Sử 6 Nước Cham-pa

Nguyễn Phước Hồng Ánh

Học sinh
Thành viên
20 Tháng mười hai 2018
102
82
36
16
TP Hồ Chí Minh
Nguyễn Hiền
  • Like
Reactions: Tín Phạm

01233544869

Học sinh
Thành viên
24 Tháng mười hai 2018
54
18
26
19
Quảng Ninh
THCS Quang Hanh
I. Địa điểm:
  • Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên,
  • Cách thành phố Ðà Nẵng khoảng 70 km về phía tây nam, cách Trà Kiệu khoảng 10 km về phía tây trong một thung lũng kín đáo.
  • Có hai cách đến Mỹ Sơn:
1. Từ đường Quốc Lộ 1 đi về hướng Nam đến thị trấn Nam Phước (cách Đà Nẵng 39 km). Sau đó đi theo hướng Tây theo tuyến đường 537, đi thêm 9 km là đến Trà Kiệu. Từ Trà Kiệu đi thêm 12 km nữa đến ngã ba rẽ trái theo bảng chỉ dẫn đi thêm khoảng 9 km nữa là đến Mỹ Sơn. Từ đây bạn phải đi xe trung chuyển một đoạn ngắn đường núi mất khoảng 5 phút, sau đó đi bộ theo con đường lát đá dẫn vào khu di tích Thánh địa Mỹ Sơn, mất khoảng 10 phút. 2. Từ cầu vượt Hòa Cầm – Quốc lộ 14B – trường Nguyễn Trãi – rẽ trái đi thẳng đến bến đò Kiểm Lâm – qua đò đi theo tuyến đường 537 ngược về hướng Nam Phước khoảng 1 km sẽ có bảng chỉ dẫn vào Mỹ Sơn như cách 1. Cách này tiết kiệm thời gian khoảng 30 phút.
  • Loại đường : đường nhựa
  • Phương tiện lớn nhất có thể đến : xe du lịch 50 chỗ ngồi
II. Lịch sử hình thành và phát triển: Thánh địa Mỹ Sơn là một quần thể kiến trúc đền tháp cổ của người Chăm. Đây từng là khu đất Ấn giáo linh thiêng với hơn 70 đền tháp xây dựng từ giữa thế kỉ VII- XIII. Các vua Chăm trước đây chọn Mỹ Sơn để đóng đô có lẽ do tính chất thiêng liêng của vùng đất để tôn thờ thần thánh và cũng do đây là vị trí phòng ngự tốt trong trường hợp kinh đô Trà Kiệu bị đe dọa. Theo căn bia để lại tiền thân của nó là một ngôi đền làm bằng gỗ từ thế kỉ thứ IV để thờ thần Diva Bhadresvera. Nhưng đến khoảng cuối thế kỷ VI, một cơn hoả hoạn đã thiêu cháy ngôi đền gỗ. Sau đó vào đầu thế kỷ 7, vua Sambhuvarman (trị vì từ năm 577 đến năm 629) đã dùng gạch để xây dựng lại ngôi đền còn tồn tại đến ngày nay. Các triều vua sau đó vẫn tiếp tục tu sửa lại các đền tháp cũ và xây dựng các đền tháp mới để thờ các vị thần. Vào năm 1898, di tích Mỹ Sơn được phát hiện bởi một học giả người Pháp tên là M.C Paris. Vào những năm đầu thế kỷ XX này, 2 nhà nghiên cứu của Viễn thông Pháp là L.Finot và L.de Lajonquière và nhà kiến trúc sư kiêm khảo cổ học H. Parmentier đã đến Mỹ Sơn để nghiên cứu văn bia và nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc Chăm. Cho đến những năm 1903-1904 những tài liệu cơ bản nhất về bia ký và nghệ thuật kiến trúc Mỹ Sơn đã được L.Finot chính thức công bố. Bức màn lịch sử về Mỹ Sơn đã được các nhà khoa học vén dần lên. Thông qua những bia ký và lịch sử nhiều triều đại xưa cho ta thấy: Mỹ Sơn là khu thánh địa quan trọng nhất của dân tộc Chăm suốt từ cuối tế kỷ IV đến thế kỷ XV. Với những giá trị lịch sử văn hóa, thẩm mỹ, Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO bình chọn là di sản văn hóa thế giới năm 1999 III. Nét hấp dẫn : < style="text-align: center;">Với hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá, được xây dựng từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ 13, Mỹ Sơn trở thành trung tâm kiến trúc quan trọng nhất của Vương quốc Chămpa. Những đền thờ chính ở Mỹ Sơn thờ một bộ Linga hoặc hình tượng của thần Siva – Ðấng bảo hộ của các dòng vua Chămpa. Vị thần được tôn thờ ở Mỹ Sơn là Bhadrésvara, là vị vua đã sáng lập dòng vua đầu tiên của vùng Amaravati vào cuối thế kỷ 4 kết hợp với tên thần Siva, trở thành tín ngưỡng chính thờ thần – vua và tổ titên hoàng tộc.
Mỗi thời kỳ lịch sử, kiến trúc mang phong cách riêng, cũng như mỗi đền tháp thờ những vị thần, những triều vua khác nhau tạo nên đường nét kiến trúc đầy dấu ấn, nhưng nhìn chung tháp Chàm đều được xây dựng trên một mặt bằng tứ giác, chia làm 3 phần: - Ðế tháp biểu hiện thế giới trần gian, vững chắc. - Thân tháp tượng hình của thế giới thần linh, kỳ bí mê hoặc. - Phần trên cùng là hình người dâng hoa trái theo nghi lễ hoặc hình cây lá, chim muông, voi, sư tử… động vật gần gũi với tôn giáo và cuộc sống con người.
Và nếu chú ý quan sát bạn sẽ thấy ở Thánh địa Mỹ Sơn các nhóm tháp đều tuân theo 1 khuôn mẫu:
  • Chính giữa là đền thờ, gọi là kalan, đối diện là 2 tháp cổng (Gopura) quay về 2 hướng đông và tây.
  • Trước tháp cổng là một ngôi nhà dài, là nơi tiếp nhận lễ vật đón khách hành hương với mái hình thon dài gọi là mandapa . Mandapa gồm nhiều cửa sổ và 2 cửa chính luôn mở xoay về 2 hướng đông, tây. Tại hành lang, những người đi lễ tiến hành thủ tục tẩy rửa bụi trần và cầu nguyện trước khi vào kalan thực hiện các nghi lễ.
Hơn thế nữa người Chăm cổ đã được tôn là ” Bậc thầy của nghệ thuật xây gạch”, kỹ thuật xây dựng các đền tháp đến nay vẫn còn nhiều bí ẩn chưa lí giải được. Không hề dùng đến các chất kết dính thông thường, các viên gạch xây như chỉ được mài khít, chồng xếp nhưng liền khối vững chắc.
Giá trị của các di tích ở Mỹ Sơn còn được thể hiện qua nghệ thuật điêu khắc, chạm nổi trên gạch, trên đá với những hình ảnh sống động về các vị thần, tu sĩ, vũ nữ, hoa lá, muông thú và các vật tế lễ…Mặc dù thời gian cùng chiến tranh đã biến nhiều khu tháp thành phế tích nhưng những hiện vật điêu khắc, kiến trúc còn lại cho đến ngày nay vẫn còn để lại những phong cách giai đoạn lịch sử mỹ thuật của dân tộc Chăm, những kiệt tác đánh dấu một thời huy loàng của văn hoá kiến trúc chămpa cũng như của Đông Nam Á. Có thể kể đến những phong cách kiến trúc tiêu biểu sau : Phong cách cổ thế kỷ VII đến thế kỷ VIII; - Phong cách Hoà Lai thế kỷ VIII đến thế kỷ thứ IX; - Phong cách Ðồng Dương từ giữa thế kỷ IX; - Phong cách Mỹ Sơn và chuyển tiếp giữa Mỹ Sơn và Bình Ðịnh; - Phong cách Bình Ðịnh… Bên cạnh các giá trị thẩm mỹ về kiến trúc thánh địa Mỹ Sơn, hầu như được biết đến nhiều hơn bởi sự nổi tiếng. Đối với những khách du lịch thuần túy không nghiên cứu chuyên sâu thì khi đến miền Trung không thể không ghé thăm Mỹ Sơn-một trong những Di sản văn hóa thế giới của Việt Nam. Thánh địa Mỹ Sơn còn được coi là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.Thông thường người ta hay so sánh thánh địa này với các tổ hợp đền đài chính khác ở Đông Nam Á như Borobudur (Java, Indonesia), Pagan (Myanma), Angkor Wat (Campuchia) và Ayutthaya (Thái Lan).
 

minhthu2k5

Học sinh tiến bộ
Thành viên
31 Tháng năm 2018
1,070
1,095
201
Quảng Nam
Hogwarts
mối quan hệ giữa người Chăm và người Việt
- Từ xưa người Chăm và người Việt đều bị bọn đô hộ phương Bắc thống trị nên đã từng cùng nhau nổi dậy đấu tranh.
- Khi nhân dân Tượng Lâm nổi dậy giành độc lập thì nhân dân Cửu Chân, Giao Chỉ cũng hưởng ứng, ngăn cản quân xâm lược hán tiến vào đàn áp, tạo điều kiện thuận lợi cho thắng lợi của người Chăm
- Ngày nay, người Chăm là một bộ phận dân cư trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam
Mỹ Sơn:
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ IV. Trong nhiều thế kỷ, Thánh địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Thánh địa Mỹ Sơn có kiến trúc rất đặc biệt, hiện nay các nhà koa học vẫn chưa tìm ra được làm thế nào mà người Chăm có thể làm các viên gạch dính với nhau. Hơn nữa ở đây có một điệu múa Áp-sa-ra rất riêng.
P.s: Tự hào là người con của mảnh đất Duy Xuyên, Quảng Nam :D
 

Nhóc Băng

Học sinh
Thành viên
20 Tháng hai 2019
137
106
46
Đắk Lắk
Music School
Mọi người hãy giúp mình!!!!!
Hãy nêu mối quan hệ giữa người Chăm và người Việt
Hãy giới thiệu vài nét về khu thánh địa Mĩ Sơn ( Quãng Nam)
Mối quan hệ của người Chăm là có quan hệ gần gũi với người Việt
Từ năm 1999, thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C (II) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C (III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất.
khu-du-lich-di-san-van-hoa-My-Son-di-du-lich-Quang-Nam-5.jpg
 

tudu._.1995

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng tám 2018
611
386
101
Hà Tĩnh
THCS Bắc Hồng
Hãy giới thiệu vài nét về khu thánh địa Mĩ Sơn ( Quãng Nam)
- Khu thánh địa Mỹ Sơn nằm tại thung lũng Mĩ Sơn thuộc An Hòa, huyện Duy Xuyên, cách thành phố Đà Nẵng 70km về phía tây nam
- Với khoảng 70 công trình kiến trúc được xây dựng từ thế kỉ VII đến thế ki VIII, Mĩ Sơn là thánh địa Ấn Độ giáo quan trọng nhất của vương quốc Cham-pa. Phần lớn các đền thờ chính ở Mĩ Sơn được xây dựng để thờ thần Si - va những dưới cái tên gọi khác nhau...Phần lớn các đền thờ ở Mĩ Sơn được xây dựng trong các thế kỉ V, VI
- Mỹ Sơn còn được nổi tiếng hàng trăm tác phẩm điêu khắc vô giá, có niên đại từ thế kỉ VII đến thế kỉ XIII. Nghệ thuật điêu khắc Champa là sự kết hợp những yếu tố bản địa với các nền văn hóa bên ngoài một cách chọn lọc và sáng tạo. Các tác phẩm điêu khắc được thể hiện trên đá rất sôi động và có hồn.
 

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
người Chăm có quan hệ với người Việt vì họ chung một tổ tiên từ lâu đời (theo nhân chủng học): họ có nguồn gốc chung là người Mongoloid phương Nam ở miền nam sông Trường Giang. Họ tiến dần về miền bắc nước ta rồi tách nhóm - hình thành cộng đồng người Lạc Việt ở Bắc Bộ nước ta. Phần còn lại đi dọc bờ biển, đến miền Nam Trung Bộ thì họ nhập với tộc người Nam Đảo (người miền Biển). Từ hỗn chủng Mongoloid phương Nam + Nam Đảo (Malayo Polinesien) tách thành năm dân tộc là Chăm, Ba-na, Ê-đê, Gia-rai và Chu-ru
 
Top Bottom