Văn 12 [Ngữ văn 12] Vào đại học là con đường lập thân duy nhất của thanh niên

Status
Không mở trả lời sau này.
B

bachi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

moij người giúp mình bai` này với....
De` bai`: có ý kiến cho rằng:"vào dai hoc là cách lập thân duy nhất của thanh niên".Hãy phát biểu quan niệm của anh (chị).


Bài này có ở trang 116_SGK Ngữ Văn 12 cơ bản.Giúp mình với nhé cô giáo mình nghiêm lắm ko làm được là chết với cô ấy... mà bài này mình chả biết làm sao cả...hix!hix!
moi người giúp mình đi thứ 2 tuần tới là cô ấy kiểm tra bài làm rồi...huhu!!!


>>>chú ý font chữ và tên tiêu dề nha bạn (đã sửa)Lần sau tái phạm sẽ del
 
Last edited by a moderator:
T

thuha_148

Theo ý kiến của mình, Vào đại học ko phải là cách lập thân duy nhất
Sau khi bạn nêu vấn đề ở phần mở bài thì bạn nên lam rõ những luận điểm sau:
-Tất cả thanh thiếu niên có quyền và nên nghĩ rằng đại học là con đường duy nhất để phát triển bản thân, không ai có quyền làm thui chột ý muốn này Học cao, học rộng, học sâu, học mãi... là khát vọng tự nhiên, hoàn toàn thiết yếu của con người - vốn có lý trí: phải vươn tới vô hạn.

-Hàng tỉ người trên thế giới không học đại học nhưng họ thành đạt rạng ngời trong mọi lĩnh vực, VD Bill Gates
Sau khi khẳng định đường đi, thanh thiếu niên cần chuẩn bị nhiều thứ cho đích đến. Phụ huynh, thầy cô giáo và những người có trách nhiệm khác phải giúp các bạn trẻ trong việc chuẩn bị này.

-Trước hết, người lớn phải thấy khát vọng vào đại học là chính đáng . Trường đại học phải rộng mở hơn và có chỗ, có ngành cho cả những người không muốn thi. Tạo ra rào cản không những có hại cho bản thân giới trẻ mà còn có hại cho toàn xã hội.
Tóm lại tuy con đường vào ĐH sẽ dẫn đén thành công nhưng ko thể phủ nhận những con dg khác
 
P

pro_boss123

cám ơn bài viết của thu hà nha bài này rất có ý nghĩa nó giúp mình rất nhiều thanhk bạn nha;)o=>
 
Y

yetta

đại học không phải là con đường duy nhất

Có ý kiến cho rằng : ' vào đại học không phải là con đường duy nhất '
đúng vậy , tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến đó .
Tất cả mọi người đều cho rằng đại học là con đường duy nhất để phát triển bản thân ,là cánh cửa mở ra cho kiến thức vô tận. Không ai phủ định điều này ,vì đây là khát vọng tự nhiên ,hoàn toàn thiết yếu của con người - đó là việc học ,tìm hiểu kiến thức .
Khát vọng vào đại học là chính đáng ,là cơ sở cho mỗi người để bước vào đời ,nhưng hàng tỉ người không vào đại học nhưng họ vẫn thành công.Con đường vaò đại học sẽ dẫn đến thành công nhưng cũng không thể phủ nhận những con đường khác ,mọi người có thể chọn cho mình một con đường phù hợp với bản thân như học các trường dạy nghề,trung cấp chuyên nghiệp hoặc tự nâng cao tay nghề trong quá trình lao động . Nhiều ngưòi đã rất thành công khi chưa từng tốt nghiệp đại học .chẳng hạn như : Bill Gate tỉ phú giàu nhất thế giới cha đẻ của micro soft.hay Steven Jobs là ông trùm của hãng Apple và ipod nổi tiếng...họ đã rất thành công khi chưa qua một trường đào tạo chuyên nghiệp nào.
Cho nên chúng ta sẽ có rất nhiều cơ hội để nâng cao trình độ của mình,không phải tôi nói như vậy để khuyên các bạn không nên thi vào đại học mà tôi chỉ muốn chia sẽ ,muốn nói với các bạn hiểu và ý thức được khả năng của mình để có thể chọn cho mình con đường tiến thân hợp lý. Bởi vì đại học không phải là con đường tiến thân duy nhất cho mỗi chúng ta.xin cảm ơn.
 

lapminh123

Học sinh mới
Thành viên
12 Tháng sáu 2018
1
2
6
29
TP Hồ Chí Minh
Trần Đại Nghĩa
Đề: Vào đại học có phải là con đường tiến thân duy nhất?
Lưu ý - gửi người đọc: Mình không phải là học sinh giỏi văn, chưa bao giờ. Mình viết bài này thật sự muốn gửi người đọc, những người đang không biết học để làm gì hơn là những bạn đang kiếm văn mẫu cho đề nghị luận này. Do vậy, những lời văn này có thể sẽ không hay, có thể không đủ chặt chẽ, có thể cấu trúc sai hoàn toàn so với mẫu văn nghị luận mong các bạn nếu thấy hay có thể lấy ý là tự sửa cho hợp với bài giảng của giáo viên

Mở:
Hàng ngày có hàng tá người hỏi chúng ta, hỏi lẫn nhau rằng: “Đại học có phải là con đường tiến thân duy nhất”. Học sinh hoang mang tìm câu trả lời, trả lời để lấy điểm hay đối phó cho đề tài này, cũng có những học sinh hay những người không còn hoặc không có cơ hội là học sinh đặt câu hỏi này là câu hỏi cho chính cuộc đời họ, cho chặng đường phía trước mà có thể câu hỏi này lại chính là một gợi ý.

Thân:
Vì sao chúng ta luôn chỉ nhìn vào một đề tài với một chiều là đồng tình hay phản đối? Sẽ thế nào nếu chúng ta nhìn câu hỏi với tất cả đáp án khả thi, tất cả mọi trường hợp để một người, như tôi đã nói đến, một người tìm kiếm tương lai từ gợi ý này có thể có một bước đi đúng hơn khi chỉ đọc qua đoạn văn này một lần, chỉ một lần, hay lần thứ hai khi người ấy đã tìm được lối đi đúng?

Bắt đầu sẽ là ý kiến phản đối. Bất kỳ một học sinh nào cũng có thể nêu ra ý kiến rằng: “Đại học KHÔNG phải là con đường duy nhất”. Đó là một phát biểu hoàn toàn không sai. Vì sao, đúng và sai không mang giá trị tuyệt đối, có thể dễ dàng kiếm hàng tá những dẫn chứng, những ví dụ, từ quá khứ đến hiện tại, từ thực tiễn đến lý thuyết, những dẫn chứng chúng ta có thể thấy hay chỉ là những câu chuyện để chứng minh cho ý kiến này. Có lẽ một học sinh sẽ giơ tay lên và nêu ra hàng loạt cái tên như: Edison, Einstein, Newton (những nhà bác học của thế kỷ trước, những người không đủ điều kiện hay thậm chí tiêu chuẩn để được đến trường), hay những cái tên quen thuộc hơn như Bill Gates, hay thần tượng và hiện tượng của giới trẻ, người sáng lập facebook Mark Zuckerberg cũng là một học sinh từng bỏ ngang đại học và trở thành những tỷ phú trẻ tuổi nhất thế giới. Nếu bạn có đủ khả năng để đi đến vinh quang hay thấp và nhỏ hơn xin được phép dùng cụm từ thành công bằng chính đôi tay của mình, có lẽ đề bài không cần bắt đầu bằng hai chữ Đại học, thậm chí bạn chẳng cần đến trường. Hàng tá nông dân tại Việt Nam nói riêng cũng đủ đã chứng minh điều đó khi họ có hàng loạt sáng chế rất hay mà bằng sáng chế không đủ để phát cho họ. Thử hỏi, họ có qua bất kỳ trường lớp nào không? Có, đó là câu trả lời của bản thân tôi, trường mà họ học chính là trường đời chứ không phải ba bậc tiểu, trung và đại học. Họ thành công vì sao? Vì họ có đủ ý chí và nghị lực để sống cuộc sống tuy có điều kiện nhưng luôn dư thừa cơ hội và lý do để họ cố gắng.

Ý kiến thứ hai sẽ hoàn toàn bác bỏ tất cả lập luận ở trên. Bạn sẽ mất bao nhiêu ngày để kể những cái tên thành công không bắt đầu từ trường lớp mà bạn biết? Giả sử bạn có thể ước lượng được thời gian để kể, tôi cho phép bạn sử dụng mạng và tất cả công cụ tìm kiếm, tiếp theo hãy tự hỏi bạn sẽ mất bao nhiêu lần khoảng thời gian đó để kể hết những cái tên thất bại khi từ bỏ trường lớp? Có lẽ không cần cho bạn công cụ tìm kiếm đâu, chỉ cần bước chân ra khỏi nhà, đi thêm nửa cây số trên đôi chân của bạn thì bạn sẽ thấy và kể thêm được vài cái tên như vậy, và khi bạn đi hết cuộc đời bạn sẽ vẫn không thể kể hết những cái tên như vậy. Thế giới ở thời điểm hiện tại (2018) có hơn 7 tỷ dân. Tất cả những cái tên mà học sinh có thể kể để minh chứng rằng Đại học KHÔNG phải là con đường duy nhất từ thế kỷ trước đến nay dừng lại ở con số mấy?

Ý kiến thứ ba sẽ không ủng hộ đề tài và cũng không phản đối đề tài. Điều cần phản đối ở đây có lẽ là hai chữ “Duy nhất” trong để tài “Đại học có phải là con đường Duy Nhất để đến với thành công?”. Điều trước tiên chúng ta phải xem xét thành công là gì và thành công là tập hợp của những gì? Thành công là sự hạnh phúc trong cuộc sống, sự suôn sẻ dễ dàng (ở một mức độ tương đối), là sự góp nhặt của những nỗ lực và mồ hôi xương máu, là một phần đóng góp của kinh nghiệm mà bạn cóp nhặt được, và là kiến thức mà bạn có. Vậy hãy xem lại trường lớp và đại học đóng góp thế nào trong tất cả những điều đó. Hoàn toàn không phải 100% nhưng có lẽ đó là một phần rất lớn. Bạn có được biết đến văn học nếu bạn không được đến trường, qua đó, khi phải có một bài phát biểu, liệu từng câu từng lời của bạn có đủ thuyết phục nhóm người mà bạn đang phải giao tiếp, nếu có thì bạn sẽ mất bao nhiêu thời gian để chuẩn bị cho bài phát biểu đó và bạn phải thất bại bao nhiêu bài phát biểu để đến được một bài hoàn hảo. Nếu bạn không được biết đến toán học (tôi hoàn toàn không nói đến những loại toán cao cấp mà một học sinh giỏi được học), thì bạn có thể có khả năng tính toán tương tối về những dự tính về tài chính với đối tác chứ? Đó là về mặt kiến thức. Xét đến mặt kinh nghiệm, kinh nghiệm tại trường lớp khó có thể so sánh với kinh nghiệm thực tế trong cuộc sống, tôi đồng ý với điều đó. Nhưng có một điều chắc chắn kinh nghiệm trong trường lớp là kinh nghiệm an toàn, bạn hoàn toàn không phải đánh đổi bằng một sự thất bại nào để thành công trong lớp, nếu bạn thất bại, bạn có thể thi lại, có thể học lại. Trong cuộc sống, đa phần kinh nghiệm khởi nguồn từ sự thất bại. Và những thất bại trong cuộc sống đều khiến bạn tổn thất về mặt thời gian và tài chính đó là chưa kể đến tổn thất về mặt tâm lý. Hãy quay lại với những ví dụ mà bạn đã dùng để chứng minh rằng đại học không phải con đường duy nhất đi. Những nhân tài đó họ không đủ điều kiện để học, họ chủ động bỏ học để cắt ngắn quy trình thành công vì họ tự tin vào khả năng và sự cố gắng, hay họ dùng câu hỏi trong đề tài này làm lý do để cắt bỏ quãng thời gian ngồi trong trường? Họ không tìm lý do để cắt bỏ quá trình học tập, họ tạo ra lý do để thành công ngay cả khi họ không muốn tốn thời gian cho việc học.

Kết:
Có lẽ tất cả những dẫn chứng, những câu hỏi trên đã làm rõ nhận định của tôi rằng “Đại học là một con đường rộng nhất để đến với thành công” chứ không phải là “duy nhất”. Qua đó, bản thân các bạn, những người đang đặt câu hỏi này là câu hỏi của tương lai hay suy nghĩ thật kỹ và chọn cho mình một lối đi rộng nhất, sáng nhất. “Đoạn đường nào trải bước trên hoa hồng?”, vậy hãy trang bị cho mình một công cụ để những chông gai đó ít ảnh hưởng nhất đến bản thân nhất nhé!

  • Bạch Lập Minh 12-06-2018
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom