Hóa 12 MỘT SỐ LÝ THUYẾT HÓA HỌC CẦN NHỚ KHI THI ĐẠI HỌC

Isla Chemistry

Cựu Trợ lí Admin | Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
3 Tháng mười hai 2018
2,272
3,910
541
23
Hà Nội
Hà Nội
$\color{Red}{\fbox{ハノイ建築大学}}$
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Một số kiến thức hóa học cần ghi nhớ khi thi Đại học
--------------------------------------------------------------------------

PHẦN I
- Các chất, ion tác dụng được với axit và bazo: HCO3-, H2PO4-, HPO42-, HS-, H2NRCOO-, Al, Al2O3, Al(OH)3, Zn, ZnO, Zn(OH)2, Be, BeO, Be(OH)2, Pb, Pb(OH)2, Sn, Sn(OH)2, Cr2O3, Cr(OH)3.
- Những chất tác dụng được với kiềm đặc, nóng: Cr2O3, Si, SiO2, SnO2, Pb(OH)2, Pb, Sn, Sn(OH)2 + tất cả các chất tác dụng được với kiềm loãng.
- Các polime vừa tác dụng được với axit, bazo: nilon-6, nilon-7, capron, nilon-6,6, lapsan, thủy tinh hữu cơ, PVA…
- Các polime được điều chế từ pư trùng ngưng là: nilon-6, nilon-7, lapsan, nilon-6,6 (đồng trùng ngưng), nhựa novolac, rezol.
- Các polime được điều chế từ pư trùng hợp: tất cả (trừ các polime điều chế từ pư trùng ngưng ở trên). Ví dụ: buna, PVC, PE, PVA….Lưu ý: tơ visco, axetat được điều chế từ pư thông thường (không trùng ngưng, cũng như trùng hợp).
- Monome được hình thành các polime trên là:
+ Nilon-6: axit ε-aminocaproic: H2N(CH2)5COOH.
+ Nilon-7: axit ω-aminoenantoic: H2N(CH2)6COOH.
+ Lapsan: đồng trùng ngưng axit terephtalic p-HOOC-C6H4-COOH và etylenglycol C2H4(OH)2.
+ Nilon-6,6: đồng trùng ngưng axit adipic HOOC-(CH2)4-COOH và hexamylendiamin: H2N(CH2)6NH2.
+ Thủy tinh hữu cơ: trùng hợp monome: CH2=C(CH3)COOCH3.
- Phân tử khối của các polime:
+ Nilon-6, capron: 113
+ Nilon-7 (tơ enang): 127.
+ Nilon-6,6: 226.
+ Lapsan: 192.
- Các chất có cấu trúc mạch phân nhánh: amilopectin và glycogen.
- Không gian: cao su lưu hóa, nhựa bakelit (hay rezit).
- Không phân nhánh (mạch thẳng): còn lại, ví dụ: buna, PE, PVC…
- Những chất làm mất màu dung dịch brom: axit không no, andehit, ancol không no, ete không no, phenol, catechol, rezoxinol, hidroquinon, anilin, styren và đồng đẳng…., SO2, Cl2, xicloankan vòng ba cạnh, Br2, Fe2+, HCOOH, este của axit fomic, muối của axit fomic…..
- Các monosaccarit không bị thủy phân là: glucozo, fructozo.
- Các disaccarit bị thủy phân: mantozo, saccarozo.
- Các polisaccarit bị thủy phân: tinh bột, xenlulozo.
CÁC LƯU Ý:
- Các ancol có 2 nhóm OH liền kề, mới pư được với Cu(OH)2 tạo phức xanh lam.
- Al, Zn không phải là chất lưỡng tính (nó là kim loại).
- Các ion tan được trong dung dịch NH3 dư: Ag+, Ni2+, Cu2+, Zn2+.
- Andehit HCHO, HCOOH tác dụng với [Ag(NH3)2]OH tạo ra muối vô cơ: (NH4)2CO3. Còn tất cả các andehit còn lại tạo muối R(COONH4)a. (ít thi)
- Các kim loại có kiểu mạng lục phương: Mg, Be, Zn.
- Lập phương tâm diện: Ca, Sr, Al, Cu.
- Lập phương tâm khối: Li, Na, K, Rb, Cs, Ba, Cr.
- Đối với Fe, có 2 kiểu mạng tinh thể: tâm khối và tâm diện
- Hợp kim của Cu :
Cu-Sn: đồng thanh, Cu-Zn: đồng thau, Cu-Ni: đồng bạch.
PHẦN II
- Màu sắc của các kết tủa (cần ghi nhớ): AgI: màu vàng đậm, AgBr: màu vàng, Ag2CrO4: màu đỏ gạch, Cu2O: màu đỏ gạch, BaCrO4: màu vàng tươi, BaCr2O7: màu da cam, BaC2O4: màu trắng, CuS: màu đen, Ag2S: màu đen, CdS: màu vàng, MnS: màu hồng, NiS: màu xanh, Ni(OH)2: màu xanh lá cây, trinitrophenol: màu vàng, Ag3PO4: màu vàng…
- Những kết tủa tan được trong axit mạnh Cần nhớ): FeS, Ag3PO4, MnS, BaS, BaCrO4, M2S (M là kim loại kiềm), Ag2C2, Al4C3, Al2S3….
- Công thức các chất, các gốc cần lưu ý:
+ C17H35COOH: Axit stearic, C17H33COOH: axit oleic, C17H31COOH: axit linoleic, C17H29COOH: axit linolenic, C15H31COOH: axit panmitic.
+ (COOH)2: axit oxalic, CH2(COOH)2: axit malonic, C4H8(COOH)2: axit adipic.
+ CH2=CH-: vinyl, CH2=CH-CH2-: anlyl, CH3-CH=CH-: propenyl, C6H5-: phenyl, C6H5CH2: benzyl…
- Công thức các quặng cần nhớ:
+ Fe3O4: manhetit, Fe2O3: hemantit, FeCO3: xiderit, Fe3C: xemantit, FeS2: pirit, NaCl.KCl: xinvinit, MgCO3.CaCO3: dolomit, Cu(OH)2.CuCO3: quặng malachit, Na3AlF6: criolit, Ca(H2PO4)2: supephotphat kép, Ca(H2PO4)2 + CaSO4: supe photphat đơn….
- Dãy các chất điều chế trực tiếp tạo ra axit axetic CH3COOH là: etylen, ancol metylic, butan, tricloetan, andehit axetic, natri axetat….
- Các chất phản ứng được với dung dịch AgNO3/NH3: Ank-1-in, andehit, HCOOH, HCOOR’ (R’ là gốc hidrocacbon), HCOON (N là kim loại), hợp chất tạp chức trong phân tử có liên kết ba đầu mạch hoặc gốc chức andehit.
- Thứ tự độ dẫn điện (giảm dần): Ag > Cu > Au > Al > Fe.
- Thứ tự độ dẫn nhiệt (giảm dần): Ag > Cu > Al > Fe.
- Kim loại cứng nhất: crom, nhẹ nhất: Li, nhiệt độ nóng chảy cao nhất: vonfam, thấp nhất: thủy ngân, kl nặng nhất: osimi..
- Điều kiện để phản ứng xảy ra: chất tạo thành phải có kết tủa, chất khí hoặc chất điện ly yếu.
- Điều chế HNO3: Dùng NaNO3 rắn và H2SO4 đậm đặc.
- Điều chế HCl: dùng NaCl rắn và H2SO4 đậm đặc.
- Nhiệt phân muối nitrat, lưu ý phương trình: NH4NO3 => N2O + H2O (muối này chỉ tạo ra khí và hơi nước, không có oxit kim loại, kim loại hay muối nitric).
 
Last edited:
Top Bottom