(tiếp)
Từ khi kháng chiến bùng nổ năm 1946,ông Sáu rời quên hương đi tham gia kháng chiến mãi đến năm 1954,hòa bình lập lại ông mới được đơn vị cho nghỉ phép về thăm nhà 3 ngày. Ngày ông đi bộ đội đứa con gái bé bỏng của ông mới lên 1 tuổi, ngày trở về con gái đã 8-9 tuổi. Cái khao khát của một người lính sau những năm dài vào sinh ra tử trở về quê hương, gặp lại vợ con, được nghe con cất tiếng gọi ba một tiếng cũng không được trọn vẹn. Đó là bi kịch của chiến tranh. Gặp lại con sau nhiều năm xa cách với bao nỗi nhớ thương nên ông Sáu không kìm được vui mừng trong phút đầu nhìn thấy con. Ông vừa khóc vừa khom người đưa tay chào đón con, có lẽ ông rất vui và xúc động, tin rằng đứa con sẽ đến với mình. Chưa để thuyền cập bến, ông Sáu đã khom người đưa tay cất tiếng gọi con nhưng nghe tiếng gọi của người lạ, bé Thu ngơ ngác lạ lùng, vội chạy và kêu thét lên gọi má. Ông Sáu buông thõng hai tay,vô cùng buồn bã, thất vọng và đau đớn. Những ngày nghỉ phép ở nhà , ông không dám đi đâu chỉ quẩn quanh nhà chơi với con. Ông càng yêu thương gần gũi nó bao nhiêu thì nó lại rời xa ông bấy nhiêu nhưng ông luôn sẵn lòng tha thứ cho con. Tình yêu thương con của ông trở nên bất lực khi ông đánh con bé một cái vào mông vì con bé hất miếng rứng cá mà ông gắp làm tung tóe khắp ra mâm. Bom đạn chiến tranh đã làm thay đổi hình dạng của ông. Vết thẹo từ chiến tranh của ông đã làm cho con gái đáng thương không nhận được ra ba. Đến lúc chia tay vợ con lần thứ hai để bước vào cuộc đấu mới ông mới có được một khoảnh khắc hạnh phúc khi đứa con gái ngây thơ nhận ra ông là ba, nó kêu thét lên
Ba..a..a! trước cử chỉ của Thu,
ông Sáu một tay ôm con một tay rút khăn lau nước mắt rồi hôn lên mái tóc của con đó là giọt nước mắt sung sướng, hạnh phúc của một người cha được cảm nhận từ tình ruột thịt ở con mình. Ông ra đi với bao nỗi nhớ thương vợ con không thể nào tả xiết.
Tình cảm của ông Sáu đối với bé Thu còn thể hiện khi ông trở lại chiến trường ở rừng tại khu căn cứ. Khi rời xa gia đình nỗi nhớ thương xen lẫn sự ray rứt, ân hận ám ảnh ông suốt nhiều ngày vì ông đã đánh con khi nóng giận. Ông Sáu đúng là người cha hiền lành nhân hậu biết nâng niu tình cảm cha con, mang lời hẹn ước lúc ra đi
Ba về ba mua cho con một cây lược nghe ba. Nó đã thúc đẩy ông nghĩ đến việc làm một chiếc lược dành tặng cho con. Ông đúng là 1 người ch chiều con và luôn giữ đúng lời hứa. đó là biểu hiện tình cảm trong sáng sâu nặng. Từ trong rừng sâu ông kiếm được 1 khúc ngà, ông sung sướng như một đứa trẻ được quả để rồi ông dồn hết công sức mỗi khi dỗi cưa răng, chuốt bóng, khắc chữ,tỉ mỉ, cần mẫn, công phu. Lòng yêu thương con đã biến ông trở thành một nghệ nhân chỉ tạo ra 1 tác phẩm trong cuộc đời . Cho nên nó không chỉ là chiếc lược xinh xắn quý giá mà còn là chiếc lược kết ợp tình phụ tử mộc mạc. Nó còn gỡ rối 1 phần tâm trạng của ông,nó trở thành vật thiêng liêng an ủi ông, nuôi dưỡng ông trong tình cha con và sức mạnh chiến đấu. Chiếc lược nhỏ bé nhỏ bé và thiêng liêng làm dịu đi nỗi ân hận, ánh lên niềm hi vọng, khắc khoải sẽ có ngày ông Sáu được gặp lại con, trao tận tay món quà kỉ niệm. Nhưng thật đáng thương, ông không kịp đưa cây lược ngà đến tận tay cho con. Người cha ấy đã hi sinh trong một trận càn. Trước khi vĩnh biệt con, ông vẫn nhớ chiếc lược chuyển nó cho 1 người bạn, như một sự chuyển giao sự sống, 1 sự ủy thác ,ước nguyện cuối cùng đến người bạn thân- ước nguyện cuối cùng của tình phụ tử. Điều đó đúng như ông Ba nói
chỉ có tình cha con là không thể chết được .
Chiếc lược ngà với dòng chữ
Thu -con yêu của ba mãi mãi là kỉ vật, là nhân chứng về nỗi đau, về bi kịch và nước mắt để lại những ám ảnh bi thương trong lòng người đọc. Ông Sáu là người lính của 1 thế hệ anh hùng mở đường đi trước, nếm trải gian khổ, thử thách hi sinh để thế hệ sau tiếp nối cha ông đi trước.
P/S: phù ! cuối cùng cũng xong. Xin lỗi bạn về sự ngắt quảng nhé, trong bài chắc có nhiều lỗi đánh máy mình chưa soát nên cẩn thận nhé
Mình cam đoan bài tự làm không copy google nên yên tâm