ôn tập Sinh 10 HK II

K

khoa_10

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II LỚP 10. NĂM HỌC: 2010-2011.
MÔN: SINH HỌC.
(Dành cho chương trình cơ bản và chương trình nâng cao)
---------------------------------
Phần 3: Sinh học vi sinh vật​
Chương1: Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh vật
Bài 16: DINH DƯỠNG, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ​
NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT

* Bảng phân biệt đồng hóa và dị hóa (Kết quả như các quá trình xảy ra ở VSV)
Đồng hóa.- Là quá trình tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ những chất vô cơ đơn giản.
- Là quá trình thu năng lượng.
- Quá trình đồng hóa cung cấp vật chất cho quá trình dị hóa sử dụng.
Dị hóa: - Là quá trình phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành những chất đơn giản hơn.
- Là quá trình giải phóng năng lượng.
- Quá trình dị hóa cung cấp năng lượng cho quá trình đồng hóa và các hoạt động sống khác của TB và cơ thể.

A. Nội dung kiến thức cần nắm vững:

I. Khái niệm vi sinh vật:
– Vi sinh vật là những cơ thể sống có kích thước hiển vi, đường kính tế bào chỉ khoảng 0,2 ÷ 2 µm (đối với vi sinh vật nhân sơ) và 10 ÷ 100 µm (đối với vi sinh vật nhân thực). Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào, không thể thấy được bằng mắt thường mà phải quan sát dưới kính hiển vi, một số là tập hợp đơn bào.
– Vi sinh vật gồm nhiều nhóm khác nhau, tuy vậy chúng đều có đặc điểm chung là hấp thụ, chuyển hoá chất dinh dưỡng nhanh, sinh trưởng nhanh, phân bố rộng.
- Vi sinh vật thuộc giới nguyên sinh, khởi sinh và giới nấm.
– Ví dụ về vi sinh vật:
+ Vi sinh vật nhân sơ : vi khuẩn, xạ khuẩn, xoắn thể…
+ Vi sinh vật nhân thật: nấm men, động vật nguyên sinh, tảo đơn bào, nấm sợi…
II. Môi trường và các kiểu dinh dưỡng:
1. Các loại môi trường cơ bản:
* Môi trường tự nhiên:
* Môi trường phòng thí nghiệm:
- Môi trường dùng chất tự nhiên: là môi trường chứa các chất tự nhiên không xác định được số lượng, thành phần như: cao thịt bò, pepton, cao nấm men (pepton là dịch thuỷ phân một phần của thịt bò, cazêin, bột đậu tương… dùng làm nguồn cacbon, năng lượng và nitơ. Cao thịt bò chứa các axit amin, peptit, nuclêôtit, axit hữu cơ, vitamin và một số chất khoáng. Cao nấm men là nguồn phong phú các vitamin nhóm B cũng như nguồn nitơ và cacbon).
- Môi trường tổng hợp: là môi trường trong đó các chất đều đã biết thành phần hoá học và số lượng. Nhiều vi khuẩn hoá dưỡng dị dưỡng có thể sinh trưởng trong môi trường chứa glucôzơ là nguồn cacbon và muối amôn là nguồn nitơ.
- Môi trường bán tổng hợp: là môi trường trong đó có một số chất tự nhiên không xác định được thành phần và số lượng như pepton, cao thịt, cao nấm men và các chất hoá học đã biết thành phần và số lượng…
– Các môi trường nói trên đều ở dạng lỏng nên được gọi là môi trường lỏng (hoặc môi trường dịch thể).
– Để nuôi cấy vi sinh vật trên bề mặt môi trường đặc, người ta thêm vào môi trường lỏng 1,5 ÷ 2% thạch (agar - một loại pôlisaccarit phức tạp chiết rút từ tảo đỏ ở biển).
2. Các kiểu dinh dưỡng: 4 kiểu
- Quang tự dưỡng.
- Hóa tự dưỡng.
- Quang dị dưỡng.
- Hóa dị dưỡng.


III. Hô hấp và lên men: (chuyển hóa vật chất)
1. Hô hấp:
Đặc điểm so sánh Hiếu khí Kị khí
Khái niệm Qúa trình oxi hóa các CHC có O2 tham gia. Qúa trình phân giải CHC thu năng lượng cho TB, không có O2 tham gia.
Chất nhận e cuối cùng. O2 NO3-, SO42-
Sản phẩm tạo thành CO2, H2O, NL NL
2. Lên men:
- Là quá trình chuyển hóa kị khí diễn ra trong tế bào chất.
- Chất cho và nhận e là các phân tử HC.
- Sản phẩm tạo thành: NL, chất hữu cơ (rượu, dấm, …).

B.Câu hỏi ôn tập:
Câu 1: Nêu những chỉ tiêu cơ bản để phân thành các kiểu dinh dưỡng ở vi sinh vật?
Câu 2: Hô hấp là gì?
Câu 3: Lên men là gì? Cho một vài ví dụ?
Câu 4: Khái niệm về vi sinh vật?
________________________________________

______
Chương 2: Sinh trưởng và sinh sản của vi sinh vật
Bài 18: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT

A. Nội dung kiến thức cần nắm vững:

I. Khái niệm sinh trưởng:
- Sinh trưởng của vi sinh vật là sự tăng các thành phần của tế bào. Sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào của quần thể.
- Thời gian thế hệ: là thời gian từ khi xuất hiện 1 tế bào đến khi tế bào phân chia hoặc là thời gian để số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi (g).
Vd: Ở 40oC thì thời gian phân bào của vi khuẩn E.coli là 20 phút/lần.
CTTQ: N = No.2n
II. Sự sinh trưởng của quẩn thể vi khuẩn:
1. Nuôi cấy không liên tục:
- Môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm chuyển hóa.
* Các pha đồ thị sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục:
- Pha tiềm phát (lag) đoạn (I): vi khuẩn thích ứng với môi trường mới, tổng hợp ADN và enzim chuẩn bị cho sự phân bào (số lượng tế bào chưa tăng).
- Pha lũy thừa (log) đoạn (II): vi khuẩn bắt đầu phân chia, số lượng tăng theo lũy thừa, thời gian thế hệ không đổi.
- Pha cân bằng đoạn (III): số lượng vi khuẩn trong quẩn thể đạt đến mức cực đại và không đổi theo thời gian vì số tế bào sinh ra bằng số tế bào chết đi.
- Pha suy vong đoạn (IV): số tế bào trong quần thể giảm dần do số tế bào bị phân hủy ngày càng nhiều, chất dinh dưỡng cạn kiệt, chất độc tích lũy nhiều.
* Dưới đây là đồ thị biểu diễn cho quá trình nuôi cấy không liên tục ở quần thể VSV.


2. Nuôi cấy liên tục:
- Môi trường nuôi cấy được bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng và đồng thời lấy ra 1 lượng tương đương dịch nuôi cấy.
- Thời gian thu sinh khối hiệu quả nhất là cuối pha lũy thừa – đầu pha suy vong.

* Điều kiện môi trường duy trì ổn định.
- Không có pha tiềm phát và pha suy vong.
- Pha log kéo dài.

* Ứng dụng: sản xuất sinh khối, axit amin, kháng sinh, VTM, enzim…

* Bảng so sánh 2 môi trường: Nuôi cấy lien tục và nuôi cấy không liên tục.

Nuôi cấy không liên tục. Nuôi cấy liên tục.
- Không bổ sung chất dinh dưỡng mới.
- Không rút bỏ các chất thải và sinh khối.
- Quần thể vi sinh vật sinh trưởng theo 4 pha: pha lũy thừa, pha tiềm phát, pha cân bằng và pha suy vong.
- Vi sinh vật tự phân hủy trong pha suy vong.
- Thường xuyên bổ xung các chất dinh dưỡng mới.
- Thường xuyên rút bỏ chất thải và sinh khối.
- Quần thể vi sinh vật sinh trưởng ở pha lũy thừa trong thời gian dài, mật độ vi sinh vật ổn định, không có pha tiềm phát.
- Vi sinh vật không bị phân hủy ở pha suy vong.


B. Câu hỏi ôn tập:
Câu 1: Hãy nêu 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn?
Câu 2: Khái niệm về sinh trưởng của vi sinh vật?
Câu 3: Khái niệm về sự phát triển của vi sinh vật ?
Câu 4. Vì sao quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục có pha tiềm phát, còn trong nuôi cấy liên tục thì không có pha này?
Trả lời: – Quá trình sinh trưởng của vi sinh vật trong nuôi cấy không liên tục cần có pha tiềm phát để giúp vi khuẩn có thời gian thích nghi với môi trường mới, enzim cảm ứng tương ứng được hình thành để phân giải cơ chất.
– Trong nuôi cấy liên tục, chất dinh dưỡng được bổ sung liên tục, môi trường sống của vi khuẩn được ổn định, chúng đã có enzim cảm ứng nên không có pha tiềm phát.
________________________________________

CENTER]CÓ GÌ THẮC MẮC LIÊN HỆ THEO ĐỊA CHỈ MY NIK NGUOIWIN10;)
HÂN HẠNH ĐƯỢC LÀM QUEN:p[/CENTER]
 
Top Bottom