Sử 9 Ôn tập Liên Xô và các nước Đông Âu

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU TỪ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI

I. Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến giữa những năm 70 của thế kỉ XX.
1. Liên Xô.

a. Công cuộc khôi phục kinh tế sau chiến tranh (1945 - 1950).

- Nguyên nhân: Đất nước Xô viết bị chiến tranh tàn phá hết sức nặng nề: hơn 27 triệu người chết, 1 710 thành phố, hơn 70 000 làng mạc bị phá hủy.

- Thành tựu: + Về kinh tế: Nhân dân Liên Xô thực hiện và hoàn thành thắng lợi KH 5 năm lần thứ tư (1946 - 1950) trước thời hạn.
Công nghiệp tăng 73%, một số ngành nông nghiệp vượt mức trước chiến tranh.

+ Về khoa học kĩ thuật: Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử.

* Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa:
  • Đánh dấu sự phát triển vượt bậc về KHKT của Liên Xô
  • Phá vỡ thế độc quyền bom nguyên tử của Mỹ.
  • Tạo sức mạnh cho cách mạng thế giới
b. Liên Xô tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX).
  • Hoàn cảnh: + Liên Xô xây dựng cơ sở vật chất, khoa học kĩ thuật trong hoàn cảnh các nước Phương Tây luôn có âm mưu và hành động bao vây, chống phá Liên Xô về mọi mặt
+ Liên Xô phải trả chi phí cho Quốc Phòng, an ninh để bảo vệ thành quả của công cuộc xây dựng XHCN
  • Phương hướng, chủ trương: + Thực hiện kế hoạch dài hạn nhằm xây dựng cơ sở vật chất khoa học kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội
+ Tập trung vào ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
+ Đẩy mạnh tiến bộ KHKT, tăng cường sức mạnh Quốc Phòng của đất nước
+ Thực hiện thâm canh trong sản xuất công nghiệp
  • Kết quả:
    • Sản xuất công nghiệp bình quân hằng năm tăng 9,6%, là cường quốc CN thứ 2 TG (sau Mỹ), chiếm 20% sản lượng công nghiệp thế giới.
    • Nông nghiệp: năm 1970 đạt 186 triệu tấn, năng suất trung bình 15,6 tạ/ha
    • Về KH - KT: Là nước mở đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của con người (năm 1957, phóng thành công vệ tinh nhân tạo; năm 1961, phóng tàu "Phương Đông" đưa con người lần đầu tiên bay vòng quanh Trái Đất).
  • Về đối ngoại: Chủ trương duy trì hòa bình thế giới, quan hệ hữu nghị với các nước và ủng hộ cuộc đấu tranh giải phóng của các dân tộc.
  • Ý nghĩa: + Thể hiện tính ưu việt của CNXH. Góp phần nâng cao đời sống nhân dân. Củng cố quốc phòng. Làm đảo lộn toàn bộ chiến lược của Mỹ và quân đồng minh Mỹ.
+ Uy tín và địa vị quốc tế của Liên xô được đề cao. Liên Xô trở thành trụ cột của các nước XHCN.

2. Các nước Đông Âu.
a. Sự ra đời của các nước dân chủ nhân dân Đông Âu:
  • Trước chiến tranh, các nước Đông Âu đều lệ thuộc vào các nước tư bản Tây Âu
  • Trong CTTG thứ hai, nhờ sự giúp đỡ của Hồng quân Liên Xô, nhân dân các nước Đông Âu đã tiến hành cuộc đấu tranh chống phát xít và đã giành được thắng lợi giải phóng đất nước, thành lập các nhà nước dân chủ nhân dân (Ba Lan tháng 7 - 1944, Tiệp Khắc 5 - 1945,...).
  • Riêng nước Đức bị chia cắt, với sự thành lập nhà nước Cộng hòa Liên bang Đức (9/1949), ở phía Tây và nhà nước Cộng hòa Dân chủ Đức (10 - 1949), ở phía Đông lãnh thổ.
  • Từ năm 1945 - 1949, các nước Đông Âu hoàn thành nhiệm vụ của cuộc CM dân tộc dân chủ: xây dựng bộ máy chính quyền DCND, tiến hành cải cách ruộng đất, thực hiện các quyền tự do dân chủ và cải thiện đời sống nhân dân,...
b. Tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến đầu những năm 70 của thế kỷ XX).
  • Sau 20 năm xây dựng CNXH (1950 - 7970), với sự giúp đỡ to lớn của Liên Xô, các nước Đông Âu đã giành được những thắng lợi to lớn:
    • Xóa bỏ sự bóc lột của giai cấp tư sản;
    • Đưa nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể thông qua hình thức HTX;
    • Công nghiệp hóa, xây dựng CSVC-KT của CNXH.
  • Nhờ đó, các nước Đông Âu đã trở thành những nước công - nông nghiệp, bộ mặt kinh tế - xã hội của đất nước đã có sự thay đổi căn bản và sâu sắc.
II. Câu hỏi thường gặp:
  1. Trình bày những thành tựu và chính sách đối ngoại của Liên Xô từ sau chiến tranh thế giới 2 (1945) đến những năm 70 của thế kỉ XX? Ý nghĩa của những thành tựu đó?
  2. Những thành tựu của Liên Xô từ sau chiến tranh thế giới 2 (1945) đến những năm 70 của thế kỉ XX có ảnh hưởng như thế nào? (Ý nghĩa của những thành tựu đó)
  3. Trình bày quá trình thành lập các nước dân chủ nhân dân Đông Âu?
  4. Những biến đổi của các nước Đông Âu từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến đầu những năm 1970 (giống câu 3)
 
Top Bottom