Vật lí Những nhà vật lý làm thay đổi thế giới (Phần cuối)

Triêu Dươngg

Cựu Phụ trách nhóm Vật lí
Thành viên
TV BQT tích cực 2017
28 Tháng một 2016
3,897
1
8,081
939
Yên Bái
THPT Lê Quý Đôn <3
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Marie Curie (1867-1934)

1411201022GreatPhysicists.jpg
Nơi sinh: Warsaw, Ba Lan (Đế quốc Nga)

Marie Curie là một nhà khoa học người Pháp sinh ra ở Ba Lan. Bà cũng người chồng là Pierre Curie (người sẽ được nhắc đến ngay sau đây) là các nhà khoa học tiên phong trong việc nghiên cứu phóng xạ, và đã phát hiện ra nguyên tố phóng xạ radi và poloni. Vào năm 1903, bà cùng với Antoine Henri Becquerel đã nhận giải Nobel vật lý cho việc nghiên cứu phóng xạ. Và vào năm 1911, Marie Curie nhận giải Nobel hóa học vì đã phát hiện ra hai nguyên tố radi và poloni, trở thành người đầu tiên nhận hai giải Nobel.
22.png


Sau khi chồng mất, bà Curie đã được bổ nhiệm vào vị trí của chồng bà tại trường đại học danh tiếng Sorbonne của Pháp. Đặc biệt với sự bổ nhiệm này, bà trở thành giảng viên nữ đầu tiên tại Sorbonne. Sau đó, bà trở thành giám độc của phòng thí nghiệm của Viên nghiên cứu Radi của trường Sorbonne. Đáng tiếc là chất radi đã hại bà chết vì bị thiếu máu.



Pierre Curie (1859-1906)

1411201023GreatPhysicists.jpg
Nơi sinh: Paris, Pháp

Pierre Curie đã học tập tại trường đại học Sorbonne tại Paris. Năm 1882, ông trở thành giám đốc phóng thí nghiệm tại Trường Vật lý và Hóa học tại Paris. Tại đây, ông đã đưa ra định luật Curie, chỉ ra những ảnh hưởng của việc thay đổi nhiệt độ đối với từ tính. Như đã nói ở trên, ông cùng vợ đã tiên phong nghiên cứu phóng xạ và phát hiện ra nguyên tố phóng xạ radi và poloni. Năm 1903, nhà Curies cùng Antonie Henri Becquerel đã dảnh giải Nobel vật lý cho việc nghiên cứu phóng xạ.

James Dewar (1842-1923)

1411201024GreatPhysicists.jpg
Nơi sinh: Kincardine-on-Forth, Scotland

Ông là một nhà hóa học và vật lý học người Scottland, là người đầu tiên đã hóa lỏng và làm đông đặc Hyđro. Cùng với Frederick Abel, Dewar đã phát minh ra chất nổ không khói, một loại thuốc súng không khói vào năm 1889. Vào năm 1898, khi đang nghiên cứu thuộc tính vật lý ở nhiệt độ thấp, Dewar đã hóa lỏng được Hyđro. Một năm sau, ông lại có thể làm đông đặc Hy đro ở nhiệt độ -239,9oC. Ông cũng phát minh ra bình Dewar cách nhiệt, là tiền thân của chai chân không ngày nay.

Michael Faraday (1791-1867)

1411201025GreatPhysicists.jpg
Nơi sinh: Newington Butts, Anh

Farraday là một nhà vật lý và hóa học người Anh, nghiên cứu về điện và từ tính. Ông là người đã phát minh ra động cơ điện và máy phát điện, là hai sáng chế nền tảng cho công nghệ thế kỷ XX. Năm 1821, ông đã sử dụng một nam châm và một sợi dây mang điện để tạo ra sự chuyển động cơ học, từ đó tạo nên động cơ điện. Từ đó khám phá ra “Định luật cảm ứng Faraday”, được xem là thành tựu quan trọng nhất của ông. Mười năm sau, bằng cách sử dụng từ trường và chuyển động cơ học, Faraday đã phát minh ra máy phát điện.

Faraday đã xây dựng nên định luật cơ bản của điện phân trong những ngày đầu nghiên cứu hóa học. Ông là người đã giới thiệu một số thuật ngữ hóa học như Ion, cứ dương, cực âm và các điện cực. Năm 1925, ông phát hiện ra Benzen, một chất hữu cơ quan trọng. Năm 1845, ông đưa ra Hiệu ứng Fraday, một hiện tượng mô phỏng sự ảnh hưởng của từ tính đối với sóng ánh sáng trong ánh sáng phân cực. Cụ thể là, nếu ánh sáng phân cực đi qua một từ trường thì độ phân cực của nó sẽ thay đổi. Đây là định hướng đầu tiên nói lên mối liên hệ giữ ánh sáng và điện từ. Tên của ông được đặt tên cho đơn vị điện dung - Farad.

Johann Carl Friedrich Gauss (1777-1855)

1411201026GreatPhysicists.jpg
Nơi sinh: Braunschweig, Đức.

Gauss là nhà toán học người Đức, có nhiều đóng góp trong lĩnh vực hình học, vật lý, thiên văn học, quang học và rất nhiều thứ khác. Ông xứng đáng được gọi là “thần đồng”, khi đã có những khám phá khoa học quan trọng ở tuổi thiếu niên.
06.png


Gauss xây dựng định luật tĩnh điện và điện động lực học quan trọng. Ông đã đưa ra “Định luật Gauss” về thông lượng (đại lượng chỉ lượng di chuyển qua bề mặt vuông góc với hướng di chuyển trong một đơn vị thời gian, ví dụ như thông lượng dòng nước, thông lượng bức xạ…).

Phải nói rằng, Gauss có một tình yêu lớn đối với toán học và là một thiên tài xuất chúng. Ngay từ nhỏ, ông đã là học sinh xuất sắc của môn toán. Khi học đại học, ông đã đưa ra cách dựng đa giác đều 17 cạnh bằng thước kẻ và compa. Về sau, nhờ nghệ thuật tính toán của Gauss mà các nhà thiên văn học đã phát hiện ra hành tinh lùn mới có tên là Cera… Vì thế nên không có gì là lạ khi ông được tôn là “Vua toán học”.

James Prescott Joule (1818-1889)

1411201029GreatPhysicists.jpg
Nơi sinh: Salford, Anh

James Prescott Joule, nhà vật lý người Anh, đã chứng minh được nhiệt là một dạng năng lượng. Ông cũng là người đầu tiên thực hiện những phép đo chính xác năng lượng cơ học cần thiết để sản xuất ra nhiệt lượng. Các giá trị đo được này được gọi là tương đương cơ học của nhiệt, là nền tảng cho việc xây dựng nguyên tắc bảo toàn năng lượng. Định luật bảo toàn năng lượng, cũng là định luật I nhiệt động lực học (một trong bốn định luật của nhiệt động lực học), phát biểu rằng năng lượng không thể tự nhiên sinh ra hoặc mất đi. Đơn vị công Joule (Jun - J) đã được đặt theo tên của ông như để ghi nhớ công lao to lớn của ông đối với ngành vật lý học.
24.png


Lord Kelvin (hay William Thomson) (1824-1907)


1411201030GreatPhysicists.jpg
Nơi sinh: Belfast, Vương quốc Anh.


Ở thời của William Thomson Kelvin, ông được xem là nhà khoa học lỗi lạc nhất. Năm 1892, ông được nhận danh hiệu Nam tước Kelvin, sau khi được Nữ hoàng Victoria phong tước hiệp sĩ. Tên Kelvin của ông cũng được đặt cho thang nhiệt độ tuyệt đối.

Không giống như nhiệt giai Celsius, giai nhiệt Kelvin bắt đầu ở độ không tuyệt đối. Mỗi độ K trong nhiệt giai Kenvin (1K) bằng một độ trong nhiệt giai Celsius (1°C) và 0°C ứng với 273,15K. Ngoài ra, Kelvin đã có nhiều đóng góp thiết thực trong các lĩnh vực điện báo, điện và hàng hải. Năm 1867, ông được cấp bằng sáng chế một cặp thiết bị cải thiện việc tiếp nhận các tín hiệu điện tín đường dài.
26.png


J. Robert Oppenheimer (1904-1967)

1411201031GreatPhysicists.jpg
Nơi sinh: New York, Hoa Kỳ.

Oppenheimer là nhà vật lý người Mỹ, người chỉ đạo các phòng thí nghiệm tại Los Alamos, New Mexico. Đây là nơi quả bom nguyên tử đầu tiên được thiết kế và xây dựng. Oppenheimer được biết đến như là cha đẻ của bom nguyên tử. Ông nổi tiếng với câu nói trích dẫn lời của Bhagavad Gita (“Bài hát của Đấng Tối Cao” bằng tiếng Phạn) trong các thử nghiệm Trinity (thử nhiệm vũ khí nguyên tử đầu tiên) tại New Mexico: “Bây giờ, tôi trở thành Thần chết, là kẻ hủy diệt của thế giới”

Nikola Tesla (1857-1943)


1411201032GreatPhysicists.jpg
Nơi sinh: Smiljan, Áo (Công dân Mỹ)

Tesla là một kĩ sư điện và cơ khí, là nhà phát minh đóng góp cho sự ra đời của hệ thống đường dây điện hiện đại. Những phát minh quan trọng trong lĩnh vực động lực học của Tesla phải kể đến là sự phát triển dòng điện xoay chiều, động cơ xoay chiều, và việc khám phá trong vật lý hạt nhân và vật lý lý thuyết. Các phát minh và các công trình lý thuyết của Tesla đã giúp tạo ra cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ II. Cho dù là người lập dị, nhưng ông sở hữu rất nhiều bằng sáng chế đáng trân trọng.

Đơn vị thông lượng từ trường được đặt theo tên của ông – Tesla. Tesla đã thiết kế ra một loại máy phát điện ở hiệu điện thế cao dạng tháp, mà ngày nay người ta gọi đó là tháp Tesla. Ông còn đưa ra “Hiệu ứng Tesla” về sự chuyển giao năng lượng không dây.

James Watt (1736-1819)

1411201034GreatPhysicists.jpg
Nơi sinh: Greenock, Scotland

Nhà phát minh người Áo James Watt còn là một nhà kĩ sư cơ khí tài ba. Ông thường được nhắc tới cùng với phát minh máy hơi nước, cho dù ông không phải là người đầu tiên nghiên cứu thiết bị này. Ông cùng với William Murdoch và đồng sự Matthew Boulton đã cùng nghiên cứu hoàn thiện chiếc máy hơi nước. Những cải tiến của Watt và các đồng nghiệp của mình là công cụ quan trọng thúc đẩy cuộc cách mạng công nghiệp ở Anh và các nước khác. Đơn vị đo công suất Watt (W) trong hệ đo lường quốc tế được đặt theo tên của James Watt (1W= 1 J/s).
Nguồn: Sưu tầm​
 
  • Like
Reactions: Tú Linh
Top Bottom