Sử 8 Nguyên nhân Pháp xâm lược Việt Nam

Yui Kuroki

Học sinh
Thành viên
3 Tháng bảy 2017
80
18
26
Hải Dương
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Tại sao thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam? Bước đầu quân Pháp đã bị thất bại như thế nào? Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất
2. Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào? Vì sao chiếu Cần Vương được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng?
3. Nêu những nội dung cơ bản, kết cục của trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ 19. Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ 19 không thực hiện được ?
4. Vào cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 thực dân Pháp đã thi hành chính sách gì ? Về chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục ở Việt Nam
Em hãy nhận xét về nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ 20
5. Nêu những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước. Theo em hướng đi của người có gì mới so với những nhà yêu nước trước đó
6. Chiến tranh thế giới thứ II 1939-1945 đã gây ra hậu quả như thế nào ? Sau khi học bài chiến tranh thế giới thứ II em có thái độ như thế nào về cuộc chiến này
 

Diệp Ngọc Tuyên

Typo-er xuất sắc nhất 2018
HV CLB Hội họa
Thành viên
13 Tháng mười một 2017
2,339
3,607
549
Đắk Lắk
THCS
1. Tại sao thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam? Bước đầu quân Pháp đã bị thất bại như thế nào? Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất
2. Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào? Vì sao chiếu Cần Vương được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng?
3. Nêu những nội dung cơ bản, kết cục của trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ 19. Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ 19 không thực hiện được ?
4. Vào cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 thực dân Pháp đã thi hành chính sách gì ? Về chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục ở Việt Nam
Em hãy nhận xét về nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ 20
5. Nêu những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước. Theo em hướng đi của người có gì mới so với những nhà yêu nước trước đó
6. Chiến tranh thế giới thứ II 1939-1945 đã gây ra hậu quả như thế nào ? Sau khi học bài chiến tranh thế giới thứ II em có thái độ như thế nào về cuộc chiến này
1. Tại sao thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam? Bước đầu quân Pháp đã bị thất bại như thế nào? Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất
– Nguyên nhân gián tiếp:
+ Do nhu cầu về thị trường và thuộc địa, từ giữa thế kỉ XIX, các nước phương Tây đẩy mạnh xâm lược phương Đông, Việt Nam nằm trong hoàn cảnh chung đó.
+ Việt Nam có vị trí địa lý quan trọng, giàu tài nguyên thiên nhiên, chế độ phong kiến suy yếu.
– Nguyên nhân trực tiếp:
+ Lấy cớ bảo vệ đạo Gia Tô, chiều 31/8/1858, liên quân Pháp-Tây dàn trận trước cửa biển Đà Nẵng.
+ Ngày 1/9/1858, quân Pháp nổ súng mở đầu cuộc xâm lược nước ta.

– Ngày 1 – 9 – 1858. quân Pháp nổ súng đánh Đà Nẵng.
– Quân dân ta dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương đã lập phòng tuyến và anh dũng chống trả.
- Sau 5 tháng xâm lược, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà. Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp bước đầu thất bại.

Nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862) :
- Thừa nhận quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn.
- Mở ba cửa biển : Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán.
- Bãi bỏ lệnh cấm đạo, cho Pháp tự do truyền đạo.
- Bồi thường chiến phí cho Pháp tương đương 280 vạn lạng bạc.
- Pháp trả lại thành Vĩnh Long cho triều đình nếu dân chúng thôi chống Pháp.
- Lí do triều đình Huế kí hiệp ước :
+ Bảo vệ quyền lợi của giai cấp và dòng họ.
+ Rảnh tay ở phía nam để đối phó với phong trào nông dân ở phía bắc.
2. Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào? Vì sao chiếu Cần Vương được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng?
– Tôn Thất Thuyết đưa vua Hàm Nghi chạy ra Tân Sở (Quảng Trị). Ngày 13 – 7 – 1885, ông nhân danh nhà vua xuống chiếu Cần vương, kêu gọi văn thân, sĩ phu và nhân dân đứng lên giúp vua cứu nước.
– Phong trào yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần vương diễn ra sôi nổi từ năm 1885 đến cuối thế kỉ XIX.
– Diễn biến phong trào có thể chia thành 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1 (1885 – 1888), phong trào bùng nổ trên khắp cả nước, nhất là từ Phan Thiết trở ra.
+ Giai đoạn 2 (1888 – 18%), phong trào quy tụ trong những cuộc khởi nghĩa lớn tập trung ờ các tình Bác Trung Kì và Bắc Kì.
Phong trào Cần Vương được đông đảo nhân dân hưởng ứng là do các cuộc khởi nghĩa trước của nhân dân bị triều đình cấu kết với thực dân Pháp đàn áp, nên qua chiếu Cần Vương họ cảm thấy rằng người đứng đầu đất nước là vua(đại diện cho giai cấp phong kiến, đại diện đất nước) đã đứng về phe mình, kêu gọi nhân dân đứng lên giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc nên được đông đảo nhân dân hưởng ứng nhiệt tình. Chiếu Cần Vương đã thổi bùng ngọn lửa yêu nước đó trong mỗi con người.
3. Nêu những nội dung cơ bản, kết cục của trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ 19. Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ 19 không thực hiện được ?
Nội dung của các đề nghị cải cách bao gồm những yêu cầu đòi đổi mới đất nước về mọi mặt như mở cửa biển Trà Lí ở Nam Định cho nước ngoài vào buôn bán, đẩy mạnh khai thác ruộng hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán, chấn chỉnh quốc phòng, chấn chỉnh bộ máy quan lại, phát triển công thương nghiệp và tài chính, chỉnh đốn vỏ bị, mở rộng ngoại giao, cải cách giáo dục, nâng cao dân trí, bảo vệ đất nước.
Các đề nghị cải cách ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX không thực hiện được vì:
- Các đề nghị cải cách vẫn mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa xuất phát từ những cơ sở bên trong, chưa động chạm tới những vấn đề cơ bản của thời đại.
- Triều đình phong kiến bảo thủ, cự tuyệt mọi đề nghị cải cách.
4. Vào cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 thực dân Pháp đã thi hành chính sách gì ? Về chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục ở Việt Nam
Em hãy nhận xét về nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ 20

* Chính trị: tổ chức bộ máy chính quyền từ trung ương đến địa phương đều do thực dân Pháp chi phối.
* Kinh tế:
- Trong nông nghiệp: Pháp đẩy mạnh việc cướp đoạt ruộng đất, lập các đồn điền.
- Trong công nghiệp:
+ Pháp tập trung khai thác than và kim loại.
+ Ngoài ra, Pháp đầu tư vào một số ngành khác như xi măng, điện, chế biến gỗ, xay xát gạo, giấy, diêm,...
- Giao thông vận tải: Thực dân Pháp xây dựng hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt để tăng cường bóc lột kinh tế và phục vụ mục đích quân sự.
- Về thương nghiệp:
+ Pháp độc chiếm thị trường Việt Nam, hàng hoá của Pháp nhập vào Việt Nam chỉ bị đánh thuế rất nhẹ hoặc được miễn thuế, nhưng đánh thuế cao hàng hoá các nước khác.
+ Hàng hóa của Việt Nam chủ yếu là xuất sang Pháp.
- Tài chính: đề ra các thứ thuế mới bên cạnh các loại thuế cũ, nặng nhất là thuế muối, thuế rượu, thuế thuốc phiện,...
* Văn hóa - giáo dục:
- Chính sách của Pháp hạn chế phát triển giáo dục ở thuộc địa, duy trì chế độ giáo dục của thời phong kiến, lợi dụng hệ tư tưởng phong kiến và tri thức cựu học để phục vụ chế độ mới.
- Số trường học chỉ được mở một cách dè dặt, số trẻ được đến trường rất ít, càng ở các lớp cao, số học sinh càng giảm dần.
- Thực hiện chính sách “Ngu dân”: kìm hãm nhân dân ta trong vòng ngu dốt để dễ bề cai trị.
* Nhận xét: Nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX đã có nhiều biến đổi. Những yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen nhau do chính sách nô dịch thuộc địa của thực dân Pháp => Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.
5. Nêu những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước. Theo em hướng đi của người có gì mới so với những nhà yêu nước trước đó
Giữa năm 1911, tại cảng Nhà Rồng (Sài Gòn), Nguyễn Tất Thành xuống làm phụ bếp cho tàu Đô đốc La-tu-sơ Tơ-rê-vin - một tàu buôn của Pháp, để có cơ hội tới các nước phương Tây xem họ làm thế nào, rồi sẽ về giúp đồng bào cứu nước. Cuộc hành trình của Người kéo dài 6 năm, qua nhiều nước ở châu Phi, châu Mĩ, châu Âu.
Năm 1917. Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp, ở đây, Người đã làm rất nhiều nghề, học tập, rèn luyện trong quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp. Hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước, Người hăng hái học tập, tham gia những buổi diễn thuyết ngoài trời của các nhà chính trị, triết học, tham gia đấu tranh đòi cho binh lính và thợ thuyền Việt Nam sớm được hồi hương. Sống và hoạt động trong phong trào công nhân Pháp, tiếp nhận anh
hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga, tư tưởng của-Nguyễn Tất Thành ci.m có những biến chuyển.
Những hoạt động yêu nước của Người tuy mới chỉ bước đầu, nhưng là điều kiện quan trọng để Người xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc Việt Nam.

Hướng đi của người có những điểm mới so với những nhà yêu nước chống Pháp trước đó là:
- Người chọn cho mình con đường sang phương Tây, sang chính đất nước đang kìm hãm, đô hộ đất nước mình, nơi có nền kinh tế, khoa học - kĩ thuật phát triển, nơi có tư tưởng “Tự do - Bình đẳng - Bác ái”
- Đó là một con đường đúng đắn, sáng suốt. Nó không mang tính chủ quan hay cải lương mà nó mang tính chất thời đại, chỉ có đi sâu vào tìm hiểu chính kẻ thù của mình để tìm ra điểm yếu, đúng sai, tìm ra bản chất thì mới nhận diện kẻ thù một cách chính xác nhất.
- Và ở đây, Người đã bắt gặp chủ nghĩa Mác Lê nin và cuộc cách mạng tháng Mười Nga, từ đó tìm ra con đường cứu nước - con đường cách mạng vô sản.

6. Chiến tranh thế giới thứ II 1939-1945 đã gây ra hậu quả như thế nào ? Sau khi học bài chiến tranh thế giới thứ II em có thái độ như thế nào về cuộc chiến này
Hậu quả của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) được thể hiện rõ trên các mặt sau đây:
  • Kinh tế: Tàn phát tất cả các ngành kinh tế , kéo lùi sức sản xuất…
  • Xã hội: Nạn thất nghiệp tăng, phong trào đấu tranh của nhân dân diễn ra mạnh mẽ.
  • Chính trị: Chủ nghĩa phát xít lên nắm quyền ở nhiều nước ( Đức, I –ta –li –a và Nhật Bản).
  • Quan hệ quốc tế: Xuất hiện hai khối đế quốc đối lập nhau, nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới mới.
thái độ thì theo mình là
- căm ghét chủ nghĩa thực dân, đế quốc, đả đảo chiến tranh. Chúng ta cần phải ngăn chặn nguy cơ chiến tranh.

- Thương xót cho những người dân vô tội, những người lính phải biến mình thành công cụ chiến tranh.

- Sẵn sàng đấu tranh vì nền hòa bình an ninh thế giới…, lên tiếng phê phán những hành động gây hấn, hiếu chiến
 

thienabc

Học sinh gương mẫu
Thành viên
19 Tháng sáu 2015
1,237
2,217
319
TP Hồ Chí Minh
Thcs Tân Bình
2. Phong trào Cần Vương nổ ra và phát triển như thế nào? Vì sao chiếu Cần Vương được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng?
- Ngày 13/7/1885, tại Tân Sở, Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra “Chiếu Cần Vương”.
[tex]\rightarrow[/tex] Phong trào yêu nước chống xâm lược dâng lên sôi nổi.
- Phong trào diễn ra qua 2 giai đoạn: 1885-1888 và 1888- 1896.
+ 1885-1888: Bùng nổ mạnh mẽ khắp cả nước, tiêu biểu ở Bắc Kì và Trung Kì.
+ Tháng 11/1888, Vua Hàm Nghi bị bắt nhưng phong trào vẫn tiếp tục phát triển.
*Được đông đảo các tầng lớp nhân dân hưởng ứng: vì muốn giành lại độc lập dân tộc, khôi phục chế độ phong kiến độc lập.
3. Nêu những nội dung cơ bản, kết cục của trào lưu cải cách Duy Tân ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ 19. Vì sao các đề nghị cải cách ở Việt Nam nửa cuối thế kỉ 19 không thực hiện được ?
- Nội dung: Yêu cầu đổi mới công việc nội trị, ngoại giao, kinh tế, văn hóa…tiêu biểu:
Thời gian
Nội dung
1868 - Trần Đình Túc, Nguyễn Huy Tế xin mở cửa biển Trà Lí (Nam Định)
- Đinh Văn Điền xin đẩy mạnh khai hoang, khai mỏ, phát triển buôn bán,…
1872Viện Thương Bạc xin mở ba cửa biển để thông thương
1863-1871 Nguyễn Trường Tộ kiên trì gửi 30 bản điều trần về chấn chỉnh quan lại, phát triển công thương nghiệp, mở rộng ngoại giao…
1877-1882 Nguyễn Lộ Trạch đề nghị chấn hưng dân khí, khai thông dân trí,…
[TBODY] [/TBODY]
*Kết cục của các đề nghị cải cách Các đề nghị cải cách trên không thực hiện được vì:
- Mang tính chất lẻ tẻ, rời rạc, chưa giải quyết được mâu thuẫn chủ yếu của xã hội Việt Nam.
- Triều đình phong kiến nhà Nguyễn bảo thủ, không muốn thay đổi.
- Ý nghĩa: Tấn công vào chế độ phong kiến, góp phần cho sự ra đời phong trào Duy Tân ở Việt Nam vào đầu TK XX.

4. Vào cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 thực dân Pháp đã thi hành chính sách gì ? Về chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục ở Việt Nam
Em hãy nhận xét về nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ 20
1. Chính sách chính trị:
- Thực dân Pháp thành lập Liên bang Đông Dương gồm Việt Nam, Lào và Cam-pu-chia.
- Việt Nam bị chia làm ba xứ: Bắc Kì là xứ nửa bảo hộ, Trung Kì là bảo hộ, Nam Kì là thuộc địa.
- Mỗi xứ gồm nhiều tỉnh. Dưới tỉnh là phủ, huyện, châu, xã.
[tex]\bg_black \rightarrow[/tex] Bộ máy chính quyền từ trung ương đến cơ sở đều do thực dân Pháp chi phối.
2. Chính sách kinh tế:
- Nông nghiệp: + Cướp đoạt ruộng đất, lập đồn điền.
+ Bóc lột nông dân theo kiểu phát canh thu tô.
- Công nghiệp: + Khai thác than, kim loại… để xuất khẩu.
+ Đầu tư các ngành xi măng, điện, chế biến gỗ… [tex]\bg_black \rightarrow[/tex] thu nguồn lợi lớn.
- Thương nghiệp: độc chiếm thị trường mua bán hàng hóa, thu các loại thuế rất nặng.
- Giao thông vận tải: xây dựng hệ thống giao thông để tăng cường bóc lột.
Mục đích: vơ vét sức người, sức của của nhân dân Đông Dương.
3. Chính sách văn hóa, giáo dục:
- Giai đoạn đầu, duy trì giáo dục thời phong kiến, có thêm môn Tiếng Pháp.
- Về sau, mở trường học cùng một số cơ sở văn hóa, y tế,… phục vụ cho việc cai trị của Pháp.
- Sử dụng phương tiện báo chí, sách vở có nội dung độc hại để tuyên truyền.
Mục đích: Dùng người Việt trị người Việt, nô dịch theo hướng bần cùng hóa và ngu dân hóa.

* Nhận xét: Nền kinh tế Việt Nam đầu thế kỉ XX đã có nhiều biến đổi. Những yếu tố tích cực và tiêu cực đan xen nhau do chính sách nô dịch thuộc địa của thực dân Pháp => Nền kinh tế Việt Nam cơ bản vẫn là nền sản xuất nhỏ, lạc hậu, phụ thuộc.

5. Nêu những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành sau khi ra đi tìm đường cứu nước. Theo em hướng đi của người có gì mới so với những nhà yêu nước trước đó
- Năm 1911, tại bến Nhà Rồng, Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước.
- Người đã đi qua nhiều nước ở Châu Phi, châu Mĩ, châu Âu.
- Năm 1917, Người trở lại Pháp: + Hoạt động trong Hội người Việt Nam yêu nước, phong trào công nhân Pháp.
+ Tiếp nhận ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.
[tex]\bg_black \Rightarrow[/tex] Những hoạt động yêu nước của Người đã xác định con đường cứu nước đúng cho dân tộc Việt Nam.
Tuy cũng xuất phát từ lòng yêu nước thương dân nhưng người không đi theo con đường cha anh đi trước mà người đi sang phương Tây quê hương của các từ ''tự do, bình đẳng, bác ái''. Người tiếp cận với tư tưởng của cách mạng Tháng Mười Nga. [tex]\bg_black \Rightarrow[/tex] Tìm được con đường tự do cho cách mạng.

6. Chiến tranh thế giới thứ II 1939-1945 đã gây ra hậu quả như thế nào ? Sau khi học bài chiến tranh thế giới thứ II em có thái độ như thế nào về cuộc chiến này
- Phe phát xít: Đức, Nhật, Italia thua trận[tex]\bg_black \rightarrow[/tex]Sụp đổ hoàn toàn.
- CTTG II là cuộc chiến tranh lớn nhất, tàn khốc nhất và tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người:
+ 60 triệu người chết, 90 triệu người bj tàn tật.
+ Thiệt hại về vật chất: gấp 10 lần cuộc CTTG I.
+ CTTG II = tất cả các cuộc chiến tranh trong 1000 năm trước đó cộng lại.
- Sau chiến tranh thế giới biến đổi sâu sắc...
Sau khi học bài chiến tranh thế giới thứ II em có thái độ như thế nào về cuộc chiến này: liên hệ bản thân
 
  • Like
Reactions: Yui Kuroki
Top Bottom