[Ngữ pháp lớp 12] Thao tác lập luận

Qυαиɢ нưиɢ

Banned
Banned
Thành viên
27 Tháng hai 2019
72
38
11
18
Hà Nội
THCS Hoàng Liệt
1) Lập luận là gì ?
Lập luận là nêu lên những ý kiến của mình về một vấn đề nhất định bằng cách dựa vào các sự thật đáng tin cậy và các lý lẽ xác đáng.
- Nêu rõ luận điểm của mình : tán thành hay phản đối.
- Nêu ra lý lẽ dẫn chứng và tổ chức lý lẽ, dc hợp lý (luận chứng).
2) Các yếu tố của lập luận :
a) Luận điểm : là ý kiến xác đáng của người viết về vấn đề được đặt ra.
Vd : Tác phẩm Chí Phèo xây dựng thành công nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.
Để thuyết minh cho luận điểm lớn, người ta thường đề xuất các luận điểm nhỏ. Các luận điểm ấy liên kết với nhau để soi sáng, thuyết minh cho luận điểm lớn của toàn bài.
b) Luận cứ : là những lý lẽ và dc dùng để thuyết minh cho luận điểm.
c) Luận chứng : là sự phối hợp, tổ chức các lý lẽ và dc để thuyết minh cho luận điểm.
Luận chứng phải chặt chẽ, tránh cực đoan, một chiều, phải biết lật đi lật lại vấn đề để xem xét cho cạn lý hết lẽ.
III Một số cách luận chứng :
1) Diễn dịch : từ một chân lý chung, quy luật chung mà suy ra các hệ luận, các biểu hiện cụ thể.
2) Quy nạp : từ những chứng cứ cụ thể mà rút ra những nhận định khái quát.
3) Phối hợp diễn dịch với quy nạp : mô hình cấu tạo của toàn bài văn : tổng - phân - hợp.
4) Nêu phản đề : lật ngược vấn đề.
Nêu luận điểm giả định và phát triển đến tận cùng để chứng tỏ là luận điểm sai. Từ đó khẳng định luận điểm của mình.
5) So sánh :
* So sánh tương đồng : từ một chân lý đã biết suy ra một chân lý tương tự có chung lôgích bên trong.
* So sánh tương phản : đối chiếu các mặt trái ngược nhau để làm nổi bật luận điểm.
6) Phân tích nhân quả :
* Trình bày nguyên nhân trước, chỉ ra kết quả sau.
* Chỉ ra kết quả trước, trình bày nguyên nhân sau.
* Trình bày hàng loạt sự việc theo quan hệ nhân quả liên hoàn.
7) Vấn đáp : Nêu câu hỏi rồi trả lời hoặc để người đọc tự trả lời.
III . Một số kiểu lỗi về lập luận :
1) Luận điểm không rõ ràng :
- Nói lan man mà không nêu được ý kiến nhất
định, đánh giá của mình về vấn đề đặt ra.
- Diễn đạt thiếu mạch lạc nên không làm rõ được nội dung.
2) Luận cứ không chuẩn xác, không đáng tin cậy :
- Trích dẫn thiếu chính xác , dẫn đến bình giảng không đúng.
- Nêu dc đúng nhưng hiểu sai lầm dc.
3) Luận chứng thiếu lôgích :
- Lập luận có mâu thuẫn (các luận điểm trái ngược nhau, luận cứ trái ngược với luận điểm)
- Lập luận không nhất quán ( luận điểm một đằng, luận cứ một nẻo).
- Lập luận không đủ lý do.
 

Linh Hy

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng chín 2018
390
608
96
17
Quảng Trị
Trường THCS-THPT Cồn Tiên
- Lập luận là nêu lên những ý kiến của mình về một vấn đề nhất định bằng cách dựa vào các sự thật đáng tin cậy và các lý lẽ xác đáng.
-Luận điểm : là ý kiến xác đáng của người viết về vấn đề được đặt ra.
 

anlong6@gmail.com

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng ba 2019
565
795
121
Nam Định
Trường học
Luận điểm có thể hiểu đó là các tư tưởng, lập luận chính của các văn bản nghị luận hoặc vấn đề nghị luận đang được đề cập.
Một bài văn nghị luận nhất thiết phải có luận điểm, luận điểm sẽ giúp cho tác giả đạt được mục đích nghị luận.
Khi trình bày luận điểm cần phải chính xác, rõ ràng, có tính định hướng giúp người đọc/người nghe hiểu rõ vấn đề đang được đề cập
luận cứ là những lý lẽ, dẫn chứng đã được công nhận dùng làm cơ sở, căn cứ cho luận điểm trong bài viết nghị luận.
Theo lý thuyết, luận cứ là cơ sở, nền tảng còn luận điểm có tính kết luận.
Có 6 phép lập luận, đó là:
1.Thao tác lập luận giải thích:
– Là cắt nghĩa một sự vật, hiện tượng, khái niệm để người khác hiểu rõ, hiểu đúng vấn đề.
– Giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ được tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm.
– Cách giải thích: Tìm đủ lí lẽ để giảng giải, cắt nghĩa vấn đề đó. Đặt ra hệ thống câu hỏi để trả lời.
2.Thao tác lập luận phân tích:
-Là cách chia nhỏ đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận để đi sâu xem xét một cách toàn diện về nội dung, hình thức của đối tượng.
– Cách phân tích: Chia tách đối tượng thành nhiều yếu tố bộ phận theo những tiêu chí, quan hệ nhất định.
3.Thao tác lập luận chứng minh:
– Dùng những bằng chứng chân thực, đã được thừa nhận để chứng tỏ đối tượng.
– Cách chứng minh: Xác định vấn đè chứng minh để tìm nguồn dẫn chứng phù hợp. Dẫn chứng phải phong phú, tiêu biểu, toàn diện sát hợp với vấn đề cần chứng minh, sắp xếp dẫn chứng phải lô gic, chặt chẽ và hợp lí.
4.Thao tác lập luận so sánh:
– Làm sáng tỏ đối tượng đang nghiên cứu trong mối tương quan với đối tượng khác.
– Cách so sánh: Đặt đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí, nêu rõ quan điểm, ý kiến của người viết.
5.Thao tác lập luận bình luận:
– Bình luận là bàn bạc, nhận xét, đánh giá về một vấn đề .
– Cách bình luận: Trình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận, đề xuất và chứng tỏ được ý kiến nhận định, đánh giá là xác đáng. Thể hiện rõ chủ kiến của mình.
6.Thao tác lập luận bác bỏ:
– Là cách trao đổi, tranh luận để bác bỏ ý kiến được cho là sai .
– Cách bác bỏ: Nêu ý kiến sai trái, sau đó phân tích, bác bỏ, khẳng định ý kiến đúng; nêu từng phần ý kiến sai rồi bác bỏ theo cách cuốn chiếu từng phần.
– Ý nhỏ phải nằm hoàn toàn trong phạm vi của ý lớn.
– Nếu có thể biểu hiện nội dung của các ý bằng những vòng tròn thì ý lớn và mỗi ý nhỏ được chia ra từ đó là hai vòng tròn lồng vào nhau, không được ở ngoài nhau, cũng không được trùng nhau hoặc cắt nhau.
– Mặt khác, các ý nhỏ được chia ra từ một ý lớn, khi hợp lại, phải cho ta một ý niệm tương đối đầy đủ về ý lớn, gần như các số hạng, khi cộng lại phải cho ta tổng số, hay vòng tròn lớn phải được lấp đầy bởi những vòng tròn nhỏ.
– Mối quan hệ giữa những ý nhỏ được chia ra từ cùng một ý lớn hơn phải ngang hàng nhau, không trùng lặp nhau.

:Tuzki32:Tuzki33
 
Top Bottom