Văn nghị luận

amil pham

Học sinh
Thành viên
30 Tháng mười một 2017
48
10
21
20
Bà Rịa - Vũng Tàu
trường trung học phổ thông Hắc Dịch

Hạ Mộcc

Học sinh chăm học
Thành viên
20 Tháng chín 2017
333
737
109
Vĩnh Phúc
Đề 1. Cảm nhận của em về bài "Sang Thu" của Hữu Thỉnh.
Đề 2. Cảm nhận về bài thơ "Nói Với Con' của Y Phương.
Đề 3. Qua bài "Nói Với Con" của Y Phương, em hiểu người cha muốn nói với con điều gì?
Đề 1:
  • Những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự chuyển mùa của thiên nhiên trong không gian làng quê (Khổ 1):
+ Thiên nhiên lúc chuyển mùa: Tập chung cảm nhận, phân tích những hình ảnh thiên nhiên, tín hiệu giao mùa: hương ổi, gió se, sương; cách sử dụng các từ ngữ: phả, chùng chình...; nghệ thuật nhân hóa...; để làm nổi bật vẻ đẹp của thiên nhiên lúc giao mùa mơ màng, quyến rũ với những chuyển động nhẹ nhàng, chậm chạp..
+ Tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ: ngỡ ngàng, bâng khuâng ( đi sâu phân tích các từ ngữ: bỗng, hình như..). Nhà thơ mở rộng các giác quan để cảm nhận thiên nhiên. Qua đó, làm rõ tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, tình yêu thiên nhiên của Hữu Thỉnh.

  • Những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự chuyển mùa của thiên nhiên trong không gian đất trời (khổ 2):
+ Thiên nhiên trong không gian đất trời lúc giao mùa: Tập chung cảm nhận, phân tích những hình ảnh thiên nhiên: sông, cánh chim, đám mây,..; cách sử dụng các từ ngữ: được lúc, bắt đầu, dềnh dàng, vội vã, vắt,..; nghệ thuật nhân hóa, nghệ thuật đối.., để thấy được vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên đất nước rộng mở, đẹp đẽ, duyên dáng, thơ mộng, đã định hình.
+ Tâm hồn tinh tế nhạy cảm và những cảm nhận độc đáo, thú vị.... thể hiện tình yêu thiên nhiên tha thiết, sự say đắm trước vẻ đẹp của đất trời trong khoảng khắc giao mùa của thi nhân.

  • Những cảm nhận tinh tế về sự chuyển mùa của thiên nhiên và suy ngẫm của nhà thơ ( khổ 3):
+ Hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa: tập chung cảm nhận, phân tích những hình ảnh thiên nhiên: nắng, mưa, sấm, hàng cây..; cách sử dụng từ ngữ: vẫn còn, đã, cũng, bao nhiêu, vơi dần, bớ bất ngờ..; nghệ thuật đảo ngữ, nghệ thuật nhân hóa..., để làm nổi nhật cảnh thiên nhiên lúc giao mùa chuyển biến nhẹ nhàng vè rõ rệt.
+ Cảm xúc vè suy ngẫm của nhà thơ: cảm xúc tinh tế, tâm hồn nhạy cảm. Tập chung phân tích hình ảnh ẩn dụ ở hai câu thơ cuối bài : sấm, hàng cây để làm nổi bật những chiêm nghiệm sâu sắc của nhà thơ về con người, cuộc đời và đất nước..

Đề 3:
Cảm nhận về lời tâm tình của người cha nói với con ở bài thơ ''Nói với con'' của Y Phương:
-Dùng cách nói ví von qua những hình ảnh cụ thể mộc mạc mà gợi cảm, với giọng điệu tâm tình, thiết tha, nhà thơ nhắc nhở người con và cũng là nhắc nhủ mọi người cần ý thức sâu sắc về cội nguồn gia đình, quê hương, tự tin, vững bước trên đường đời.

  • Người cha nhắc nhủ người con cần ghi nhớ: con sinh ra và lớn lên trong tình yêu thương, sự nâng đỡ của cha mẹ, trong cuộc sống lao động nên thơ của quê hương ( ''Chân phải bước tới cha...Ngày đầu tiên đẹp nhất trên đời).
  • Người cha nhắc nhủ người con cần biết tự hào về những đức tính cao đẹp của con người quê hương, mạnh mẽ khoáng đạt, bền bỉ thủy chung, dẫu quê hương có đói nghèo vất vả('' Sống trên đá...Không lo cực nhọc'')
-Từ đó, người cha mong muốn người con biết sống thủy chung, nghiã tình với quê hương, biết chấp nhận và vượt qua gian nan thử thách bằng nghị lực và niềm tin của mình.
  • Người cha nhắc nhủ người con cần biết tự hào về những con người quê hương tuy mộc mạc nhưng giàu chí khí, niềm tin, bằng sự lao động cần cù nhẫn nại hàng ngày đã làm nên quê hương với truyền thống, phong tục tập quán đẹp( ''Người đồng mình thô sơ da thịt...Còn quê hương thì làm phong tục'').
  • Kết thúc lời tâm tình, người cha căn dặn người con phải phát huy truyền thống quê hương, vững vàng bước đi trên đường đời ( ''Con ơi...Nghe con'')
-Lời tâm tình của người cha với con đã khơi dậy đúng mạch nguồn đạo lí truyền thống của dân tộc ta nên có ý nghĩa với tất cản mọi người.
 
Top Bottom