Văn 12 Nghị luận câu nói của nhà báo Nguyễn An Ninh

ngohaiyen0208

Học sinh chăm học
Thành viên
19 Tháng tám 2014
40
38
89
21
Thanh Trì, Hoàng Mai, Hà Nội
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Năm 1925, nhà báo Nguyễn An Ninh đã cho rằng: “Tiếng mẹ đẻ –
nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức”. Còn thủ tướng Nhật Bản lại
dặn dò rằng: “Muốn đánh đuổi gì người ta cũng phải hiểu người ta đã,
không học tiếng Pháp sao được?”
Anh/chị có suy nghĩ gì về hai câu nói trên. Trình bày điều đó trong
một đoạn văn (khoảng 200 chữ ).
Mọi người giúp mình với ạ. Mình cảm ơn mọi người nhiều ạ...
 

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Mình cho bạn vài ý chính để bạn làm đoạn văn 200 chữ nhé!

- Khẳng định 2 quan điểm của nhà báo Nguyễn An Ninh và thủ tướng Nhật Bản không phải là tương phản mà là tương hỗ, bổ sung cho nhau
- Giữ vững được sự trong sáng của tiếng mẹ đẻ là cội nguồn thắp sáng vận mệnh dân tộc trong cơn lũ quét muốn đồng hóa dân tộc của các nước đế quốc
- Học ngoại ngữ để vươn ra thế giới. Nếu chỉ biết thu mình lại trong vỏ bọc dân tộc mà không nhìn ra thế giới, không biết gì về đế quốc, không biết gì về những chính sách chúng áp đặt cho nước mình, không biết giải pháp mà nước bạn đã dùng để thoát khỏi ách áp bức. Chính vì vậy, học ngoại ngữ chính là cách để bảo vệ dân tộc, là cách để đưa dân tộc trở thành vững mạnh hơn
- Kết hợp giữa hai lời khuyên trên, kết hợp giữa hai yếu tố nội và ngoại trên, chúng ta đã đang và sẽ trở thành công dân toàn cầu, vươn ra thế giới và khẳng định vị trí của bản thân, của dân tộc mình trên thương trường quốc tế
- Phê phán việc pha tạp ngôn ngữ tiếng Việt với các ngôn ngữ nước ngoài làm mất đi vẻ đẹp vốn có của nó. Việc sử dụng ngôn ngữ nửa nạc nửa mỡ gây phản cảm trong cộng đồng cư dân toàn cầu
 
  • Like
Reactions: LN V
Top Bottom