[Ngữ văn 10] Củng cố kiến thức qua những câu hỏi ngắn

Status
Không mở trả lời sau này.
N

nghgh97

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Kế thừa tinh thần của box Sinh :D
khi%20%2858%29.gif
qua một thời gian theo dõi box văn 10 mh thấy box văn của tụi mh yên lặng quá phải ko? hôm nay mh có ý kiến này là tụi mh cùng học môn văn 10 cùng nhau nâng cao kiến thức nhất là làm cho box văn sinh động hơn ko còn như thời gian qua nửa nha!
khi%20%2858%29.gif

thể lệ:
mh sẽ đặt ra một câu hỏi và các bạn sẻ trả lời

(câu hỏi sẻ bắt đầu từ bài đầu tiên)
@};-* chú ý: mỗi câu trả lời đúng sẻ nhận một cái thank nha!
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
start!~~~~~~~~~~~~~~~~~

Kể tên các bộ phận hợp thành của Văn học Việt Nam?
 
Last edited by a moderator:
N

nguyengiahoa10

Vì chỉ là kể tên thôi nên mình không nêu chi tiết từng bộ phận :D
Văn học Việt Nam được hợp thành bởi 2 bộ phận lớn:
-Văn học dân gian
-Văn học viết

Tiếp: Trình bày quá trình phát triển của văn học viết Việt Nam?
 
P

p3nh0ctapy3u

Có 2 giai đoạn chính :
-Văn học trugn đại (TK X đến hết thế kỉ XIX )
-Văn học hiện đại (đầu thế kỉ XX đến hết thế kỉ XX)
+Văn học đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng 8 năm 1945
+Văn học từ sau cách mạng tháng 8 năm 1945 đến hết thế kỉ XX
 
N

nguyengiahoa10

Tiếp: Phát biểu ý kiến của bạn về nội dung câu tục ngữ sau:
"Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

 
N

nghgh97

Tiếp: Phát biểu ý kiến của bạn về nội dung câu tục ngữ sau:
"Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

-Ngôn ngữ có độ linh hoạt kì diệu, nếu được chọn lựa kĩ càng về ngữ điệu, cách nói và thời điểm nói thì hiệu quả giao tiếp sẽ cao hơn. Do vậy phải "lựa lời".
-"Vừa lòng nhau" không phải là tìm cách để xu nịnh, vuốt ve mà cần phải nói thẳng, nói đúng để đạt mục đích giao tiếp.
 
N

nguyengiahoa10

Tiếp: Phát biểu ý kiến của bạn về nội dung câu tục ngữ sau:
"Lời nói chẳng mất tiền mua,
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau"

Đáp án:
Đây là một lời khuyên của nhân dân ta về cách thức nói năng: "Lời nói chẳng mất tiền mua" nhưng không phải vì thế mà nói tùy tiện theo suy nghĩ và theo ý thích. Từ ngữ và ngữ pháp Tiếng Việt vô cùng phong phú bởi vậy mà cùng một lời nói có thể có nhiều cách nói khác nhau. Lựa chọn cách nào để nói khiến người nghe "vừa lòng" là điều ai cũng phải lưu tâm. Khi nói, chúng ta cần quan tâm đến hoàn cảnh, thứ bậc của mình trong giao tiếp, mục đích giao tiếp ... để đạt được hiệu quả giao tiếp như mong muốn. Tuy nhiên, làm "vừa lòng nhau" không phải là sự xu nịnh, vuốt ve. Lời nói thẳng thường đơn giản, hiệu quả tuy không phải lúc nào cũng làm vừa lòng người nghe.

Tiếp:
Thế nào là ngôn ngữ sinh hoạt? Ngôn ngữ sinh hoạt có mấy dạng thức biểu hiện?
 
N

nghgh97

Trả lời:
Ngôn ngữ sinh hoạt còn được gọi là khẩu ngữ, ngôn ngữ nói, ngôn ngữ hội thoại ... Đó là lời ăn tiếng nói hằng ngày, dùng để thông tin, trao đổi ý nghĩ, tình cảm ... đáp ứng những nhu cầu trong cuộc sống.
Những dạng thức biểu hiện của ngôn ngữ sinh hoạt:
-Chủ yếu ở dạng nói (độc thoại, hội thoại)
-Có khi còn ở dạng viết (nhật kí, hồi kí, thư từ)
-Trong tác phẩm văn học có dạng lời nói tái hiện, mô phỏng ngôn ngữ sinh hoạt hằng ngày (kịch, tuồng, chèo, truyện, tiểu thuyết)


Tiếp:
Khái niệm "phong cách ngôn ngữ sinh hoạt"? Nêu các đặc trưng của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt?
 
N

nguyengiahoa10

Trả lời:
Khái niệm "phong cách ngôn ngữ sinh hoạt": là phong cách mang những dấu hiệu đặc trưng của ngôn ngữ dùng trong giao tiếp sinh hoạt hằng ngày.
Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
-Tính cụ thể
-Tính cảm xúc
-Tính cá thể
 
N

nghgh97

Bổ sung:
Đặc trưng cơ bản của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt:
-Tính cụ thể: cụ thể về hoàn cảnh, về con người và về cách nói năng, từ ngữ diễn đạt. Tính cụ thể giúp người nghe dễ dàng lĩnh hội hơn.
-Tính cảm xúc: không có lời nói nào nói ra mà không mang tính cảm xúc. Tính cảm xúc làm tăng hiệu quả giao tiếp. Nó gắn liền với ngữ điệu và các hành vi đi kèm như vẻ mặt, cử chỉ, điệu bộ ...
-Tính cá thể: là nét riêng thuộc về cách phát âm, giọng nói, cách dùng từ đặt câu của người tham gia giao tiếp. Tính cá thể có vai trò quan trọng trong việc tạo thành phong cách ngôn ngữ sinh hoạt.

 
N

nguyengiahoa10

Tiếp: Phát biểu ý kiến của bạn về nội dung của câu tục ngữ sau:
"Vàng thì thử lửa thử than,
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời"
 
H

hailixiro142

Tiếp: Phát biểu ý kiến của bạn về nội dung của câu tục ngữ sau:
"Vàng thì thử lửa thử than,
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời"

+ Vàng muốn biết tốt hay xấu phải thử qua lửa
Chuông muốn biết tốt thì phải thử tiếng để biết độ vang, chuông càng vang xa và càng lâu thì càng tốt.
+ Người ngoan- là nói tới phẩm chất, đạo đức của con người, là thứ trừu tượng không đong đếm được, phải qua thời gian và bằng nhiều cách để đánh giá được trong đó có “thử lời”
+ Thử lời: con người qua lời nói có thể biết người ấy tính tình như thế nào, trình độ, nhân cách ra sao, nói dễ nghe hay sỗ sàng, là người “ngoan” hay “không ngoan”
 
N

nghgh97

Tiếp: Phát biểu ý kiến của bạn về nội dung của câu tục ngữ sau:
"Vàng thì thử lửa thử than,
Chuông kêu thử tiếng, người ngoan thử lời"
Trả lời:
Đây là câu thơ đúc kết kinh nghiệm của người xưa: vàng thì thử lửa, chuông thì thử tiếng, người thì thử lời, để nhận biết bản chất. Lời nói trong giao tiếp sẽ bộc lộ kiến thức, đạo đức và đặc biệt là phẩm chất của con người.

Tiếp:
Hãy chỉ ra dấu hiệu của phong cách ngôn ngữ sinh hoạt biểu hiện trong những câu ca dao sau đây:
"Mình về có nhớ ta chăng,
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười"
"Hỡi cô yếm trắng lòa xòa,
Lại đây đập đất trồng cà với anh"
 
H

hailixiro142

- Từ xưng hô mình - ta, cô - anh.
- Ngôn ngữ đối thoại “có nhớ ta chăng”, “hỡi cô yếm trắng”.
- Lời nói hằng ngày “mình về…”, “ta về…”, “lại đây đập đất trồng cà với anh”.
 
D

ducdung03

Đề bài: Em hãy nêu khái quát về tác giả Nguyễn Trãi.
+++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
 
Last edited by a moderator:
B

be_mum_mim

Nguyễn Trãi (1380–19/9/1442), quê gốc ở làng Chi Ngại, huyện Phượng Sơn, lộ Lạng Giang (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương). Ông là con trai của Nguyễn Phi Khanh và bà Trần Thị Thái, là cháu ngoại của Trần Nguyên Đán.
Thi đỗ Thái học sinh năm 1400, Nguyễn Trãi từng làm quan dưới triều Hồ. Sau khi Việt Nam bị rơi vào sự cai trị của nhà Minh, Nguyễn Trãi tham gia vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại ách Minh thuộc. Ông trở thành mưu sĩ của nghĩa quân Lam Sơn trong việc bày tính mưu kế cũng như soạn thảo các văn thư ngoại giao với quân Minh. Ông là khai quốc công thần và là văn thần có uy tín ở thời đầu nhà Hậu Lê. Tuy nhiên, năm 1442, toàn thể gia đình Nguyễn Trãi bị tru di tam tộc trong vụ án Lệ Chi Viên. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông xuống chiếu giải oan cho ông.
Nguyễn Trãi cũng là một nhà văn hoá lớn, có đóng góp to lớn vào sự phát triển của văn học và tư tưởng Việt Nam. Ông được coi là anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá của Việt Nam và thế giới
~nguồn google
 
N

nghgh97

Em hãy nêu lên bức tranh mùa hè trong bài thơ Cảnh ngày hè của tác giả Nguyễn Trãi. Hãy chỉ ra sự hài hòa giữa âm thanh - màu sắc, cảnh vật - con người.
 
N

nguyengiahoa10

Qua bài thơ Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão) em hiểu như thế nào về chí làm trai của người trai đời Trần?

p/s: một câu trong đề thi hk của mình :)
 
H

hailixiro142

Qua bài thơ Tỏ lòng (Phạm Ngũ Lão) em hiểu như thế nào về chí làm trai của người trai đời Trần?

p/s: một câu trong đề thi hk của mình :)

Vẻ đẹp của người trai thời Trần không chỉ thể hiện ở cái tư thế, khí phách, tầm vóc, sức mạnh mà còn thể hiện ở cái chí, cái tâm của người tráng sĩ. Cái chí, cái tâm ấy gắn liền với quan niệm chí làm trai. Theo Phạm Ngũ Lão chí làm trai phải gắn liền với hai chữ công danh, Chí làm trai này mang tinh thần, tư tưởng tích cực, gắn với ý thức trách nhiệm, lập công (để lại sự nghiệp), lập danh (để lại tiếng thơm cho đời). Chí làm trai đó được coi là món nợ đời phải trả. Trả xong nợ công danh có nghĩa là hoàn thành nghĩa vụ đối với dân, với nước. Quan niệm lập công danh đã trở thành lý tưởng sống của trang nam nhi thời phong kiến. Sau này Nguyễn Công Trứ cũng khẳng định:
Đã mang tiếng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
Đó là lí tưởng sống tích cực, tiến bộ " Sự nghiệp công danh của cá nhân thống nhất với sự nghiệp chung của đất nước- sự nghiệp chống giặc ngoại xâm cứu dân, cứu nước, lợi ích cá nhân thống nhất với lợi ích của cộng đồng.
" Chí làm trai của Phạm Ngũ Lão có tác dụng cổ vũ con người từ bỏ lối sống tầm thường, ích kỉ, sẵn sàng chiến đấu hi sinh cho sự nghiệp cứu nước, cứu dân để “cùng trời đất muôn đời bất hủ”.

- Vũ Hầu- Khổng Minh Gia Cát Lượng- bậc kì tài, vị đại quân sư nổi tiếng tài đức, bậc trung thần của Lưu Bị thời Tam Quốc.
- Thẹn" hổ thẹn" Phạm Ngũ Lão thẹn chưa có được tài mưu lược lớn như Gia Cát Lượng đời Hán để trừ giặc, cứu nước.
Các nhà thơ trung đại mang tâm lí sùng cổ (lấy giá trị xưa làm chuẩn mực), thêm nữa từ sự thật về Khổng Minh" Nỗi tự thẹn của Phạm Ngũ Lão là hiển nhiên.
“thẹn” còn được hiểu là cách nói thể hiện khát vọng, hoài bão muốn sánh với Vũ hầu. Xưa nay, những người có nhân cách vẫn thường mang trong mình nỗi thẹn. Nguyễn Khuyến trong bài thơ “Thu vịnh” từng bày tỏ nỗi thẹn khi nghĩ tới Đào Tiềm – một danh sĩ cao khiết đời Tấn. Đó là nỗi thẹn của người có nhân cách. Trong bài Thuật hoài,Phạm Ngũ Lão thẹn vì chưa trả xong nợ nước. Vì từ một chàng trai thôn dã bình th­ường ở làng Phù ủng ông đã trở thành một vị t­ướng tài, tham gia trực tiếp vào cuộc kháng chiến chống Nguyên - Mông lần 2, lần 3, nổi tiếng là ngư­ời đánh đâu thắng đấy. Cho tới khi 63 tuổi ông vẫn hăng hái xung phong cầm quân, dẹp tan bọn xâm l­ợc quấy rối biên giới phía Tây Tổ quốc. Được phong chức : “Điện súy thượng tướng quân”
Cho nên Thẹn với Vũ hầu không phải là so sánh mình với Vũ hầu mà là soi vào tấm g­ơng ấy để nỗ lực phấn đấu, khát khao có đ­ợc tài m­u l­ợc giúp nhà Trần trừ giặc, cứu n­ớc.
Đó là nỗi thẹn có giá trị nhân cách. Nỗi thẹn ấy không làm cho con người trở nên nhỏ bé mà trái lại nâng cao phẩm giá con người. Đó là cái thẹn của một con người có lý tưởng, hoài bão vừa lớn lao, vừa khiêm nhường. Nỗi thẹn của một con người luôn dành trọn cái tâm cho đất nước, cho cộng đồng. Như vậy, Phạm Ngũ Lão vừa đề cao cái chí, vừa đề cao cái tâm của con người Việt Nam đời Trần. Đó chính là con người hữu tâm trong thơ ca trung đại Việt Nam.

" Hoài bão lớn: ước muốn trở thành người có tài cao, chí lớn, đắc lực trong việc giúp vua, giúp nước.. Điều đó nói nên khát vọng muốn đóng góp nhiều hơn cho đất nước.
" Đó là nỗi thẹn tôn lên vẻ đẹp tâm hồn tác giả, thể hiện cái tâm vì nước, vì dân cao đẹp.
Nếu ở hai câu đầu giọng điệu sôi nổi hùng tráng thì đến đây âm hưởng thơ bỗng dưng như một nốt trầm lắng lại. Điều đó rất phù hợp với lời bộc bạch, tâm sự, bày tỏ nỗi lòng của nhà thơ. Nói cách khác âm hưởng thơ góp phần thể hiện nỗi lòng của Phạm Ngũ lão

Với tinh thần ấy, nhân dân ta đã làm nên những chiến công oanh liệt ở Chương Dương, Hàm Tử, Chi Lăng, v.v... và nhất là Bạch Đằng”
* Bài học đối với thế hệ thanh niên ngày nay: Đó chính là Trần Quốc Toản mới 16 tuổi (cùng triều đại): đã gi­ơng cao lá cờ thêu 6 chữ vàng “Phá C­ường Địch Báo Hoàng Ân” và sau này trở thành một vị t­ướng tài ba xuất chúng trong 2 cuộc kháng chiến chống quân Nguyên - Mông. Lập công danh ngày nay là của tất cả mọi ngư­ời và không chỉ khi đất n­ước có giặc ngoại xâm mà trong hoà bình vẫn cần lập công danh.
- Sống phải có hoài bão, ước mơ và biết mơ ước những điều lớn lao.
- Nỗ lực hết mình và không ngừng để thực hiện hoài bão và hoàn thiện bản thân.
- Gắn khát vọng, lợi ích của bản thân với lợi ích của tổ quốc, nhân dân.

nguon: hocmai.vn
p.s: bạn có thể post cả đề văn lên được ko? cho mình tham khảo tí :D
 
H

hailixiro142

Đề văn trường mình đây
Bạn download ở phần đính kèm nhé
Đề văn năm nay không khó, mình trúng tủ được môn Văn, gỡ gạt bớt cho mấy môn khác =.=

Thanks bạn nhiều !
_________________
Đề trường bạn hay lắm! Gợi ý giúp mình câu: "Vẻ đẹp tâm hồn của Nguyễn Trãi qua bài Cảnh ngày hè"
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top Bottom