Địa 9 Đặc điểm kinh tế biển đảo nước ta.

manaqh

Học sinh
Thành viên
15 Tháng mười 2017
70
32
26
19
Nghệ An
THCS thị trấn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1: Nêu đặc điểm của vùng biển nước ta ? Phát triển kinh biển đảo có ý nghĩa ntn đối với sự phát triển kinh tế và bảo vệ ANQP của đất nước
2:Nêu hậu quả của việc giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo
3:Nêu phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên về môi trường biển đảo
4:Nêu tiềm năng ; sự phát triển ; hạn chế và phương hướng phát triển của các ngành kinh tế biển: Du lịch biển
5:Nêu tiềm năng ; sự phát triển ; hạn chế và phương hướng phát triển của các ngành kinh tế biển: Khai thác và chế biến khoáng sản
6:Nêu tiềm năng ; sự phát triển ; hạn chế và phương hướng phát triển của các ngành kinh tế biển: Giao thông vận tải biển
7:Nêu tiềm năng ; sự phát triển ; hạn chế và phương hướng phát triển của các ngành kinh tế biển: khai thác nuôi trồng và chế biến hải sản


P/s : mai em phải nộp rồi mà còn 7 câu này ko biết mong anh chị giúp em
 

Akabane Yuii

Học sinh gương mẫu
Thành viên
11 Tháng mười hai 2017
1,421
2,259
309
Hà Nội
Loading...
1: Nêu đặc điểm của vùng biển nước ta ?
a) Diện tích, giới hạn
- Vùng biển Việt Nam là một phần của Biển Đông. Biển Đông là một biển lớn, tương đối kín, nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa Đông Nam Á. 
- Biển Đông trải rộng từ Xích đạo tới chí tuyến Bắc, thông với Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương qua các eo biển hẹp. Diện tích Biển Đông là 3447000 km2. Biển Đông có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan, độ sâu trung bình của các vịnh dưới 100
b) Đặc điểm khí hậu và hải vân của biển

Khí hậu các đảo gần bờ về cơ bản giống như khí hậu vùng đất liền lân cận. Còn khu vực biển xa, khí hậu có những nét khác biệt lớn với khí hậu đất liền
- Chế độ gió : Trên Biển Đông, gió hướng đông bắc chiếm ưu thế trong bảy tháng, từ tháng 10 đến tháng 4. Các tháng còn lại trong năm, ưu thế thuộc vé gió tây nam, riêng ở vịnh Bắc Bộ chủ yếu là hướng nam. Gió trên biển mạnh hơn trên đất liền rõ rệt. Tốc độ gió trung bình đạt 5-6 m/s và cực đại tới 50 m/s, tạo nên những sóng nước cao tới 10 m hoặc hơn. Dông trên biển thường phát triển về đêm và sáng
- Chế độ nhiệt : Ở biển, mùa hạ mát hơn và mùa đông ấm hơn đất liền. Biên độ nhiệt trong năm nhỏ. Nhiệt độ trung bình năm của nước biển tầng mặt là trên 23°C

- Chế độ mưa : Lượng mưa trên biển thường ít hơn trên đất liền, đạt từ 1100 đến 1300 mm/năm. Ví dụ : lượng mưa trên đảo Bạch Long Vĩ là 1127 mm/năm, trên đảo Hoàng Sa là 1227 mm/năm. Sương mù trên biển thường hay xuất hiện vào cuối mùa đông đầu mùa hạ
Cùng với các dòng biến, trên vùng biển Việt Nam còn xuất hiện các vùng nước trôi và nước chìm, vận động lên xuống theo chiều thẳng đứng, kéo theo sự di chuyển của các sinh vật biển

- Chế độ triều : Thủy triều là nét rất đặc sắc của vùng biển Việt Nam. Vùng biển ven bờ nước ta có nhiều chế độ triều khác nhau. Trong đó, chế độ nhật triều của vịnh Bắc Bộ được coi là điển hình của thế giới, ở đây mỗi ngày chỉ có một lần nước lên và một lần nước xuống rất đều đặn
- Độ muối trung bình của Biển Đông là 30 - 33%

2:Nêu hậu quả của việc giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển-đảo
* Nguyên nhân của sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển-đảo:
- Khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức độ phục hồi. Nhất là thủy sản ven bờ
- Khai thác bằng cách thức mang tính hủy diệt như sử dụng chất độc, chất nổ, điện ...
- Chưa bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn ven biển và các tài nguyên sinh vật khác (các loài lưỡng cư, chim biển, các rạn san hô ...) của vùng biển-đảo.
- Các chất thải từ sinh hoạt, sản xuất công nghiệp của các khu dân cư, đô thị, các khu công nghiệp, các khu du lịch ở ven biển và trên các đảo.
- Hoạt động khai thác khoáng sản biển, nhất là khai thác dầu khí.
- Nạn tràn dầu từ các phương tiện vận tải biển.
* Sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển đảo dẫn đến những hậu quả sau:
- Làm suy giảm tính đa dạng sinh vật của nước ta, cạn kiệt tài nguyên.
- Ảnh hưởng xấu tới việc phát triển tổng hợp kinh tế biển theo hướng bền vững (đặc biệt là phát triển nghề cá, du lịch biển-đảo).
- Gây khó khăn cho việc nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư vùng biển-đảo.

3:Nêu phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên về môi trường biển-đảo
* Những phương hướng chính để bảo vệ tài nguyên và môi trường biển-đảo
- Điều tra, đánh giá tiềm năng sinh vật tại các vùng biển sâu. Đầu tư để chuyên hướng khai thác hải sản từ vùng biển ven bờ sang vùng nước sâu xa bờ
- Bảo vệ rạn san hô ngầm ven biển và cấm khai thác san hô dưới mọi hình thức
- Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
- Phòng chống ô nhiễm biển bởi các yếu tố hóa học, đặc biệt là dầu mỏ
 
Top Bottom