Văn 8 Ôn tập cuối năm

tuantiepvip99hy

Học sinh
Thành viên
3 Tháng tư 2017
45
5
21
20
Hưng Yên
Phù Cừ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

a) Vì sao văn bản cần có tính thống nhất? Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở những phương diện nào?
b) Vì sao phải tóm tắt văn bản tự sự? Muốn tóm tắt văn bản tự sự cần phải thực hiện những bước nào?
c) Yếu tố miêu tả và biểu cảm có tác dụng gì trong văn bản tự sự?
d) Khi viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cần chú ý những gì?
e) Văn thuyết minh có lợi ích gì trong cuộc sống? Nêu ví dụ minh họa.
f) Muốn viết văn bản thuyết minh, cần thực hiện các bước nào? Vì sao phải làm như vậy?
g) Nêu các phương pháp để thuyết minh sự vật.
i) Sự kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm trong văn nghị luận có tác dụng gì?
k) Văn bản tường trình và văn bản thông báo cần đảm bảo những yêu cầu gì về thể thức, nội dung?
 

Trương Hoài Nam

Học sinh tiến bộ
Thành viên
14 Tháng ba 2018
773
1,258
171
Quảng Ngãi
THCS Nguyễn Trãi
a) Vì sao văn bản cần có tính thống nhất? Tính thống nhất của văn bản thể hiện ở những phương diện nào?
b) Vì sao phải tóm tắt văn bản tự sự? Muốn tóm tắt văn bản tự sự cần phải thực hiện những bước nào?
c) Yếu tố miêu tả và biểu cảm có tác dụng gì trong văn bản tự sự?
d) Khi viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cần chú ý những gì?
e) Văn thuyết minh có lợi ích gì trong cuộc sống? Nêu ví dụ minh họa.
f) Muốn viết văn bản thuyết minh, cần thực hiện các bước nào? Vì sao phải làm như vậy?
g) Nêu các phương pháp để thuyết minh sự vật.
i) Sự kết hợp các yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm trong văn nghị luận có tác dụng gì?
k) Văn bản tường trình và văn bản thông báo cần đảm bảo những yêu cầu gì về thể thức, nội dung?
a,- Văn bản cần có tính thống nhất vì: để không xa rời hay lạc sang chủ đề khác.
- Tính thống nhất của văn bản được thể hiện ở các phương diện: nhan đề, đề mục, quan hệ giữa các phần trong văn bản, các từ ngữ then chốt được lặp đi lặp lại.
b,* Lí do phải tóm tắt văn bản tự sự:
- Để ghi lại nội dung chính của tác phẩm đã học.
- Khi cần thông báo cho người khác biết.
* Các bước tiến hành khi tóm tắt văn bản tự sự:
- Đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề văn bản.
- Xác định nội dung chính của văn bản cần tóm tắt.
- Sắp xếp nội dung theo một trình tự hợp lí.
- Viết thành văn bản.
c,Tự sự kết hợp với miêu tả có tác dụng:
- Làm cho việc kể chuyện sinh động sâu sắc hơn.
- Làm tăng sự thuyết phục cho người đọc.
d,Ta cần chú ý những điều sau:
- Phải tuỳ vào mục đích, nội dung và tính chất của văn bản mà người viết lựa chọn tự sự với miêu tả, hay tự sự với biểu cảm hoặc cả ba.
- Phải có sự kết hợp hợp lí, tránh lạm dụng một cách tuỳ tiện.
 

Dương Sảng

The Little Angel |Bio Hero
Thành viên
28 Tháng một 2018
2,884
2,779
451
Hà Nội
HMF
a,
  • Văn bản cần phải có sự thống nhất vì nếu không có sự thống nhất văn bản sẽ bị phân tán, không tập trung vào được vấn đề chính hoặc lạc sang vấn đề khác trong khi triển khai văn bản.
  • Tính thống nhất của văn bản được thể hiện ở các mặt sau:
- Về nội dung: các ý trong văn bản phải thống nhất trong một chủ đề.
- Về hình thức: các câu trong một đoạn, các đoạn trong văn bản phải có sự liên kết chặt chẽ qua các từ nối, quan hệ từ, từ chuyển tiếp. Nếu là văn bản hành chính thì phải đảm bảo các thể thức của loại văn bản hành chính đó.
b,
  • Chúng ta cần tóm tắt văn bản tự sự vì :
- Để lưu giữ và nhớ lại khi cần thiết.
- Để giới thiệu ngắn gọn văn bản đó cho người khác biết.
- Để trích dẫn trong những trường hợp cần thiết.
  • Muốn tóm tắt văn bản tự sự, cần phải theo đúng trình tự sau:
- Đọc kĩ để hiểu đúng chủ đề văn bản.
- Xác định nội dung chính cần tóm tắt.
- Sắp xếp nội dung theo một trình tự hợp lí.
- Viết thành bản tóm tắt.
c, Việc viết văn bản tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm giúp cho việc kể chuyện sinh động và sâu sắc hơn, đồng thời thể hiện được thái độ tình cảm của người kể.
d, Khi viết (nói) đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm cần chú ý: Yếu tố tự sự là chính, cần lập dàn ý theo nội dung tự sự, khi viết phải luôn bám sát dàn ý đó. Các yếu tố miêu tả và biểu cảm chỉ có ý nghĩa bổ trợ, có thể đưa vào cho bài văn thêm sinh động nhưng không nên lạm dụng.
e, Văn bản thuyết minh là kiểu văn bản thông dụng trong đời sống hàng ngày. Văn bản thuyết minh cung cấp tri thức về đặc điểm, tính chất, nguyên nhân... của các hiện tượng và sự vật trong tự nhiên, xã hội bằng phương thức trình bày, giới thiệu, giải thích.
Một số văn bản thuyết minh thường gặp :
- Giới thiệu một sản phẩm mới.
- Giới thiệu một danh lam thắng cảnh hoặc một di tích lịch sử.
- Giới thiệu tiểu sử một danh nhân, một nhà văn.
- Giới thiệu một tác phẩm...
f, Muốn làm một văn bản thuyết minh, chúng ta cần phải:
- Xác định đối tượng cần phải được thuyết minh.
- Xác định rõ phạm vi, tri thức khách quan, khoa học về đối tượng cần được thuyết minh đó.
- Lựa chọn phương pháp thuyết minh thích hợp.
- Tìm bố cục thích hợp.
g, Một số phương pháp thuyết minh sự vật thường gặp :
- Phương pháp nêu định nghĩa, giải thích.
- Phương pháp liệt kê.
- Phương pháp nêu ví dụ.
- Phương pháp dùng số liệu.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp phân loại, phân tích.
i, Việc kết hợp các yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả làm cho bài văn nghị luận thêm sinh động, tăng sức hấp dẫn, sức thuyết phục đối với bạn đọc.
k, Lưu ý :
- Tên văn bản nên dùng chữ in hoa cho nổi bật.
- Chú ý chừa khoảng cách hơn một dòng giữa các phần quốc hiệu và tiêu ngữ, địa điểm và thời gian làm tường trình, tên văn bản và nội dung tường trình để dễ phân biệt.
- Không viết sát lề giấy bên trái, không để phần trên và phần dưới trang giấy có khoảng trống quá lớn.
 
  • Like
Reactions: tuantiepvip99hy
Top Bottom