Tài
  • Giải Thường
  • Nét tiêu biểu
2, Về Tác phẩm
  • HCST
  • Xuất xứ
  • Ý nghĩa nhan đề
  • Tóm tắt
  • Mạch cảm xúc
  • Nghệ thuật
3, Phân tích
  • Biện pháp nghệ thuật ( cái đặc sắc)
  • Ý nghĩa của câu , từ
  • Bám vào luận điểm, từ ngữ quan trọng mà phân tích
 

Hiểu Lam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tư 2017
1,167
1,857
259
21
Trái Đất
Vậy em và các bạn cùng nhau bổ sung thêm để hoàn thiện nội dung ôn thi vào lớp 10 môn văn cho các bạn đi em :D
.Từ loại
1.Danh từ:từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm
Đặc điểm: có thể kết hợp các từ chỉ số lượng ở phía trước, chỉ từ và các từ ngữ khác ở phía sau để tạo cụm danh từ.
Chức vụ điển hình trong câu làm chủ ngữ, khi làm vị ngữ kết hợp với từ LÀ ở phía trước.
Danh từ chia làm hai loại lớn:
a.DT chỉ sự vật nêu tên từng loại vật, từng cá thể người, vật, hiện tượng…:
DT này chia làm 2 loại:
+DT chung chỉ chung người vật
+DT riêng tên riêng từng người, từng vật, từng địa phương.
b.DT chỉ đơn vị dùng tính đếm. DT chỉ đơn vị gồm 2 loại nhỏ:
+ DT chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ):cái, con, sự , nỗi, niềm, cuộc…
+DT chỉ đơn vị quy ước. Trong DT này có:
DT chỉ đơn vị chính xác:mét, tạ tấn…
DT chỉ đơn vị ước chừng: không chính xác ( thúng, ngụm, rá…
*CỤM DANH TỪCụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và phức tạp hơn một mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như danh từ

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau


t2

t 1

Lượng từ

Số từ
[TBODY] [/TBODY]

T1

T2

DT đơn vị

DT sự vật
[TBODY] [/TBODY]

S1

S2

Từ, cụm từ,c-v

Chỉ từ: ấy, này, kia…
[TBODY] [/TBODY]
[TBODY] [/TBODY]
Tất cả ba chiếc bàn cũ bằng gỗ lim ba tôi mua ấy
Tất cả hai mươi học sinh thầy giáo phạt kia
2. Động từ:là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật, phía trước kết hợp với phó từ thời gian và cầu khiến: đã, sẽ, đang,cũng, hãy, đừng , chớ…Chức vụ điển hình trong câu là làm vị ngữ, khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang…
Có hai loại động từ:
a- Động từ tình thái: thường đòi hỏi động từ khác đi kèm: cần, toan, dám…
b- Động từ chỉ hoạt động, trạng thái: không đòi hỏi động từ khác đi kèm: đi,ăn, chạy…Nhóm động từ này chia làm:
+Động từ chỉ hoạt động: trả lời câu hỏi làm gì?VD: đi, hát
+Động từ chỉ trạng thái: trả lời câu hỏi làm sao?, thế nào?
VD: buồn, giận
CỤM ĐỘNG TỪ:
Là một tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa.
Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và phức tạp hơn một mình động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như động từ

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

Phó từ cầu khiến: hãy, đừng
Phó từ thời gian: đã, sẽ

Động từ

Từ, cụm từ, c-v
[TBODY] [/TBODY]
VD: học ngữ pháp, học môn ngữ pháp, Thấy cây ngã
3,Tính từ:là từ chỉ đặc điểm ,tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái . Tính từ có thể kết hợp với từ đã , đang, sẽ, rất, hơi, quá, lắm để tạo thành cụm tính từ, Khả năng kết hợp với :Hãy, đừng chớ rất hạn chế. Tính từ có khả năng làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu ( nhưng khả năng làm vị ngữ rất hạn chế)
Có hai loại tính từ:
a.Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ)
b.Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ)
VD: rất đẹp, không nối rất vàng hoe
CỤM TÍNH TỪ:

Phần trước

Phần trung tâm

Phần sau

Phó từ cầu khiến mức độ: rất, hơi, quá…

tính từ

Từ, cụm từ, c-v
[TBODY] [/TBODY]
Phụ ngữ trước: biểu thị quan hệ thời gian, tiếp diễn, mức độ, khẳng định , phủ định
Phụ ngữ sau: biểu thị so sánh, mức độ, nguyên nhân…
4. Số từ: chỉ số đếm, và số thứ tự. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ, khi biểu thị số thứ tự đứng sau danh từ. Chú ý: đôi, cặp, vạn, trăm-là danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng
5.Lượng từ : Từ dùng chỉ lượng ít hoặc nhiều của sự vật. Lượng từ chia thành hai nhóm
a.Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể ( tất cả, toàn thể, cả …)
b. Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối
6. Chỉ từ: dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định định vị sự vật trong không gian và thời gian .VD: đấy, đây, đó
7. Quan hệ từ: dùng để liên kết , nối từ với từ vế câu, câu
VD: của, và ,với, ở, của , bằng, để , từ , đến, như, về, mà , cùng, còn, cũng như, hay
Cặp quan hệ từ: vì…nên, nếu…thì, tuy…nhưng,
8. Trợ từlà những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó Ví dụ: những, có, chính, đích ..
9.Thán từLà những từ bộc lộ tình cảm, xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt
-Thán từ: gồm 2 loại chính
+Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc (a, ái, ơ, ô hay, than ôi, trời ơi…)
+Thán từ gọi đáp (này, ơi..)
10.Tình thái từ:
Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói, một số loại tình thái từ thường gặp :
+Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ…
+Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với…
+ Tình thái từ cảm thán: thay, sao…
+Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà…
11. Phó từ: đi kèm động từ và tính từ, bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ
Các phó từ:+ Thời gian (đã, đang…) +mức độ (rất, hơi …) Tiếp diễn (vẫn,còn) +Phủ định (không, chẳng, chưa…) + Cầu khiến (hãy, đừng…) Kết quả và hướng: rồi, xong , ra, vào +Khả năng: được
12. Đại từ: từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt , tính chất…được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định. Đại từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ. Đại từ gồm có 2 loại:
*.Đại từ để trỏ: gồm có
+Trỏ vào người, sự vật (đại từ xưng hô ): ông chú, tôi…
+Trỏ số lượng: mấy, bấy nhiêu…
+Trỏ vào hoạt động, tính chất sự việc: thế , vậy..
*Đại từ để hỏi: gồm có
+Hỏi về người, sự vật (đại từ xưng hô ): ai, gì..
+Hỏi về số lượng: mấy, bao nhiêu…
+Hỏi về hoạt động, tính chất sự việc: sao, thế nào..
 
  • Like
Reactions: Đình Hải

Lucifer0810

Học sinh chăm học
Thành viên
18 Tháng mười hai 2017
152
124
59
20
Nghệ An
THCS Bạch Liêu
vậy theo các bạn thì văn nên học kiểu nào thì nhớ lâu nhất ? dễ hk nhất
Vẽ sơ đồ tư duy hay hk thuộc
 
  • Like
Reactions: Kuroko - chan

Hiểu Lam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
24 Tháng tư 2017
1,167
1,857
259
21
Trái Đất
vậy theo các bạn thì văn nên học kiểu nào thì nhớ lâu nhất ? dễ hk nhất
Vẽ sơ đồ tư duy hay hk thuộc
Tùy thuộc thôi bạn, sơ đồ tư duy giúp ta nắm key để học, còn học thuộc là học toàn bộ...Nhưng theo mình nên học key sẽ tốt hơn...
 
  • Like
Reactions: Lucifer0810

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
.Từ loại
1.Danh từ:từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm
Đặc điểm: có thể kết hợp các từ chỉ số lượng ở phía trước, chỉ từ và các từ ngữ khác ở phía sau để tạo cụm danh từ.
Chức vụ điển hình trong câu làm chủ ngữ, khi làm vị ngữ kết hợp với từ LÀ ở phía trước.
Danh từ chia làm hai loại lớn:
a.DT chỉ sự vật nêu tên từng loại vật, từng cá thể người, vật, hiện tượng…:
DT này chia làm 2 loại:
+DT chung chỉ chung người vật
+DT riêng tên riêng từng người, từng vật, từng địa phương.
b.DT chỉ đơn vị dùng tính đếm. DT chỉ đơn vị gồm 2 loại nhỏ:
+ DT chỉ đơn vị tự nhiên (loại từ):cái, con, sự , nỗi, niềm, cuộc…
+DT chỉ đơn vị quy ước. Trong DT này có:
DT chỉ đơn vị chính xác:mét, tạ tấn…
DT chỉ đơn vị ước chừng: không chính xác ( thúng, ngụm, rá…
*CỤM DANH TỪCụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và phức tạp hơn một mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như danh từ
Phần trướcPhần trung tâmPhần sau
t2t 1
Lượng từSố từ
[TBODY] [/TBODY]
T1T2
DT đơn vịDT sự vật
[TBODY] [/TBODY]
S1S2
Từ, cụm từ,c-vChỉ từ: ấy, này, kia…
[TBODY] [/TBODY]
[TBODY] [/TBODY]
Tất cả ba chiếc bàn cũ bằng gỗ lim ba tôi mua ấy
Tất cả hai mươi học sinh thầy giáo phạt kia
2. Động từ:là từ chỉ hoạt động, trạng thái của sự vật, phía trước kết hợp với phó từ thời gian và cầu khiến: đã, sẽ, đang,cũng, hãy, đừng , chớ…Chức vụ điển hình trong câu là làm vị ngữ, khi làm chủ ngữ, động từ mất khả năng kết hợp với các từ đã, sẽ, đang…
Có hai loại động từ:
a- Động từ tình thái: thường đòi hỏi động từ khác đi kèm: cần, toan, dám…
b- Động từ chỉ hoạt động, trạng thái: không đòi hỏi động từ khác đi kèm: đi,ăn, chạy…Nhóm động từ này chia làm:
+Động từ chỉ hoạt động: trả lời câu hỏi làm gì?VD: đi, hát
+Động từ chỉ trạng thái: trả lời câu hỏi làm sao?, thế nào?
VD: buồn, giận
CỤM ĐỘNG TỪ:
Là một tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa.
Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và phức tạp hơn một mình động từ, nhưng hoạt động trong câu giống như động từ
Phần trướcPhần trung tâmPhần sau
Phó từ cầu khiến: hãy, đừng
Phó từ thời gian: đã, sẽ
Động từTừ, cụm từ, c-v
[TBODY] [/TBODY]
VD: học ngữ pháp, học môn ngữ pháp, Thấy cây ngã
3,Tính từ:là từ chỉ đặc điểm ,tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái . Tính từ có thể kết hợp với từ đã , đang, sẽ, rất, hơi, quá, lắm để tạo thành cụm tính từ, Khả năng kết hợp với :Hãy, đừng chớ rất hạn chế. Tính từ có khả năng làm vị ngữ, chủ ngữ trong câu ( nhưng khả năng làm vị ngữ rất hạn chế)
Có hai loại tính từ:
a.Tính từ chỉ đặc điểm tương đối (có thể kết hợp với từ chỉ mức độ)
b.Tính từ chỉ đặc điểm tuyệt đối (không thể kết hợp với từ chỉ mức độ)
VD: rất đẹp, không nối rất vàng hoe
CỤM TÍNH TỪ:
Phần trướcPhần trung tâmPhần sau
Phó từ cầu khiến mức độ: rất, hơi, quá… tính từTừ, cụm từ, c-v
[TBODY] [/TBODY]
Phụ ngữ trước: biểu thị quan hệ thời gian, tiếp diễn, mức độ, khẳng định , phủ định
Phụ ngữ sau: biểu thị so sánh, mức độ, nguyên nhân…
4. Số từ: chỉ số đếm, và số thứ tự. Khi biểu thị số lượng sự vật, số từ thường đứng trước danh từ, khi biểu thị số thứ tự đứng sau danh từ. Chú ý: đôi, cặp, vạn, trăm-là danh từ chỉ đơn vị gắn với ý nghĩa số lượng
5.Lượng từ : Từ dùng chỉ lượng ít hoặc nhiều của sự vật. Lượng từ chia thành hai nhóm
a.Nhóm chỉ ý nghĩa toàn thể ( tất cả, toàn thể, cả …)
b. Nhóm chỉ ý nghĩa tập hợp hay phân phối
6. Chỉ từ: dùng để trỏ vào sự vật nhằm xác định định vị sự vật trong không gian và thời gian .VD: đấy, đây, đó
7. Quan hệ từ: dùng để liên kết , nối từ với từ vế câu, câu
VD: của, và ,với, ở, của , bằng, để , từ , đến, như, về, mà , cùng, còn, cũng như, hay
Cặp quan hệ từ: vì…nên, nếu…thì, tuy…nhưng,
8. Trợ từlà những từ chuyên đi kèm một từ ngữ trong câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ đánh giá sự vật, sự việc được nói đến ở từ ngữ đó Ví dụ: những, có, chính, đích ..
9.Thán từLà những từ bộc lộ tình cảm, xúc của người nói hoặc dùng để gọi đáp.Thán từ thường đứng ở đầu câu, có khi nó được tách ra thành một câu đặc biệt
-Thán từ: gồm 2 loại chính
+Thán từ bộc lộ tình cảm, cảm xúc (a, ái, ơ, ô hay, than ôi, trời ơi…)
+Thán từ gọi đáp (này, ơi..)
10.Tình thái từ:
Tình thái từ là những từ được thêm vào câu để tạo câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán và để biểu thị các sắc thái tình cảm của người nói, một số loại tình thái từ thường gặp :
+Tình thái từ nghi vấn: à, ư, hả, hử, chứ…
+Tình thái từ cầu khiến: đi, nào, với…
+ Tình thái từ cảm thán: thay, sao…
+Tình thái từ biểu thị sắc thái tình cảm: ạ, nhé, cơ, mà…
11. Phó từ: đi kèm động từ và tính từ, bổ sung ý nghĩa cho động từ và tính từ
Các phó từ:+ Thời gian (đã, đang…) +mức độ (rất, hơi …) Tiếp diễn (vẫn,còn) +Phủ định (không, chẳng, chưa…) + Cầu khiến (hãy, đừng…) Kết quả và hướng: rồi, xong , ra, vào +Khả năng: được
12. Đại từ: từ dùng để trỏ người, sự vật, hoạt , tính chất…được nói đến trong một ngữ cảnh nhất định. Đại từ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ, phụ ngữ của danh từ, động từ, tính từ. Đại từ gồm có 2 loại:
*.Đại từ để trỏ: gồm có
+Trỏ vào người, sự vật (đại từ xưng hô ): ông chú, tôi…
+Trỏ số lượng: mấy, bấy nhiêu…
+Trỏ vào hoạt động, tính chất sự việc: thế , vậy..
*Đại từ để hỏi: gồm có
+Hỏi về người, sự vật (đại từ xưng hô ): ai, gì..
+Hỏi về số lượng: mấy, bao nhiêu…
+Hỏi về hoạt động, tính chất sự việc: sao, thế nào..
Cảm ơn ạ ^^
vậy theo các bạn thì văn nên học kiểu nào thì nhớ lâu nhất ? dễ hk nhất
Vẽ sơ đồ tư duy hay hk thuộc
Vẽ sơ đồ tư duy nhé cậu !
đừng học lan man nhé!
 

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
mk cần nè bn cho mk dàn bài nhân vật phương định đi chi tiết vào nhé cám ơn
Hi vọng có thể giúp cậu ^^
https://diendan.hocmai.vn/threads/21-tac-pham-on-thi-vao-10.679161/page-2 bạn có thể tham khảo ở đây. Bài viết thứ 27

a) Hoàn cảnh sống và làm việc :
  • Ba cô gái
  • ở một hang dưới chân một cao điểm , giữa một vùng trọng điểm
  • Đường bị đánh lở loét, màu đát trắng, đỏ lẫn lộn
  • Hai cây bên đường .......... trong đất
  • Công việc là : Trinh sát mặt đường ,Đo lượng đất cần san lấp hố bom, Đếm bom chưa nổ, cần thi phá bom
=> Công việc khó khăn, nguy hiểm luôn cận kề cái chết
b) Vẻ đẹp ngoại hình
  • Là một cô gái Hà Nội khá, trẻ trung,xinh đẹp
  • Mắt nâu, dài dài, hay nheo lại như chói nắng, có cái nhìn xa xăm
  • Cái cổ cao kiêu hãnh như đài hoa loa kèn
  • Bím tóc dày, khá mềm
=> Các anh pháo thủ , lái xe hay viết thư dài gửi đường dây hoặc hỏi thăm

c) Vẻ đẹp tâm hồn

  • Thích người những anh bộ đội mà không nói " Nhưng chẳng qua tôi điệu thế thôi. Thực tình trong suy nghĩ của tôi ...... có ngôi sao trên mũ "
  • Thích hát:" tôi mê hát" , " Thích những hành khúc bộ đội ......Phải lấy giọng thật trầm"
  • Thích bịa lời " Thường cứ thuộc một ......một mình "
  • Thích ngắm mắt mình trong gương
  • Thích cơn mưa đá
  • Thích ngồi bó gối mơ màng
  • Thích nhớ về kỉ niệm kho ở thành phố ,....
=> Hồn nhiên, nhạy cảm
d) Trong 1 lần phá bom
  • Không đi khom -> lòng tự trọng cao
  • Yêu công việc và quan sát kĩ quả bom
  • Tinh thần trách nhiệm cao" Có nghĩ tới cái chết .... châm mìn lần thứ hai?"
  • Gan dạ, dũng cảm
e) Đón nhận cơm mưa đá: Nhớ về tuổi thơ
  • Bà bán kem đầu ngõ
  • Ngôi sao trên bầu trời thành phố
  • Mẹ
  • Cái cửa sổ
  • .....
=> Động lực để cô tiếp tục chiến đấu, mạnh mẽ và vững vàng hơn

f) Quan tâm chăm sóc đồng đội
- Hiểu rõ tính cách, sở thích của từng người
- Khi Nho và chị Thao đi làm nhiệm vụ
  • Lo lắng :"Có gì lý thú đâu nếu các bạn tôi không quay về ?"
  • Gắt với đại đội trưởng
  • ..
- Khi Nho bị thương
  • Pha sữa cho nho
  • Băng bó vết thương
  • Tiêm thuốc
  • Thích hát, chị thao bảo hát nhưng đâm ra cáu với chị thao ( Lo lắng cho nho)
=> Quan tâm tới đồng đội sâu sắc
 

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
Nói với con - Y Phương
I - Tìm hiểu chung

1. Tác giả:
Y Phương
  • Sinh năm 1948
  • Người dân tộc Tày.
  • Quê : Trùng Khánh - Cao Bằng
  • Thơ ông thể hiện tâm hồn chân thật, mạnh mẽ và trong sáng,cách tư duy giàu hình ảnh của người miền núi.
2. Tác phẩm:
a. Hoàn cảnh sáng tác:

- Bài thơ ra đời vào năm 1980 – khi đời sống tinh thần vàvật chất của nhân dân cả nước nói chung, nhân dân các dân tộc thiểu số ở miền núi nói riêng vô cùng khó khăn, thiếu thốn.
- Nhà thơ tâm sự: “Đó là thời điểm đất nước ta gặp vô vàn khó khăn… Bài thơ là lời tâm sự của tôi vớiđứa con gái đầu lòng. Tâm sự với con, còn là tâm sự với chính mình. Nguyên dothì nhiều, nhưng lí do lớn nhất để bài thơ ra đời chính là lúc tôi dường nhưkhông biết lấy gì để vịn, để tin. Cả xã hội lúc bấy giờ đang hối hả, gấp gápkiếm tìm tiền bạc. Muốn sống đàng hoàng như một con người, tôi nghĩ phải bámvào văn hóa. Phải tin vào những giá trị tích cực, vĩnh cửu của văn hóa. Chínhvì thế, qua bài thơ ấy, tôi muốn nói rằng chúng ta phải vượt qua sự ngặt nghèo,đói khổ bằng văn hóa”.
-> Từ hiện thức khó khăn ấy, nhà thơ viết bài thơ này đểtâm sự với chính mình, động viên mình, đồng thời để nhắc nhở con cái sau này.
b. Xuất xứ:
- Trích trong " thơ Việt Nam 1945 - 1985"
c. Bố cục: 2 phần:
- Phần 1: Từ đầu đến “Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời”:Người cha nói với con cội nguồn sinh dưỡng
- Phần 2: Còn lại: Người cha nói với con về tình cảm quê hương và bước trên đường đời

d.Nhan đề:
- Nói với con là lời dạy bảo của người cha về tình yêu thương của cha mẹ, sự đùm bọc của quê hương dành cho con. Dặn con phải biết kế tục và phát huy truyền thống
II – Đọc – hiểu văn bản:
1. Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người
.
- Đến với bài thơ, ta thấy điều đầu tiên Y Phương muốn nóivới con chính là cội nguồn sinh dưỡng mỗi con người – tình yêu thương vô bờ bến mà cha mẹ dành cho con – tình gia đình:
"Chân phải bước tới cha
Chân trái bước tới mẹ
Một bước chạm tiếngnói
Hai bước tới tiếng cười."

  • Nhịp thơ 2/3, cấu trúc đối xứng, nhiều từ được láy lại,tạo ra một âm điệu tươi vui, quấn quýt: “chân phải” – “chân trái”, rồi “mộtbước” – “hai bước”, rồi lại “tiếng nói” – “tiếng cười”….
  • Bằng những hình ảnh cụ thể, giàu chất thơ kết hợp với nétđộc đáo trong tư duy, cách diễn đạt của người miền núi, bốn câu thơ mở ra khungcảnh một gia đình ấm cúng, đầy ắp niềm vui, đầy ắp tiếng nói cười.
  • Lời thơ gợi vẽ ra trước mắt người đọc hình ảnh em bé đangchập chững tập đi, đang bi bô tập nói, lúc thì sa vào lòng mẹ, lúc thì níu lấytay cha.
  • Ta có thể hình dung được gương mặt tràn ngập tình yêuthương, ánh mắt long lanh rạng rỡ cùng với vòng tay dang rộng của cha mẹ đưa rađón đứa con vào lòng.
  • Từng câu, từng chữ đều toát lên niềm tự hào và hạnh phúctràn đầy.Cả ngôi nhà như rung lên trong “tiếng nói”, “tiếng cười” của cha, củamẹ.Mỗi bước con đi, mỗi tiếng con cười đều được cha mẹ đón nhận, chăm chút mừngvui. Trong tình yêu thương, trong sự nâng niu của cha mẹ, con lớn khôn từng ngày.
=> Tình cha mẹ - con cái thiêng liêng, sâu kín, mối dâyràng buộc, gắn kết gia đình bền chặt đã được hình thành từ những giây phút hạnhphúc bình dị, đáng nhớ ấy. Lời thơ ngay từ đầu đã chạm đến sợi dâytình cảm gia đình sâu kín của mỗi con người nên tạo được sự đồng cảm, rung động sâu sắc đến độc giả.
- Cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con người được Y Phương nóiđến không chỉ là gia đình mà còn là quê hương, là thiên nhiên tươi đẹp và thấmđượm nghĩa tình. Như bầu sữa tinh thần thứ hai, quê hương với
cuộc sống laođộng, với thiên nhiên tươi đẹp, tình nghĩa đã nuôi dưỡng, sẻ chia giúp cho contrưởng thành.
Đó là:
"Người đồng mình yêulắm, con ơi!
Đan lờ cài nan hoa
Vách nhà ken câu hát."

  • Quê hương hiện ra qua hình ảnh của người đồng mình. Nóivới con về những “người đồng mình”, nhà thơ như đang giới thiệu ân cần đây lànhững người bản mình, người vùng mình, người dân quê mình gần gũi, thân thương.
=> Cách gọi như thế, cùng với hô ngữ “con ơi” khiến lờithơ trở nên tha thiết, trìu mến.
  • Người đồng mình là những con người đáng yêu, đáng quý:“Đan lờ cài nan hoa – Vách nhà ken câu hát”. Cuộc sống lao động cần cù và tươivui của họ được gợi ra qua những hình ảnh thật đẹp!
  • Những nan nứa,nan tre dưới bàn tay tài hoa của người quê mình đã trở thành “nan hoa”. Váchnhà không chỉ ken bằng tre, gỗ mà còn được ken bằng những câu hát si, hát lượn.
  • Các động từ “cài”, “ken” vừa miêu tả chính xác động táckhéo léo trong lao động vừa gợi sự gắn bó, quấn quýt của những con người quêhương trong cuộc sống lao động.
-=> Cái “yêu lắm” của “người đồng mình” là gì nếu khôngphải là cốt cách tài hoa, là tinh thần vui sống?
Phải chăng, ẩn chứa bên trongcái dáng vẻ thô mộc là một tâm hồn phong phú, lãng mạn biết bao?
  • Quê hương với những con người tài hoa, tâm hồn lãng mạn,cũng là quê hương với thiên nhiên thơ mộng, nghĩa tình:
"Rừng cho hoa
Con đường cho nhữngtấm lòng."

  • Nếu như hình dung về một vùng núi cụ thể, chắc hẳn mỗi ngườicó thể gắn nó với những hình ảnh khác cách nói của Y Phương: là thác lũ, là bạt ngàn cây hay rộn rã tiếng chim thú hoặc cả những âm thanh “gió gào ngàn, giọngnguồn thét núi”, những bí mật của rừng thiêng….. Nhưng Y Phương chỉ chọn một hình ảnh thôi, hình ảnh “hoa” để nói về cảnh quan của rừng. Nhưng hình ảnh ấycó sức gợi rất lớn, gợi về những gì đẹp đẽ và tinh tuý nhất. Hoa trong “Nói vớicon” có thể là hoa thực - như một đặc điểm của rừng và khi đặt trong mạch củabài thơ, hình ảnh này là một tín hiệu thẩm mĩ góp phần diễn đạt điều tác giả đang muốn khái quát: chính những gì đẹpđẽ của quê hương đã hun đúc nên tâm hồn cao đẹp của con người ở đó.Từ “cho” mang nặng nghĩa tình. Thiênnhiên đem đến cho con người những thứ cần để lớn, giành tặng cho con người những gì đẹp đẽ nhất.Thiên nhiên đã che chở, nuôi dưỡng con người cả về tâm hồn và lối sống.
=> Bằng cách nhân hoá “rừng” và “con đường” qua điệp từ“cho”, người đọc có thể nhận ra lối sống tình nghĩa của “người đồng mình”. Quêhương ấy chính là cái nôi để đưa con vào cuộc sống êm đềm.
  • Sung sướng ôm con thơ vào lòng, người cha nói với con vềkỉ niệm có tính chất khởi đầu cho hạnh phúc gia đình:
Cha mẹ mãi nhớ về ngàycưới
Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời.

=> Mạch thơ có sựđan xen, mở rộng : từ tình cảm gia đình mà nói tới quê hương.
=> Đoạn thơ vừa làmột lời tâm tình ấm áp, vừa là một lời dặn dò đầy tin cậy của người cha traogửi tới con.
=> Bằng những hìnhảnh thơ đẹp,giản dị bằng cách nói cụ thể, độc đáo mà gần gũi của người miềnnúi, người cha muốn nói với con rằng:vòng tay yêu thương của cha mẹ, gia đình,nghĩa tình sâu nặng của quê hương làng bản- đó là cái nôi đã nuôi con khôn lớn,là cội nguồn sinh dưỡng của con. Con hãy khắc ghi điều đó.
2. Đức tính tốt đẹp của người đồng mình.
- Trong cái ngọt ngào của kỉ niệm về gia đình và quê hương,người cha đã tha thiết nói với con về những phẩm chất tốt đẹp của người đồng mình.
a. Người đồng mìnhbiết lo toan và giàu mơ ước ( Giàu ý chí, nghị lực ).
- Người đồng mình không chỉ là những con người giản dị, tàihoa trong cuộc sống lao động mà còn là những con người biết lo toan và giàu mơước: Người đồng mình thươnglắm con ơi!
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chi lớn.

  • Nếu trên kia “ yêu lắm con ơi”– yêu cuộc sống vui tươibình dị, yêu bản làng thơ mộng, yêu những tấm lòng chân thật nghĩa tình, thìđến đây người cha nói “thương lắm con ơi”– bởi sau từ “thương” đó là những những nỗi vất vả, gian khó của con người quêhương -> Người cha biểu lộ tình cảm yêu thương chân thành về gian truân, thửthách cùng ý chí mà người đồng mình đã trải qua.
  • Bằng cách tư duy độc đáo của người miền núi, Y Phương đãlấy cái cao vời vợi của trời để đo nỗi buồn, lấy cái xa của đất để đo ý chí conngười.
  • Sắp xếp tính từ “cao”, “xa” trong sự tăng tiến, nhà thơcho thấy khó khăn, thử thách càng lớn thì ý chícon người càng mạnh mẽ.
=> Có thể nói, cuộc sống của người đồng mình còn nhiềunỗi buồn, còn nhiều bộn bề thiếu thốn song họ sẽ vượt qua tất cả, bởi họ có ýchí và nghị lực, họ luôn tin tưởng vào tương lai tốt đẹp của dân tộc.
b. Người đồng mìnhdù sống trong nghèo khổ, gian nan vẫn thủy chung gắn bó với quê hương,
cộinguồn.

Sống trên đá không chêđá gập gềnh
Sống trong thung khôngchê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống ghềnh
Không lo cực nhọc

  • Phép liệt kê với những hỉnh ảnh ẩn dụ “đá gập gềnh”,“thung nghèo đói” -> gợi cuộc sống đói nghèo, khó khăn, cực nhọc.
  • Vận dụng thành ngữ dân gian “Lên thác xuống ghềnh”, ý thơgợi bao nỗi vất vả, lam lũ.
=> Những câu thơ dài ngắn, cùng những thanh trắc tạo ấntượng về cuộc sống trắc trở, gian nan, đói nghèocủa quê hương.
  • Điệp ngữ “sống”, “không chê” và điệp cấu trúc câu cùnghình ảnh đối xứng đã nhấn mạnh: người đồng mình có thể nghèo nàn, thiếu thốn vềvật chất nhưng họ không thiếu ý chí và quyết tâm. Người đồng mìnhchấp nhận và thủy chung gắn bó cùng quê hương, dẫu quê hương có đói nghèo, vấtvả. Và phải chăng, chính cuộc sống nhọc nhằn, đầy vất vả khổ đau ấy đã tôiluyện cho chí lớn để rồi tình yêu quê hương sẽ tạo nên sức mạnh giúp họ vượtqua tất cả.
  • Phép so sánh “Sống như sông như suối” gợi vẻ đẹp tâm hồnvà ý chí của người đồng mình. Gian khó là thế, họ vẫn tràn đầy sinh lực, tâmhồn lãng mạn, khoáng đạt như hình ảnh đại ngàn của sông núi. Tình cảm của họ trong trẻo, dạt dào như dòng suối, con sống trước niềm tin yêu cuộc sống, tin yêu con người.
c. Người đồng mìnhcó ý thức tự lập, tự cường và tinh thần tự tôn dân tộc:
- Phẩm chất của người của con người quê hương còn được ngườicha ca ngợi qua cách nói đối lập tươngphản giữa hình thức bên ngoài và giá trị tinh thần bên trong, nhưng rất đúngvới người miền núi:
Người đồng mình thô sơ da thịt
Chẳng mấy ai nhỏ béđâu con

  • Lời thơ mộc mạc, giản dị nhưng chứa bao tâm tình.
  • Cụm từ “thô sơ da thịt” là cách nói bằng hình ảnh cụ thểcủa bà con dân tộc Tày, ngợi ca nhữngcon người mộc mạc, giản dị, chất phác, thật thà, chịu thương, chịu khó.
  • Cụm từ “chẳng nhỏ bé” khẳng định sự lớn lao của ý chí, củanghị lực, cốt cách và niềm tin.
=> Sự tương phản này đã tôn lên tầm vóc của người đồngmình. Họ mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin.Họ có thể “thô sơ da thịt” nhưngkhông hề nhỏ bé về tâm hồn, về ý chí, về mong ước xây dựng quê hương:

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương
Còn quê hương thì làmphong tục.

  • Lối nói đậm ngôn ngữ dân tộc – độc đáo mà vẫn chứa đựng ývị sâu xa.
  • Hình ảnh “Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương” vừamang tính tả thực ( chỉ truyền thống làm nhà kê đá cho cao của người miền núi),vừa mang ý nghĩa ẩn dụ sâu sắc.
  • Người đồng mình bằng chính bàn tay và khối óc, bằng sứclao động đã xây dựng và làm đẹp giàu cho quê hương, xây dựng để nâng tầm quêhương.
  • Còn quê hương là điểm tựa tinh thần với phong tục tập quánnâng đỡ những con người có chí khí và niềm tin.
=> Câu thơ đã khái quát về tinh thần tự tôn dân tộc, về ýthức bảo vệ nguồn cội, bảo tồn những truyền thống quê hương tốt đẹp của ngườiđồng mình.
- Khép lại đoạn thơ bằng âm hưởng của một lời nhắn nhủ trìumến với biết bao niềm tin hi vọng của người cha đặt vào đứa con yêu:
Con ơi tuy thô sơ dathịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ béđược
Nghe con.

  • Ý thơ “Tuy thô sơ da thịt” và “không bao giờ nhỏ bé” đượclặp lại với bốn câu thơ trước đó càng trở nên da diết, khắc sâu trong lòng convề những phẩm chất cao đẹp của “người đồng mình”. hocvanlop9 Nhưng hai tiếng“Lên đường” cho thấy người con đã lớn khôn và tạm biệt gia đình – quê hương đểbước vào một trang đời mới.
  • Trong hành trang của người con mang theo khi “lên đường”có một thứ quí giá hơn mọi thứ trên đời, đó là ý chí, nghị lực, truyền thốngquê hương. Lời dặn của cha thật mộc mạc, dễ hiểu, thấm thía, ẩn chứa niềm hivọng lớn lao của cha, hi vọng đứa con sẽ tiếp tục vững bước trên đường đời,tiếp nối truyền thống và làm vẻ vang quê hương.
  • Hai tiếng “Nghe con” lắng đọng bao cảm xúc, ẩn chứa tìnhyêu thương vô bờ bến của cha dành cho con. Câu thơ còn gợi ra một cảnh tượngcảm động đang diễn ra lúc chia li: cha hiền từ âu yếm nhìn con, xoađầu con vàngười con ngoan ngoãn cúi đầu lắng nghe lời cha dặn.
=> Ca ngợi nhữngđức tính tốt đẹp của người đồng mình, cha mong con sống có tình nghĩa với quêhương, phải giữ đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của cha ông từ bao đời để lại. Hơnnữa, con phải biết chấp nhận gian khó và vươn lên bằng ý chí của mình.
=> Người cha muốncon hiểu và cảm thông với cuộc sống khó khăn của quê hương, tự hào về truyềnthống quê hương, tự hào về dân tộc để vững bước trên con đường đời, để tự tintrong cuộc sống.
=> Người cha trongbài thơ của Y Phương đã vun đắp cho con một hành trang quí vào đời.
Nếu mẹ làbông hoa cho con cài lên ngực
thì cha là cánh chim cho con bay thật xa.
Nếu mẹc ho con những lời ngọt ngào yêu thương vỗ về
thì cha cho con tinh thần ý chínghị lực, ước mơ khát vọng, lối sống cao đẹp
.
=> Giọng thơ thiếttha, trìu mến nhưng lại trang nghiêm. Các hình ảnh thơ cụ thể mà có tính khái quát, mộc mạc mà vẫn giàu chất thơ.
=> Đoạn thơ chứachan ý nghĩa,mộc mạc, đằm thắm mà sâu sắc. Nó tựa như một khúc ca nhẹ nhàng mà âm vang. Lời thơ tâm tình của người cha sẽ là hành trang đi theo con suốt cuộcđời và có lẽ mãi mãi là bài học bổ ích cho các bạn trẻ - bài học về niềm tin,nghị lực,ý chí vươn lên.

III - Tổng kết:
1 ) Nghệ thuật:
  • Giọng điệu trìu mến, thiết tha
  • Nhịp điệu nhẹ nhàng, bay bổng . lúc mạnh mẽ, âm vang
  • Ngôn ngữ cụ thể, giàu sức khái quát, bao hàm nhiều ý nghĩa
  • Hình ảnh thơ giản dị, độc đáo
2) Nội dung
- Thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng. Ca ngợi truyền thống cần cù , sức sosongs mạnh mẽ của dân tộc và quê hương. Bài thơ giúp ta hiểu thêm truyền thống quê hương có ý chí vươn lên trong cuộc sống.

@bùi minh nhật
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Đình Hải

Kuroko - chan

Học sinh tiêu biểu
HV CLB Hội họa
Thành viên
27 Tháng mười 2017
4,573
7,825
774
21
Hà Nội
Trường Đời
Aiza
mai tụi mình thi lên cấp rồi đấy hôm nay tớ chỉ tổng hợp lại kiến thức thôi nhé !
TỔNG HỢP KIẾN THỨC
I . Phần tiếng việt
  • Các loại câu chia theo mục đích nói ,..
  • Thành phần biệt lập
  • Hình thức đối thoại, độc thoại , độc thoại nội tâm
  • Lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp
  • Các BPNT : so sánh, ẩn dụ ,....
  • Khởi ngữ
II . Phần đọc hiểu
a) Thơ : ( gồm đoàn thuyền đánh cá, ánh trăng, mùa xuân nho nhỏ, viếng lăng bác , Bài thơ về TĐXKK, Đòng chí. bếp lửa, sang thu , nói với con )
- Tác giả
  • năm sinh - năm mất
  • Quê quán
  • Phong cách sáng tác
  • Đề tài
  • Trường thành trong cuộc kháng chiến .... / Có công xây dựng nên văn học ......
- Tác phẩm :
  • Hoàn cảnh sáng tác
  • Nhan đề( đánh giá, cấu tạo , nghĩa thực, nghĩa ẩn dụ )
- Phân tích
  • Theo chiều ngang hoặc dọc đều ok
  • Phân tích nét đặc sắc trong câu thơ, hình ảnh thơ độc đáo
  • Chú ý có phần chốt và nêu cảm nhận, nhận xét khiến bài văn khong bị khô khan
  • Các biện pháp nghệ thuật và tác dụng, dụng ý của tác giả
b) Văn xuôi - truyện
( gồm NNSXX , Chiếc lược ngà , lặng lẽ sa pa , làng, chuyện người con gái nam xương )
- Tác giả
  • năm sinh - năm mất
  • Quê quán
  • Phong cách sáng tác
  • Đề tài
  • Trường thành trong cuộc kháng chiến .... / Có công xây dựng nên văn học ......
- Tác phẩm :
  • Hoàn cảnh sáng tác
  • Nhan đề ( đánh giá, cấu tạo , nghĩa thực, nghĩa ẩn dụ )
  • Ngôi kể
  • Tình huống truyện
- Phân tích nhân vật :
  • Giới thiệu
  • Vẻ đẹp phẩm chất , tâm hồn của nhân vật ( dẫn chứng : rõ nhất lúc nào )
- Phân tích tình huống
  • Đáng giá tình huống
  • Phân tích diễn biến nhân vật trực tiếp làm rõ tình huống ấy ( ông hai , bé thu, ông sáu, ông họa sĩ)
III . Phần văn
a) Đoạn văn phân tích, cảm nhận thì ok gòi
b) Đoạn văn/ bài văn nghị luận
- Bài Văn Nghị Luận Xã Hội
I - MB : Gợi - Đưa - Báo
  • Gợi : Gợi vấn đề cần làm
  • Đưa: Đưa ra vấn đề nghị luận
  • Báo: Thể hiện việc làm gì
II- TB
a) Giải thích :Gì - Nào - Sao - Do - Nguyên - Hậu
  • Gì : cái gì, là gì
  • Nào: Như thế nào?
  • Sao: Tại sao?
  • Do : Do đâu?
  • Nguyên : Nguyên nhân?
  • Hậu: Hậu quả
b) Chứng minh : Mặt - Không - Giai -Thời - Lứa
  • Mặt : Các mặt của vấn đề
  • Không : Không gian( thành thị , nông thôn ,…)
  • Giai : Giai đoạn
  • Thời : Thời gian ( hẹp hơn giai đoạn)
  • Lứa : lứa tuổi
III - KB : Tóm - Rút - Phấn
  • Tóm: tóm gọn lại vấn đề
  • Rút : rút ra kết luận
  • Phấn: phấn đấu, đánh giá, suy nghĩ của mình ( liên hệ bản thân)
- Đoạn Văn Nghị Luận Xã Hội

I. Mở đoạn: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
a)Nếu bắt nguồn từ văn bản:
  • Khai thác từ tác phẩm văn học trước
  • Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
b) Nếu không bắt nguồn từ tác phầm văn học làm như bình thường
II.Thân đoạn ( dẫn chứng cụ thể)
  • Giải thích - định nghĩa
  • Bàn luận : Trong xã hội xưa / nay
  • Bình luận, đánh giá - mở rộng vấn đề
  • Phản đề ( mặt trái ngược)
III. Kết đoạn :Liên hệ bản thân
Đề nghị luận tham khảo nà​
Đề 1 :Hãy viết 1 đoạn văn ngắn(khoảng 10-15 câu) về vấn đề học tập hiện nay của học sịnh.
Đề 2 : Xác định hàm ý trong câu “Con ơi tuy thô sơ da thịt
Lên đường
Không bao giờ nhỏ bé được
Nghe con”. Viết bài văn nghị luận về hàm ý đó
Đề 3 : Giữa một vùng đất khô cằn sỏi đá, cây hoa dại vẫn mọc lên và nở ra những chum hoa thật rực rỡ. Hãy trình bày ý kiến của em về hiện tượng đó
Đề 4 : Những người bạn giả dối như một chiếc bóng. Theo chúng ta khi chúng ta ra ngoài nắng ấm và rời bỏ chúng ta khi chúng ta bước vào bóng râm (Bô – Vi) . Nêu ý kiến của em về câu nói trên
Đề 5 : Trong bài “Sang thu” Hữu Thỉnh có viết
“Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã với dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi”
Từ khổ thơ trên và những hiểu biết về xã hội , em thấy mình cần chuẩn bị những gì để ứng phó với những khó khan, thử thách trong cuộc sống. Trình bày bằng đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi
Đề 6 : Hãy trình bày suy nghĩ của em về vấn đề giao tiếp của học sinh khoảng 2/3 trang giấy thi
Đề 7 : Trong trái tim thế hệ trẻ một thời :” Những người đẹp nhất, thông minh nhất,can đảm nhất,cao thượng nhất là những người mặc quân phục có ngôi sao trên mũ”( lời Phuong định) . Hôm nay, tỏng trái tim em ai là người đẹp nhất. Trình bày bằng đoạn văn khoảng 2/3 trang giấy thi
Đề 8 : Từ văn bản “ những ngôi sao xa xôi ” hãy nêu suy nghĩ của em về lòng tự trọng khoảng 2/3 trang giấy thi
Đề 9 : Hiện nay, các bạn học sinh không có thói quen đọc sách ngoài giờ học. Suy nghĩ của em về vấn đề trên.

* Chú ý nho nhỏ :
a) Trước ngày đi thi :

  • Nghỉ ngơi sớm, lấy tinh thần thoải mái nhất có thể
  • Không được phép lo sợ và nghĩ nhiều về bài thi
  • Không được ôn hạn chế
  • Ăn uống đầy đủ tránh TH ngất trong phòng thi
b) Ngày đi thi
  • Khi vào phòng thi phải kiểm tra mọi thứ tránh gây bất lợi cho bản thân
  • Khi phát đề không được phép căm mặt vào làm luôn mà phải đọc kĩ đề
  • Dành chút thời gian gạch ý ra nháp. chỗ nào chưa nhớ thì cứ để cách ra . tránh trường hợp làm câu 1 quên câu 2
  • Làm xong phải đọc kĩ bài làm của mình
  • Chắc chắn không còn sai sót nộp bài.
  • Không ra khỏi phòng thi trước khi hết giờ vì thế sẽ không đảm bảo bài làm
  • Thi xong buổi sáng không được nghĩ về môn đã thi xong rồi vì ảnh hưởng tới bài thi môn sau
P/s: Đây là kinh nghiệm của mình sau rất nhiều lần đi thi. Ngày mai chúc các bạn 2k3 thi tốt nhé ! Cố lên nào ^^
Nhớ share đề cho mọi người tham khảo nhé !


@Đình Hải anh Hải thấy thế nào ạ ?

@Phammai26 @ka1412@linhntmk123 @QuangHaiHotBoy @Ocmaxcute @Tam Cửu @namphuong_2k3 @shii129 @day and night @Lăng Sóc @Anhnguyen252003 @Tranphantho251076@gmail.com @M... @G I N@hdiemht @Ann Lee @candyiukeo2606 @chi254 @Hoàng Anh Minh @hoangthianhthu1710 @Kim Kim @Một Nửa Của Sự Thật @Mục Phủ Mạn Tước @Nhung'xx TLP'xx @Nữ Thần Mặt Trăng @Tên để làm gì @Thiên Thuận @H.Bừn @NHOR @huyenlinh7ctqp @lê thị hải nguyên @tiểu thiên sứ
Còn bạn nào chưa thi thì cố gắng ôn tập làm bài thiệt tốt nha. cần tag ai thì tag nhé !
 
Last edited:
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom