Những bạn đã trải qua kỳ TS THCS làm ơn vào!! :D:D

N

nu1507

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình là mem ở Kontum, dân tụi mình ngày 8-7 mới thi. Mình lên và có xem các đề thi đc các mem khác post, có cả phần giải nhưg mình vẫn chưa hiểu lắm.
Các bạn có thể phân tích cho mình về bài "Bếp lửa". Mình kô bik cách phân tích của bài thơ này.
Về phần truyện ngắn, tác phẩm: Có bắt buộc phải học hết các dẫn chứg? Có cách nào để trình bày 1 bài phân tích tác phẩm truyện mà kô tốn công chăm chút vào dẫn chứg kô? Mình thấy học nhữg thứ đó vừa tốn thời gian lại kô tiếp thu đc. Đến bây giờ, mình vẫn chưa chú ý đến các tác phẩm truyện. Làm ơn cho mình lời khuyên với. :(
Mình gần thi rồi. Đọc các đề mình rối lắm. Thấy khó và rắc rối.
Có thể còm-men sớm sớm đc kô? Mình chân thành cảm ơn.:D:D:D
 
T

thuyan9i

Mình là mem ở Kontum, dân tụi mình ngày 8-7 mới thi. Mình lên và có xem các đề thi đc các mem khác post, có cả phần giải nhưg mình vẫn chưa hiểu lắm.
Các bạn có thể phân tích cho mình về bài "Bếp lửa". Mình kô bik cách phân tích của bài thơ này.
Về phần truyện ngắn, tác phẩm: Có bắt buộc phải học hết các dẫn chứg? Có cách nào để trình bày 1 bài phân tích tác phẩm truyện mà kô tốn công chăm chút vào dẫn chứg kô? Mình thấy học nhữg thứ đó vừa tốn thời gian lại kô tiếp thu đc. Đến bây giờ, mình vẫn chưa chú ý đến các tác phẩm truyện. Làm ơn cho mình lời khuyên với. :(
Mình gần thi rồi. Đọc các đề mình rối lắm. Thấy khó và rắc rối.
Có thể còm-men sớm sớm đc kô? Mình chân thành cảm ơn.:D:D:D

bạn ạ
có kiên nhẫn mưói thành công chứ
họcc ấc tác pjhaamr truyện bạn cần học một số dẫn chứng tiêu bioểu thui
các dẫn chứng ko quan trọing thì ko cẩn quan tâm
còn bài bếp lưủa thì bạn đi theo trình tự cảm xúc của abif
từ bếp lửa đến ngọn lửa
chúc bạn thi tốt
 
C

congchualolem_b

Mình là mem ở Kontum, dân tụi mình ngày 8-7 mới thi. Mình lên và có xem các đề thi đc các mem khác post, có cả phần giải nhưg mình vẫn chưa hiểu lắm.
Các bạn có thể phân tích cho mình về bài "Bếp lửa". Mình kô bik cách phân tích của bài thơ này.
Về phần truyện ngắn, tác phẩm: Có bắt buộc phải học hết các dẫn chứg? Có cách nào để trình bày 1 bài phân tích tác phẩm truyện mà kô tốn công chăm chút vào dẫn chứg kô? Mình thấy học nhữg thứ đó vừa tốn thời gian lại kô tiếp thu đc. Đến bây giờ, mình vẫn chưa chú ý đến các tác phẩm truyện. Làm ơn cho mình lời khuyên với. :(
Mình gần thi rồi. Đọc các đề mình rối lắm. Thấy khó và rắc rối.
Có thể còm-men sớm sớm đc kô? Mình chân thành cảm ơn.:D:D:D

Bài "bếp lửa" đã được post nhiều rồi em, thật may là chị còn giữ lại, em xem và tham khảo nha.

1. Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu:
+ Bài thơ được bắt đầu từ hình ảnh bếp lửa: "Một bếp lửa...nồng đượm". Ba tiếng "một bếp lửa" trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, với một hình ảnh quen thuộc với mọi gia đình. Hình ảnh bếp lửa thật ấm áp giữa cái lạnh của "chờn vờn sương sớm", thật thân thương với bao nhiêu tình cảm "ấp iu nồng đượm". Từ "ấp iu" vừa diễn tả chính xác công việc nhóm bếp vừa gợi ra bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng của người nhóm bếp. Hình ảnh bếp lửa rất tự nhiên, đánh thức dòng cảm xúc hồi tưởng của cháu về bà: "cháu thương bà biết mấy nắng mưa".
+ Từ đó, cả một thời thơ ấu sống lại: "Lên bốn tuổi...nhèm mắt cháu". Bốn câu thơ gợi lạ cả một tuổi thơ nhọc nhằn, gian khổ. Tuổi thơ ấy có cái bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945( Bằng Việt sinh năm 1941, năm ấy lên 4 tuổi). Tuổi thơ ấy có cái gian khổ chung của thời kháng chiến chống Pháp: giặc giã tàn phá xóm làng" năm giặc đốt làng...lầm lụi"; "mẹ cùng ta công tác bận không về", cháu sống trong sự nuôi nấng dạy dỗ của bà, "cháu ở cùng bà..cháu học".
+ Kỉ niệm về những năm tháng tuổi thơ gắn liền với bếp lửa, với khói bếp, bởi lên bốn tuổi cháu đã "quen mùi khói' và nhân vật trữ tình "chỉ nhớ..mũi còn cay". Cảm giác ấy thật chân thành và xúc động. Nhưng có lẽ cảm giác cay nơi sống mũi khi nhớ về tuổi thơ ấy không chỉ vì khói mà chủ yếu vì cồn cào thương nhớ bà. Nhớ nhất vẫn là hình ảnh người bà bên bếp lửa, " rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen". Bên bếp lửa,"bà hay kể chuyện những ngày ở Huế", "bà dạy cháu làm bà chăm cháu học", "bà dặn cháu đinh ninh": "bố ở...bình yên!". Tình bà ấm áp lại càng ấm áp hơn bên bếp lửa. Bếp lửa lại đánh thức thêm một kỉ niệm ấu thơ: tiếng tu hú. Tiếng chim quen thuộc của đồng quê bỗng trở thành một phần thân thương không thể thiếu trong kỉ niệm. Cháu tha thiết nhớ tiếng "tu hú kêu trên những cánh đồng xa". Trong lời kể chuyện của bà, có cả "tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!". Tâm hồn trẻ thơ của cháu chợt dấy lên một mong mỏi da diết: "Tu hú ơi!...đồng xa?" Âm điệu tha thiết của câu thơ gợi ra tình cảnh vắng vẻ, cui cút, vời vợi nhớ thương của hai bà cháu. Bếp lửa đánh thức kỉ niệm tuổi thơ, ở đó lung linh hình ảnh người bà và có cả hình ảnh quê hương.
2. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa:Từ những hòai niệm về tuổi thơ và bà, người cháu suy ngẫm về cuộc đời, về lẽ sống của bà.
Bà tần tảo, chịu thương chịu khó, lặng lẽ hi sinh cả một đời: "Lận đận...nồng đượm"
Từ bếp lửa bình dị, quen thuộc, người cháu nhận ra bao điều "kì diệu và thiêng liêng". Ngọn lửa từ bàn tay bà với bao nhiêu yêu thương trìu mến đã nuôi lớn tuổi thơ cháu, đã "nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ". Trong cảnh côi cút một bà một cháu, bà lặng lẽ hi sinh để "bố ở chiến khu, bố còn việc bố", hi sinh cho con cháu và cho cả mọi người. Từ ngọn lửa của bà, cháu nhận ra cả một "niềm tin dai dẳng" về ngày mai, cháu biết được linh hồn của một dân tộc vất vả, gian lao mà tình nghĩa: "nhóm niềm...chung vui"
Với tất cả những ý nghĩa ấy, từ "bếp lửa", bài thơ đã đi đến "ngọn lửa": "rồi sớm...dai dẳng". Bếp lửa của bà đâu chỉ có ngọn lửa cụ thể được nhen lên bằng rơm rạ, bằng củi! Ở đó còn có ngọn lửa thiêng liêng trong lòng bà, ngọn lửa của lòng yêu thương, của niềm tin, của sức sống thầm lặng và mãnh liệt.
3. Niềm thương nhớ của cháu:
Đứa cháu năm xưa đã trưởng thành: "giờ cháu đã...trăm ngả"
Điệp từ "trăm" mở ra một thế giới rộng lớn với những điều mới mẻ. Cháu đã sống với những niềm vui rộng mở, nhưng giữa "ngọn khói trăm tàu", ngọn "lửa trăm nhà", cháu vẫn không thể quên bếp lửa của bà, vẫn không nguôi thương nhớ bà, "cháu vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...". Mỗi ngày đều tự hỏi "sớm mai này...", mỗi ngày cháu đều nhớ về bà và bếp lửa của bà. Hình ảnh ấy đã trở thành kỉ niệm thiêng liêng làm tấm lòng, nâng đỡ cháu trên bước đường đời.



Về các tác phẩm truyện thì học dẫn chứng là điều bắt buộc, bài làm k có dẫn chứng sẽ kém sức thuyết phục =>> điểm k cao.

K cần phải học thuộc đâu em, em chỉ cần đọc đi đọ lại văn bản nhiều lần trong những lúc rảnh rổi dần dần em sẽ nhớ đc, 1 cách rất nhẹ nhàng và k mất quá nhiều thời gian của em. Dĩ nhiên em k thể nhớ chính xác toàn bộ lời văn, nên nếu dẫn chứng nào em hơi băn khoăn thì đừng để trong ngoặc kép, như thế sẽ khó bị bắt bẻ hơn.

Các tác phẩm truyện cũng thường đc đưa vào đề lắm, em k nên chủ quan và nhớ ôn cho đều.

Khi đọc đề em nên bình tĩnh, đọc kĩ từng chữ, xem thử đề muốn gì, đừng quá hấp tấp mà ảnh hưởng đến tâm lí, bài thi sẽ k có chất lượng. Thầy cô ra đề đều canh đủ giờ cho học sinh, nên em cứ yên tâm, giữ bình tĩnh khi làm bài, chúc em làm bài tốt :)
 
N

nu1507

bạn ạ
có kiên nhẫn mưói thành công chứ
họcc ấc tác pjhaamr truyện bạn cần học một số dẫn chứng tiêu bioểu thui
các dẫn chứng ko quan trọing thì ko cẩn quan tâm
còn bài bếp lưủa thì bạn đi theo trình tự cảm xúc của abif
từ bếp lửa đến ngọn lửa
chúc bạn thi tốt

Mình đag cày rất gê đêy. Mình thứ 4 thi, zo là vùg hơi xa xôi nên mình mong đề sẽ dễ hơn các đề đã đc post trên diễn đàn. hehehe.Củm ơn u nhìu he. ;);)
 
N

nu1507

Bài "bếp lửa" đã được post nhiều rồi em, thật may là chị còn giữ lại, em xem và tham khảo nha.

1. Những hồi tưởng về bà và tình bà cháu:
+ Bài thơ được bắt đầu từ hình ảnh bếp lửa: "Một bếp lửa...nồng đượm". Ba tiếng "một bếp lửa" trở thành điệp khúc mở đầu bài thơ với giọng điệu sâu lắng, với một hình ảnh quen thuộc với mọi gia đình. Hình ảnh bếp lửa thật ấm áp giữa cái lạnh của "chờn vờn sương sớm", thật thân thương với bao nhiêu tình cảm "ấp iu nồng đượm". Từ "ấp iu" vừa diễn tả chính xác công việc nhóm bếp vừa gợi ra bàn tay kiên nhẫn, khéo léo và tấm lòng của người nhóm bếp. Hình ảnh bếp lửa rất tự nhiên, đánh thức dòng cảm xúc hồi tưởng của cháu về bà: "cháu thương bà biết mấy nắng mưa".
+ Từ đó, cả một thời thơ ấu sống lại: "Lên bốn tuổi...nhèm mắt cháu". Bốn câu thơ gợi lạ cả một tuổi thơ nhọc nhằn, gian khổ. Tuổi thơ ấy có cái bóng đen ghê rợn của nạn đói năm 1945( Bằng Việt sinh năm 1941, năm ấy lên 4 tuổi). Tuổi thơ ấy có cái gian khổ chung của thời kháng chiến chống Pháp: giặc giã tàn phá xóm làng" năm giặc đốt làng...lầm lụi"; "mẹ cùng ta công tác bận không về", cháu sống trong sự nuôi nấng dạy dỗ của bà, "cháu ở cùng bà..cháu học".
+ Kỉ niệm về những năm tháng tuổi thơ gắn liền với bếp lửa, với khói bếp, bởi lên bốn tuổi cháu đã "quen mùi khói' và nhân vật trữ tình "chỉ nhớ..mũi còn cay". Cảm giác ấy thật chân thành và xúc động. Nhưng có lẽ cảm giác cay nơi sống mũi khi nhớ về tuổi thơ ấy không chỉ vì khói mà chủ yếu vì cồn cào thương nhớ bà. Nhớ nhất vẫn là hình ảnh người bà bên bếp lửa, " rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen". Bên bếp lửa,"bà hay kể chuyện những ngày ở Huế", "bà dạy cháu làm bà chăm cháu học", "bà dặn cháu đinh ninh": "bố ở...bình yên!". Tình bà ấm áp lại càng ấm áp hơn bên bếp lửa. Bếp lửa lại đánh thức thêm một kỉ niệm ấu thơ: tiếng tu hú. Tiếng chim quen thuộc của đồng quê bỗng trở thành một phần thân thương không thể thiếu trong kỉ niệm. Cháu tha thiết nhớ tiếng "tu hú kêu trên những cánh đồng xa". Trong lời kể chuyện của bà, có cả "tiếng tu hú sao mà tha thiết thế!". Tâm hồn trẻ thơ của cháu chợt dấy lên một mong mỏi da diết: "Tu hú ơi!...đồng xa?" Âm điệu tha thiết của câu thơ gợi ra tình cảnh vắng vẻ, cui cút, vời vợi nhớ thương của hai bà cháu. Bếp lửa đánh thức kỉ niệm tuổi thơ, ở đó lung linh hình ảnh người bà và có cả hình ảnh quê hương.
2. Những suy ngẫm về bà và hình ảnh bếp lửa:Từ những hòai niệm về tuổi thơ và bà, người cháu suy ngẫm về cuộc đời, về lẽ sống của bà.
Bà tần tảo, chịu thương chịu khó, lặng lẽ hi sinh cả một đời: "Lận đận...nồng đượm"
Từ bếp lửa bình dị, quen thuộc, người cháu nhận ra bao điều "kì diệu và thiêng liêng". Ngọn lửa từ bàn tay bà với bao nhiêu yêu thương trìu mến đã nuôi lớn tuổi thơ cháu, đã "nhóm dậy cả tâm tình tuổi nhỏ". Trong cảnh côi cút một bà một cháu, bà lặng lẽ hi sinh để "bố ở chiến khu, bố còn việc bố", hi sinh cho con cháu và cho cả mọi người. Từ ngọn lửa của bà, cháu nhận ra cả một "niềm tin dai dẳng" về ngày mai, cháu biết được linh hồn của một dân tộc vất vả, gian lao mà tình nghĩa: "nhóm niềm...chung vui"
Với tất cả những ý nghĩa ấy, từ "bếp lửa", bài thơ đã đi đến "ngọn lửa": "rồi sớm...dai dẳng". Bếp lửa của bà đâu chỉ có ngọn lửa cụ thể được nhen lên bằng rơm rạ, bằng củi! Ở đó còn có ngọn lửa thiêng liêng trong lòng bà, ngọn lửa của lòng yêu thương, của niềm tin, của sức sống thầm lặng và mãnh liệt.
3. Niềm thương nhớ của cháu:
Đứa cháu năm xưa đã trưởng thành: "giờ cháu đã...trăm ngả"
Điệp từ "trăm" mở ra một thế giới rộng lớn với những điều mới mẻ. Cháu đã sống với những niềm vui rộng mở, nhưng giữa "ngọn khói trăm tàu", ngọn "lửa trăm nhà", cháu vẫn không thể quên bếp lửa của bà, vẫn không nguôi thương nhớ bà, "cháu vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...". Mỗi ngày đều tự hỏi "sớm mai này...", mỗi ngày cháu đều nhớ về bà và bếp lửa của bà. Hình ảnh ấy đã trở thành kỉ niệm thiêng liêng làm tấm lòng, nâng đỡ cháu trên bước đường đời.



Về các tác phẩm truyện thì học dẫn chứng là điều bắt buộc, bài làm k có dẫn chứng sẽ kém sức thuyết phục =>> điểm k cao.

K cần phải học thuộc đâu em, em chỉ cần đọc đi đọ lại văn bản nhiều lần trong những lúc rảnh rổi dần dần em sẽ nhớ đc, 1 cách rất nhẹ nhàng và k mất quá nhiều thời gian của em. Dĩ nhiên em k thể nhớ chính xác toàn bộ lời văn, nên nếu dẫn chứng nào em hơi băn khoăn thì đừng để trong ngoặc kép, như thế sẽ khó bị bắt bẻ hơn.

Các tác phẩm truyện cũng thường đc đưa vào đề lắm, em k nên chủ quan và nhớ ôn cho đều.

Khi đọc đề em nên bình tĩnh, đọc kĩ từng chữ, xem thử đề muốn gì, đừng quá hấp tấp mà ảnh hưởng đến tâm lí, bài thi sẽ k có chất lượng. Thầy cô ra đề đều canh đủ giờ cho học sinh, nên em cứ yên tâm, giữ bình tĩnh khi làm bài, chúc em làm bài tốt :)

Híc. E hấp tấp và rất dễ mất tập trung. Lười nữa =.=''. E lập 2pic rồi mới biek là có nhìu bạn đã post các bài luận về Bếp lửa rồi. :). E sẽ tiếp thu lời dạy của chị. Thanks chị nhìu nhìu. :-*:-*:-*
 
C

congchualolem_b

Văn để đạt điểm cao k khó em àh, chỉ cần chịu khó 1 tí là xong. Chị thấy trong năm nay các tác phẩm truyện cũng thường được đưa vào đề thi, nên em cố gắng nhé. Các dẫn chứng k cần học nhiều đâu, em cứ dựa vào các bài văn mẫu và chú ý các câu ng ta thường trích dẫn là đc, cần phải tập làm quen dần đi vì càng lớn ng ta càng đòi hỏi có nhiều dẫn chứng hơn, lúc đó còn khó hơn nhiều :).

Khi bước vào phòng thi nên hít thở thật sâu để lấy bình tĩnh, cố gắng phân chia thời gian cho đều, chị nghĩ em nên dành 5' đầu để đọc qua và nghiên cứu đề, câu nào dễ làm trước khó làm sau. Em k nên viết nháp ở ngoài rồi mới chép vào bài thi, nên lập dàn ý trước ngoài nháp rồi làm thẳng vào giấy thi sẽ tiết kiệm thời gian hơn.


Em có thể vào topic các bài văn mẫu sưu tầm ở box thi vào THPT để đọc thêm các bài văn mẫu về bài thơ "Bếp lửa".

Lần cuối chúc em thi tốt và đạt kết quả cao. Good luck to you ;)
 
N

nu1507

Văn để đạt điểm cao k khó em àh, chỉ cần chịu khó 1 tí là xong. Chị thấy trong năm nay các tác phẩm truyện cũng thường được đưa vào đề thi, nên em cố gắng nhé. Các dẫn chứng k cần học nhiều đâu, em cứ dựa vào các bài văn mẫu và chú ý các câu ng ta thường trích dẫn là đc, cần phải tập làm quen dần đi vì càng lớn ng ta càng đòi hỏi có nhiều dẫn chứng hơn, lúc đó còn khó hơn nhiều :).

Khi bước vào phòng thi nên hít thở thật sâu để lấy bình tĩnh, cố gắng phân chia thời gian cho đều, chị nghĩ em nên dành 5' đầu để đọc qua và nghiên cứu đề, câu nào dễ làm trước khó làm sau. Em k nên viết nháp ở ngoài rồi mới chép vào bài thi, nên lập dàn ý trước ngoài nháp rồi làm thẳng vào giấy thi sẽ tiết kiệm thời gian hơn.


Em có thể vào topic các bài văn mẫu sưu tầm ở box thi vào THPT để đọc thêm các bài văn mẫu về bài thơ "Bếp lửa".

Lần cuối chúc em thi tốt và đạt kết quả cao. Good luck to you ;)

Thks thks pờ chị nhiều nhiều nờk. :-* Nếu mà e đậu vào trường mà e đag đăg ký e sẽ hậu tạ chị. :)) Cố lên =)
 
Top Bottom