[Ngữ văn 11] Phân tích 6 câu đầu của "Bài thơ ngắn đi trên bãi cát"

T

tuyetroimuahe_9x

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình vừa viết xong. Mong mọi người xem và sửa giúp :D
Xuất hiện giữa lúc thi đàn văn học nước nhà bị gò bó và trói buột bởi một nhà nước chuyên chế, u ám, khi văn chương ba phần đã nhuốm phải “thói ủy mị yếu ớt”, do “cái học khoa cử in sâu”, làm cho “tiếng vang của Phong, Nhã hầu như đã tắt hẳn”, thì những vần thơ được Cao Bá Quát “xé mình ra mà viết” như nguồn sinh khí, kết đọng trong lòng độc giả những cảm nhận sâu sắc cho cả một lớp người: “Nhất sinh đê thủ bái mai hoa”. Đặc biệt, với “Sa hành đoản ca”, bản lĩnh thơ Chu Thần đã xây dựng thành công hình tượng người sĩ tử thấu hiểu thời thế, chân thành đứng trước thiên nhiên mà giãi bày tâm sự. Những nghĩ suy về cuộc đời, tâm tưởng về con đường trước mắt được thể hiện rõ nhất qua sau câu thơ: “…”
Có lẽ hình ảnh trập trùng của những bãi cát dài, của nắng, của gió miền Trung được Cao Bá Quát ghi lại từ những lần lều chõng “vào kinh ứng thí” đã khơi mào cho mạch cảm xúc của bài thơ:
“Trường sa phục trường sa,
Nhất bộ nhất hồi khước.”
Nhịp 2/3 được nhà thơ họ Cao dùng liên tiếp trong hai câu thơ năm chữ gợi bước đi giật lùi. Bởi phải đối diện với “bãi cát dài” nối tiếp “bãi cát dài”, bởi đang đứng giữa không gian mênh mông, bao la, trùng điệp cát là cát nên mỗi bước chân của nhân vật trữ tình đều bị lún xuống, muốn tiến về phía trước buộc phải lùi đôi bước. Lại bởi con người dù vĩ đại đến đâu thì đứng giữa cái lớn lao, vô tận của đất trời, vũ trụ cũng chỉ là thứ nhỏ nhoi, hữu hạn. Huống hồ giờ đây ông còn buộc phải vượt qua con đường dài vô tận, bước chân trên đất vốn đã nhọc nhằn, nay đi trên cát bỏng trách sao không chán nản, mệt mỏi. Chợt nghĩ, bãi cát kia có khác gì con đường đi tìm chân lí xa xôi, mù mịt, lại thêm lắm trắc trở đọa đày. Bởi trước ông, đã có nhiều tác gia nhắc đến hình ảnh “bãi cát” trong thơ ca của mình: Đó là sự gian khổ của người chinh phu nơi chiến trường đầy nguy hiểm: “Ôm yên gối trống đã chồn/Nằm vùng cát trắng, ngủ cồn rêu xanh”. Hay tâm trạng cô đơn, buồn tủi của nàng Kiều chốn lầu xanh, nhà chứa: “Bốn bề bát ngát xa trông/Cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia”. Ba hình ảnh ấy, dù là tâm trạng hay thực tại thì đều gặp nhau ở sự phẫn uất trước trái ngang của cuộc đời, niềm khát khao tìm ra con đường lí tưởng. Nhưng dẫu cho họ có căm ghét, có hờ hững với nó thì vẫn phải miễn cưỡng bước tiếp, bước đến quên của thời gian, sáng tối:
“Nhật nhập hành vị dĩ,
Khách tử lệ giao lạc.”
Gian lao sao! Không gian đã nhuộm bóng xế chiều, mặt trời đã đã khuất núi, ấy thế mà khách tử vẫn nặng nề lê bước. Tại sao Cao Bá Quát không chọn cái nắng chói chang lúc chính ngọ để thêm phần khắc nghiệt, dữ dội? Phải chăng ông nghĩ nắng nóng, mệt nhọc vẫn sẽ có lúc đến được đích, còn khi mặt trời đã khuất núi mà vẫn phải gồng mình chống chọi thì đó mới đúng thực là vất vả nhọc nhằng, là tương lai tăm tối trong bước chân người đi trên cát? Thoáng sau bức tranh hiện thực, câu thơ là lời giải bày về số phận ngang trái của “thánh Quát”: đã ba lần ông khăn gói vào kinh, đã ba lần dấu chân ông hằn lên những bãi cát nơi đây, thế mà giấc mộng của kẻ bước ra từ “cửa Khổng sân Trình” vẫn mãi chẳng chịu đến với ông. Nỗi niềm bức bách trong tâm tưởng kia ắt đã phải chịu sự dồn nén đến cùng cực, mới buộc phải thoát ra qua giọt nước mắt chua chát nhường này. Đó không chỉ là dòng lệ của bế tắt, tuyệt vọng mà còn nỗi niềm xót thương cho những kẻ sĩ sinh không phải thời như mình.
Ngặt nỗi, thân nam nhi gánh món nợ công danh, muốn trả hết nợ, bấy giờ chỉ có con đường hoạn lộ, lại thêm gặp phải mình là kẻ “Bình sinh bách sự bất do tâm” (lời Cao Bá Quát) nên dẫu có chiếm được một bồ trong ba bồ chữ của thiên hạ tác giả vẫn gặp bao gian truân, thác ghềnh trên con đường mưu cầu công danh, để rồi buộc phải gặm nhấm nỗi cô đơn một mình giữa sa mạc mênh mông. Đối diện với thực tại, Cao Bá Quát ước mình có thể học được phép “thụy du” – vô vi với vạn biến của cõi tục, thảnh thơi, nhàn hạ, tận hưởng cuộc sống: “Được mất dương dương người thái thượng/ Khen chê phơi phới ngọn đông phong”. Tiếc thay:
“Quân bất học tiên gia mĩ thụy ông,
Đăng sơn thiệp thủy oán hà cùng!”
Càng đi, ông càng nhận thấy rõ sự vô vọng trong bước chân của bản thân, “oán hà cùng” bởi vẫn chưa làm tròn đạo con dân, đối diện với thời thế đổi thay, với những cảnh đời khổ cực chỉ có thể lên tiếng xót thương, còn bản thân thì "Không có lấy một sách lược gì làm cho đời được thái bình, thẹn mình là nhà nho mà lại tầm thường đến thế." Thế mới mong học được phép tiên để có thể tiếp tục bước tiếp, mau chóng tìm ra một cái đích rõ ràng cho con đường trước mắt. Cho đến cuối cùng, khát vọng của thi sĩ họ Cao vẫn thấm đưỡm nỗi lo cho dân, cho nước. Đâu thể nào “mũ ni che tai”, nhắm mắt làm ngơ mặc cho dòng đời xuôi chuyển. Chu Thần với bản lĩnh hơn người nào có thể vì chút khó khăn, trắc trở này mà làm điều trái với đạo lí của bản thân. Thế mới nói cái “giận khôn vơi” ở đây, càng làm sáng tỏ một nhân cách cao đẹp, quý giá xiết bao.
Từ sự buồn đau, nỗi cô đơn trước bãi cát mịt mùng, nghiệt ngã của cuộc đời, Cao Bá Quát vụt đứng lên, hiên ngang giữa thiên nhiên, khinh thường bọn người nhắm mắt làm ngơ trước sự đời, thể hiện một cái tôi phóng khoáng, ngông nghênh chỉ mang riêng tên mình: Con người đối diện với gian lao như hải âu giữa bão, một lòng vì dân vì nước: “Khách nam nhi chẳng vì thế thái
Đem thân ra đỡ lấy cương thường “
 
Last edited by a moderator:
T

tiemnguyen

Hay!
Hi, bài viết có cảm xúc ấy!!!!
...........................................................
 
Top Bottom