Địa 9 Một số câu ôn tập HK I

manaqh

Học sinh
Thành viên
15 Tháng mười 2017
70
32
26
19
Nghệ An
THCS thị trấn
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1:Đặc điểm tự nhiên,tài nguyên thiên nhiên của vùng ĐB sông Hồng có những thuận lợi,khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế,xã hội của vùng.
2:Kể tên các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ.Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
3:Cho biết sự khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa ĐB ven biển phía Đông và vùng đồi núi phía Tây của Bắc Trung Bộ.
4:Nêu ý nghĩa của sông hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư của vùng ĐB sông Hồng.
5:Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ.
6:Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc.
7:Cho biết sự khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa ĐB ven biển phía Đông và vùng đồi núi phía Tây của duyên hải Nam Trung Bộ.
8:Trình bày đặc điểm phát triển ngành công nghiệp của vùng ĐB sông Hồng.
9:Đặc điểm tự nhiên,tài nguyên thiên nhiên của vùng Bắc Trung Bộ có những thuận lợi,khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế,xã hội của vùng.
 

phamkimcu0ng

Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
9 Tháng mười 2018
1,683
7,939
561
Cà Mau
Trường trung học cơ sở Nguyễn Thiện Thành
1:Đặc điểm tự nhiên,tài nguyên thiên nhiên của vùng ĐB sông Hồng có những thuận lợi,khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế,xã hội của vùng.
2:Kể tên các tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm bắc bộ.Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
3:Cho biết sự khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa ĐB ven biển phía Đông và vùng đồi núi phía Tây của Bắc Trung Bộ.
4:Nêu ý nghĩa của sông hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư của vùng ĐB sông Hồng.
5:Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ.
6:Vì sao khai thác khoáng sản là thế mạnh của tiểu vùng Đông Bắc còn phát triển thủy điện là thế mạnh của tiểu vùng Tây Bắc.
7:Cho biết sự khác biệt trong cư trú và hoạt động kinh tế giữa ĐB ven biển phía Đông và vùng đồi núi phía Tây của duyên hải Nam Trung Bộ.
8:Trình bày đặc điểm phát triển ngành công nghiệp của vùng ĐB sông Hồng.
9:Đặc điểm tự nhiên,tài nguyên thiên nhiên của vùng Bắc Trung Bộ có những thuận lợi,khó khăn gì đối với sự phát triển kinh tế,xã hội của vùng.

THUẬN LỢI :
_Vị trí địa lí : dễ dàng trong việc giao lưu kinh tế_xă hội trực tiếp với các vùng trong nước
_Về các tài nguyên:
+ Đất phù sa tốt, khí hậu thủy văn phù hợp cho việc thâm canh tăng vụ trong sản xuất nông nghiệp nhất là trồng lúa
+ Khoáng sản quý như mỏ đá, sét cao lanh, than nâu, khí tự nhiên
+ Bờ biển Hải Phòng, Ninh Bình thuận lợi cho việc đánh bắt cá và nuôi trồng thủy sản
+ Phong cảnh: du lịch phong phu, đa dạng
+ Nguồn dầu khí tự nhiên ven biển vịnh Bắc Bộ đang được khai thác có hiệu quả
KHÓ KHĂN :
_ Thời tiết thường không ổn định, hay có bão lụt lớn làm thiệt hại mùa màng, công trình thủy lợi, đê điều
_ Do hệ thống đê chống lũ lụt, đồng ruộng trở thành những ô trũng trong đê điều về mùa mưa thường bị ngập úng
Các tỉnh: Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc
Vai trò:
- Về vị trí địa lý, bảy tỉnh, thành phố đều nằm trên trục kết nối giao thông đường bộ, đường biển và đường hàng không.
- Trong đó, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh tạo thành tam giác phát triển, tạo xung lực và cơ hội cho các địa phương khác.
- Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng là nơi có ưu thế lớn về trình độ nguồn nhân lực trình độ cao, đào tạo bài bản, là nơi có tỷ lệ sinh viên trên đầu người cao nhất cả nước.
- Trong lĩnh vực công thương, Hà Nội và các địa phương đã tăng cường phối hợp, trao đổi công nghệ, khảo sát đầu tư nhà máy, dự án, khu công nghiệp; thường xuyên tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối giao thương tiêu thụ hàng hóa, nông sản, hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ chặt chẽ, hiệu quả hơn trước.
- Trong các lĩnh vực khác như du lịch, văn hóa, thể thao, nông nghiệp, y tế, giáo dục, bảo vệ môi trường…, các tỉnh, thành phố trong vùng cũng đã chú trọng hợp tác, liên kết hỗ trợ nhau.
- Phía Đông: chủ yếu là người Kinh. HĐKT: sản xuất lương thực, cây công nghiệp hàng năm, đánh bắt, nuôi trồng thủy sản; sản xuất công nghiệp, thương mại, dịch vụ.
- Phía Tây: chủ yếu các dân tộc: Thái, Mường, Tày, Mông, .... HĐKT: nghề rừng, trồng cây công nghiệp lâu năm, canh tác trên nương rẫy, chăn nuôi trâu, bò đàn
Ý nghĩa của sông Hồng đối với sự phát triển nông nghiệp và đời sống dân cư:
- Cung cấp nguồn nước tưới cho phát triển sản xuất nông nghiệp (đặc biệt cây lúa nước).
- Điều tiết dòng chảy, hạn chế lũ lụt vào mùa mưa và cung cấp nước vào mùa khô cho sản xuất, sinh hoạt.
- Ngoài ra còn phát triển du lịch, nuôi trồng thủy sản, giao thông đường sông.
Bảo về và phát triển rừng ở duyên hải Nam Trung Bộ có vai trò hết sức quan trọng:
- Rừng đầu nguồn góp phần hạn chế các thiên tai lũ quét, sạt lở đất, xói mòn rửa trôi vùng đồi núi cũng như ngập úng ở vùng đồng bằng phía đông.
- Rừng ven biển có vai trò chắn sóng chắn cát.
- Bảo vệ nguồn nước ngầm cho vùng, cân bằng sinh thái, đặc biệt đối với các tỉnh cực Nam Trung Bộ đang có nguy cơ hoang mạc hóa mở rộng (Ninh Thuận, Bình Thuận) vì thiếu mước vào mùa khô.
- Góp phần bảo vệ nguồn lâm sản quý, các loài sinh vật trong rừng.
_Khai thác khoáng sản là thế mạnh của vùng Đông Bắc vì hầu như toàn bộ trữ lượng khoáng sản của cả nước đều tập trung ở đây. Các mỏ khoáng sản lớn như : than ( Quảng Ninh ) , apatit ( Lào Cai)...
_ Thủy điện là thế mạnh của Tây Bắc vì đây là đầu nguồn của các con sông, có địa thế lưu vực cao và đồ sộ nhất nước ta , đia hình lắm thác nhiều ghềnh thuận lợi cho việc khai thác thủy năng của sông suối => phát triển thủy điện. Một số nhà máy thủy điện lớn như : Hòa Bình ,Thác Bà; đang được xây dựng là Sơn La , Tuyên Quang
Dân cư và hoạt động kinh tế đồng bằng ven biển:
  • Dân cư chủ yếu là người Kinh, một bộ phận nhỏ người Chăm. Mật độ dân số cao, phân bố tập trung ở thành phố thị xã.
  • Công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thủy sản.
Dân cư và hoạt động kinh ế vùng đồi núi phía Tây:
  • Chủ yếu là các dân tộc ít người cư trú: Cơ tu, Raglai, Ba na, Ê đê….
  • Chăn nuôi gia súc là chủ yếu với số lượng lớn, trồng cây công nghiệp.
- Tỉ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng tăng từ 26,6% năm 1995 lên 36% năm 2002.
- Giá trị sản xuất công nghiệp tăng mạnh, từ 18,3 nghìn tỉ đồng (năm 1995) lên 55,2 nghìn tỉ đồng, chiếm 21% GDP công nghiệp của cả nước (năm 2002).
- Các ngành công nghiệp trọng điểm là: chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng và cơ khí.
- Sản phẩm công nghiệp quan trọng: máy công cụ, động cơ điện, phương tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng tiêu dùng (vải, sứ dân dụng, quần áo, hàng dệt kim, giấy viết, thuốc chữa bệnh,...).
- Phần lớn giá trị sản xuất công nghiệp tập trung ở Hà Nội, Hải Phòng.
- Thuận lợi:
+ Dải đồng bằng ven biển là nơi trồng cây công nghiệp ngắn ngày, cây lương thực.
+ Vùng gò đồi có diện tích tương đối rộng thuận lợi cho chăn nuôi gia súc lớn; một sô nơi có đất badan, hình thành vùng chuyên canh cây công nghiệp dài ngày.
+ Tỉnh nào cũng có biển, tạo điều kiện cho phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản phát triển.
+ Độ che phủ rừng đứng thứ hai cả nước (sau Tây Nguyên) với nhiều loài thực, động vật có giá trị cao.
+ Tài nguyên du lịch đa dạng: các bãi biển, di tích lịch sử - văn hoá,.... Đặc biệt, có Di sản thiên nhiên thế giới là Phong Nha - Kẻ Bảng và các Di sản vãn hoá thế giới: cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế.
- Khó khăn: bão, lũ lụt, hạn hán, gió phơn Tây Nam khô nóng, cát bay, cát chảy,...

Nguồn: Internet
 
Top Bottom