Sinh 11 Ôn tập giữa kì 1

buck humble

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng mười 2020
185
656
81
Đồng Nai
thpt văn hiến

hln.05

Cựu Mod Sinh học
Thành viên
6 Tháng một 2020
988
2,576
316
19
Nghệ An
Trường THPT Quỳnh Lưu 3
View attachment 191568 View attachment 191569 View attachment 191570
Mình sắp thi đây là đề cương. Mình mong có bạn trả lời để mình so đáp án
Mình cảm ơn trước nhá
Chào cậu ^^ halloween vui vẻ _Pp__gh_
1. Cơ quan : Rễ
Tb lông hút
2. Con đường gian bào
Con đường tế bào chất
3. Cơ chế thẩm thấu
4.Con đường gian bào
Con đường tế bào chất
5.Quản bào và mạch ống
6.Ống rây và tb kèm
7. nước và các ion khoáng
8.saccarozo , các axitamin , vitamin , hoocmon thực vật,..
9.Lực đẩy, lực hút do thoát hơi nước ở lá , lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
10.
- Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ, củ, quả …)
- Mạch rây nối các tế bào của cơ quan nguồn với các tế bào của cơ quan chứa giúp dòng mạch rây chảy từ nơi có áp suất thẩm thấu cao đến nơi có áp suất thẩm thấu thấp
14. Khí khổng và qua cutin
15. Cân bằng nước là sự tương quan giữa lượng nước do rễ hút vào và lượng nước thoát ra qua lá → được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào (A) và lượng nước thoát ra (B)
17. Nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió và các ion
18. Vai trò tạo lực hút dòng nước và ion khoáng từ rễ lên lá và đến các bộ phận khác ở trên mặt đất của cây.
19. Sự đóng mở khí khổng
20. - Vật liệu xây dựng hấp thụ nhiệt làm cho nhiệt độ tăng cao, còn lá cây thoát hơi nước làm hạ nhiệt độ môi trường xung quanh lá. Nhờ vậy, không khí dưới bóng cây vào những ngày hè nóng bức mát hơn so với nơi không có bóng cây và mát hơn so với không khí dưới mái che bằng vật liệu xây dựng
21.Lá biến thành gai giúp giảm thiểu sự thoát hơi hước
22.
- Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây là:
Những nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống.
Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác.
Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể.
23.C, H,O, N, S, P, K, Ca, Mg.
24. Cl, Cu, Fe, Mn, Mo, Ni, Zn.
25.Màu vàng nhạt
26. trùng câu 4
27.* Cách bị động :
- Các ion khoáng khuyếch tán theo sự chênh lệch nồng độ từ cao đến thấp.
- Các ion khoáng hoà tan trong nước và vào rễ theo dòng nước.
- Các ion khoáng hút bám trên bề mặt các keo đất và trên bề mặt rễ trao đổi với nhau khi có sự tiếp xúc giữa rễ và dung dịch đất. Cách này gọi là hút bám trao đổi
28. vận chuyển từ nơi có nồng độ thấp ở đất đến nơi có nồng độ cao, thậm chí rất cao (hàng chục, hàng trăm lần) ở rễ. Vì cách hấp thụ khoáng này mang tính chọn lọc và ngược với gradient nồng độ nên cần thiết phải có năng lượng, tức là sự tham gia của ATP và của một chất trung gian , thường gọi là chất mang. ATP và chất mang được cung cấp từ quá trình trao đổi chất
29.
- Bón phân hợp lí là: bón đúng nhu cầu của cây theo đặc điểm di truyền của giống, loài cây, theo pha sinh trưởng và phát triển, theo đặc điểm địa lí, họat tính của đất và theo điều kiện thời tiết. Phân bón phải đúng loại, đủ số lượng và tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng vừa đảm bảo sinh trưởng tốt cho cây trồng , vừa giúp hạn chế sự thải phân bón hoá học ra môi trường gây ô nhiễm.
30.
- Lúa : rễ
- Rau, hoa,.. :lá
31. TP của protein,axit nucleoic
32.NH4+ , NO3-
33.Quá trình amôn hóa
Quá trình nitrat hóa

34.Quá trình cố định nitơ là quá trình liên kết N2 với H2 thành NH3
35.
36.
-Sản phẩm quang hợp là nguồn chất hữu cơ làm thức ăn cho mọi sinh vật, là nguyên liệu cho công nghiệp và thuốc chữa bệnh cho con người.
-Năng lượng ánh sáng mặt trời được hấp thụ và chuyển hóa thành hóa năng trong các liên kết hóa học. Đây là nguồn cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động sống của sinh giới.
-Quang hợp hấp thụ CO2 và giải phóng O2 giúp điều hòa không khí, giảm hiệu ứng nhà kính, cung cấp dưỡng khí cho các sinh vật khác.
37. Lá
Lục lạp
Diệp lục , carotenoit
38.Diệp lục a hấp thụ năng lượng ánh sáng chuyển thành năng lượng trong ATP và NADPH.
Diệp lục b giúp trong quá trình quang hợp bằng cách hấp thụ năng lượng ánh sáng. Nó tan nhiều hơn diệp lục a trong dung môi phân cực do nhóm cacbonyl của nó.
Carôtenôit hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ được cho diệp lục a và b để diệp lục này truyền tiếp cho diệp lục a. Ngoài ra carôtenôit còn có chức năng bảo vệ bộ máy quang hợp và tế bào khỏi bị nắng cháy khi cường độ ánh sáng quá cao.
39.Các sắc tố quang hợp hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ được vào phân tử diệp lục a ở trung tâm phản ứng quang hợp theo sơ đồ
carotenoit -> diệp lục b -> diệp lục a -> diệp lục â ở trung tâm phản ứng
Sau đó quang năng được chuyển hoá thành hoá năng trong ATP và NADPH .
---------------------
Chúc cậu học tốt ;)
 
Top Bottom