Văn 12 Nghị luận về phát ngôn có trách nhiệm trên mạng xã hội

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Lần sau bạn đừng hỏi bài bằng file ảnh nha, rất khó nhìn, cố gắng gõ văn bản để được hỗ trợ nhanh hơn nhé

I. Đọc hiểu
Câu 1:
- Phương thức biểu đạt chính: biểu cảm
- Phong cách ngôn ngữ: nghệ thuật

Câu 2:
"Áo bào thay chiếu anh về đất"
- Bút pháp mĩ lệ hoá trong câu thơ trên đã biến tấm áo quân phục sờn rách của người lính trở thành tấm áo bào đẹp đẽ, trang trọng, thiêng liêng.
- Bằng bút pháp ấy, Quang Dũng đã miêu tả sự hi sinh của người lính bằng tất cả sự trân trọng, yêu mến, cảm phục và biết ơn nhưng đồng thời cũng làm vơi đi nỗi xót xa, đớn đau khi các anh ra đi
- Gợi liên tưởng đến lí tưởng cao quý, khí phách anh hùng của những dũng tướng xưa bằng cách gọi "áo bào"

Câu 3:
Qua câu thơ "chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh", ta có được bài học rút ra: con người cần sự dũng cảm, khí phách, kiên cường, dám hi sinh, gạt bỏ tình cảm riêng để dành phần cho lợi ích chung to lớn; cần có ý chí, quyết tâm lớn đạt được mục đích; có tình yêu nước mãnh liệt...

II. Làm văn
Câu 1:
- Hình ảnh người lính trong kháng chiến
+ Người lính trong thời chiến mạnh mẽ, dũng cảm, không quản ngại khó khăn, gian khổ dù phải hi sinh lợi ích riêng hay chính bản thân mình
+ Họ luôn lạc quan, yêu đời dù trong hoàn cảnh khó khăn của chiến trường
+ Ở họ có thứ tình cảm mà tôi luôn ngưỡng mộ: tình đồng chí gắn bó thân thiết
+ Họ còn có ý chí, quyết tâm mãnh liệt, ý chí ấy không gì có thể sánh bằng, không gì có thể dập tắt
- Hình ảnh người lính thời nay
+ Ở họ vẫn có những phẩm chất tốt đẹp của người lính thời kháng chiến nhưng vẫn toát lên nét đẹp thời nay
+ Chiến tranh đã qua đi, hoà bình được lập lại nhưng không vì thế mà những người lính thời nay ít đi. Họ vẫn ngày đêm canh gác, bảo toàn toàn vẹn lãnh thổ Tổ Quốc, để người dân được sống hạnh phúc, yên ấm
+ Trong mắt tôi, hình tượng người lính đẹp nhất không phải lúc họ nghiêm túc làm nhiệm vụ mà là lúc họ gần gũi tiếp xúc với người dân. Gương mặt không phải quá đẹp nhưng nụ cười là chân thành
+ Ngày nay, không phải chỉ những người bảo vệ tổ quốc mới được coi là người lính. Đợt dịch Covid-19 tràn qua nước ta, mỗi người dân đều trở thành người lính, xây nên bức tượng đài vững chắc bảo vệ đất nước khỏi "kẻ thù" nguy hiểm. Mà trong đó, những bác sĩ là người có công lớn nhất. Họ khoác trên mình chiếc áo blouse trắng để cứu hàng ngàn sinh mệnh. Họ không còn là người bác sĩ đơn thuần nữa mà chính là "chiến sĩ áo trắng"....
 
  • Like
Reactions: Cindy Phạm_2007
Top Bottom