Sử Một số kiến thức ôn tập sử 12 chủ yếu

Thái Minh Quân

Cựu Cố vấn Lịch sử | Cựu Chủ nhiệm CLB Lịch sử
Thành viên
29 Tháng mười 2018
3,304
4,365
561
TP Hồ Chí Minh
THCS Nguyễn Hiền
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. Cuộc cách mạng xanh được bắt đầu từ đâu thì sgk không hề nhắc đến; chỉ khẳng định Mĩ là 1 trong những nước đi đầu trong cách mạng xanh (Chỉ số nhiều: Mehico, Ấn Đô, Pakistan, Mĩ....)
2. Vấn đề "tương lai chính trị" của nước Đức hay thời gian chiếm đóng (lâu dài) không đề cập trong hội nghị Ianta mà trong hội nghị Potsdam (Hội nghị Ianta chỉ đơn thuần là phân chia các vùng chiếm đóng)
3. Hiệp định Sơ bộ giữa Việt Nam với Pháp chỉ là văn bản được ký kết song phương giữa VN với Pháp có sự chứng kiến của các nước lớn trong phe đồng minh, không phải là văn kiện ngoại giao có tính quốc tế. Còn văn kiện ngoại giao có tính quốc tế thực sự chính là Hiệp định Genève.
4. Về ngày bế mạc Hội nghị thành lập Đảng: Hiện này chưa rõ. Để ý vào sgk. Hội nghị thành lập Đảng bắt đầu họp ngày 6/1/1930 nhưng không rõ ngày bế mạc, sgk không có đoạn nào ghi về ngày kết thúc hội nghị này cả. Chỉ ghi nhận là đúng 8/2/1930 các đại biểu về nước.
5. Hội nghị thành lập Đảng vẫn lấy ngày 3/2 hằng năm làm ngày kỷ niệm thành lập Đảng, do một nhận đinh sai lầm của Đảng trong đại hội III năm 1960 khi cho rằng hội nghị bắt đầu họp ngày 3/2/1930, tuy vậy do sự kiện đã ăn sâu vào tiềm thức người dân, cho nên Đảng không có chủ trương thay đổi. Do đó xu hướng ghi các câu hỏi liên quan đến hội nghị thành lập Đảng các em thường sẽ thấy người ta hay ghi: "Hội nghị hợp nhất các tổ chức cs đầu năm 1930 hoặc có ghi cụ thể thì chỉ ghi ngày khai mạc là 6/1/1930". Chưa có cái tài liệu cụ thể nào nói rằng do 3/2/1930 là ngày thông qua cương lĩnh hay quyết định hợp nhất cả.
6. Nguyễn Ái Quốc đối với hội nghị này hoàn toàn mang tính "chủ động" không chịu sự ủy nhiệm của QTCS. QTCS có quan tâm và gửi tài liệu liên quan đồng thời yêu cầu các tổ chức cs trong nước phải chấm dứt sự chia rẽ và đi đến thống nhất, không liên quan đến NAQ vì họ không gửi cho NAQ. (Cái này ít người nhầm, nhưng gắp mấy ông vẫn dùng mấy quyền tài liệu cũ thì vẫn hay gặp "Được sự ủy nhiệm của QTCS").
7. Phong trào đồng khởi nổ ra ở miền Nam trong kháng chiến chống Mĩ là 1 cuộc khởi nghĩa từng phần ở địa phương không phải 1 cuộc tổng khởi nghĩa như các bạn nghĩ.
8. Có bạn còn nhầm phong trào Đồng Khởi nổ ra ở Bên Tre đầu tiên hay Bình Định, Ninh Thuân...trong khi đó nó nổ ra đầu tiên là ở 2 huyện nhỏ thuộc Bình Định, Ninh Thuận
9. Trận phản công đầu tiên trong kháng chiến chống Pháp lần 2 là 23/9/1945.
10. Chiến dịch phản công quy mô lớn đầu tiên giành thắng lợi là Việt Bắc năm 1947
11. Chiến dịch tiến công đầu tiên của bộ đội chủ lực là Nghĩa Lộ năm 1948
12. Chiến dịch tiến công quy mô lớn đầu tiên của bộ đội chủ lực là Biên giới năm 1950
13. Chiến dịch tiến công lớn nhất là Điện Biên Phủ năm 1954
14. Cuối tháng 8 năm 1945 có những quân đội nước nào trên lãnh thổ VN thì các em chỉ cần nắm được là không cần biết quân đội đó được mời, trái phép, theo quy định quốc tế hay không? Chỉ quan tâm quân đội đó đã có mặt trên lãnh thổ nước ta từ khoảng thời gian này.
Không tính quân đội quốc gia và quân đội của ta đâu nhé.
Vậy sẽ bao gồm.
- Quân Nhật chờ giải giáp.
- Tàn quân Pháp sau 9.3.1945.
- Quân Trung Hoa Dân Quốc.
Chưa có quân Anh (quân Anh đến tháng 9/1945 mới vào)
Một vài lính Mĩ thì ít quá không tính vào.
15. Lần trước có bạn hỏi chiến lược chiến tranh đặc biệt vậy nó đặc biệt ở điểm nào?
Chiến tranh cục bộ vậy nó cục bộ như thế nào?
- Chiến tranh đặc biệt không nhằm vào đối tượng là quân giải phóng mà đối tượng mà chiến lược này nhắm vào đó là: "nắm lấy dân", vì vậy chiến tranh đặc biệt còn được gọi là "chiến tranh giành dân hay chiến tranh chống du kích". Tức là thay vì cố đánh nhau với quân ta, chúng tìm cách tách dân ra khỏi lực lượng cách mạng từ đó cô lập lực lượng cách mạng để tiêu diệt. Đó là nguyên nhân mà "Ấp chiến lược" là quốc sách của chiến tranh đặc biệt.
Thứ 2 là: chiến tranh đặc biệt được ấp dụng để làm nơi thử nghiệm, làm nơi tập dượt thực tế để Mĩ rút kinh nghiệm đàn áp pt giải phóng dân tộc trên thế giới.
- Chiến tranh cục bộ: là cuộc chiến tranh có tính chất khốc liệt hơn hẳn nhưng lại hạn chế về quy mô và phạm vi chiến tranh. đặc điểm nổi bật của chiến lược này là: "dùng quân Mĩ trực tiếp tham chiến, nhưng hạn chế ở phạm vi chiến tranh và phải giành được thắng lợi quân sự trong thời gian ngắn.
Nói đơn giản hơn yếu tố cục bộ thể hiện ở điểm: "Mĩ cùng 1 số lượng đáng kể các nước cùng tham gia xâm lược vào 1 phạm vi hạn chế là miền Nam Việt Nam. Nó giống như 1 kẻ cầm đầu gọi cả đống tay chân, anh em...chỉ đi đánh đúng 1 người mà thôi.
 
Top Bottom