Sử NHUỘM RĂNG ĐEN - TIÊU CHUẨN CÁI ĐẸP CỦA NGƯỜI VIỆT XƯA

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhuộm răng đen là một phong tục của người Việt xưa, thể hiện nét đẹp trong văn hóa con người nước Nam.
Trong nhiều cuốn sách viết về văn hóa người Việt đều nhắc tới hàm răng đen như một đặc trưng. Theo nhà nghiên cứu Đào Duy Anh, tác giả của cuốn “Việt Nam Văn hóa sử cương”, tục nhuộm răng đen có từ cách đây hàng nghìn năm, từ thời đại Văn Lang, kéo dài cho đến thế kỷ 20.
Người Việt Nam bất cứ nam nữ, chừng 16, 17 tuổi đều nhuộm răng. Vì những chất dùng để nhuộm răng là những chất nồng và cay, nên môi và lưỡi đều sưng, khiến người nhuộm răng phải nhịn cơm và đồ ăn cứng đến nửa tháng; chỉ ăn đồ lỏng (cháo) hoặc đồ không nhai mà dễ nuốt (bún) mà thôi.
Nhiều tài liệu cũng cho biết, ở nước ta xưa, người nào để răng trắng là người bất chính, bị thiên hạ chê cười. Những câu “Răng trắng như răng chó”, “Răng trắng như răng ngô” đều có hàm ý khinh bỉ, chê bai. Đặc biệt, răng đen là một yếu tố của hình thành lên nhan sắc của đàn bà con gái.
Những câu ca dao cho thấy giá trị của “răng đen” như: “Lấy chồng cho đáng tấm chồng/ Bõ công trang điểm má hồng răng đen”, hay “Một thương tóc bỏ đuôi gà/ Hai thương ăn nói mặn mà có duyên/ Ba thương má lúm đồng tiền/ Bốn thương răng nhánh hột huyền kém thua”… đều nói lên một quan niệm, rằng: Dẫu người đẹp thế nào mà răng không đen nhánh thì nhan sắc cũng không được đánh giá cao. Bởi vậy, người Việt Nam xưa, nhất là đàn bà con gái, nhuộm răng rồi còn phải dùng những thuốc gọi là thuốc xỉa để giữ cho răng được luôn luôn đen bóng.
Trong bài hịch của vua Quang Trung khi kéo quân ra Bắc đánh giặc nhà Thanh vào năm 1789 cũng có câu văn liên quan đến tục nhuộm răng như đánh dấu và khẳng định một lần nữa “nhuộm răng đen” là một tập tục quan trọng trong văn hóa người Việt: “Đánh cho để dài tóc/ Đánh cho để đen răng/ Đánh cho nó chích luân bất phản/ Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn”.
Cho đến năm 1948, khi Hoàng Cầm viết bài thơ “Bên kia sông Đuống”, tục nhuộm răng đen vẫn còn. Bài thơ có hai câu miêu tả người phụ nữ, và “tư liệu” và Hoàng Câm hướng đến vẫn là: “Những cô hàng xén răng đen/ Cười như mùa thu tỏa nắng”.
Tuy nhiên, trên thực tế, từ đầu thế kỷ XX, ở các thành thị lớn của Việt Nam, tục ăn trầu và nhuộm răng đã suy yếu nhiều. Thanh niên nam nữ phần nhiều không ăn trầu, để răng trắng. Phong tục nhuộm răng đen ít đi, dần dần biến mất nhưng nét văn hóa này vẫn là một điểm đặc biệt không thể thiếu khi nhắc đến phong tục – bản sắc của người Việt ta bao đời!
Theo Zing News

inbound2136059676023800929.jpg
Nguồn ảnh: Internet
 
Top Bottom