Sinh 11 Một số câu hỏi trong SGK + đáp án

que6789

Học sinh chăm học
Thành viên
17 Tháng chín 2014
321
165
76
Thanh Hóa
THPT Dương Đình Nghệ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CÂU HỎI PHẦN CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
Chuyên đề 1: Trao đổi nước và hút khoáng


Câu hỏi trong SGK
Câu 1(T9- SCB):
Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và hút khoáng?
Câu 2 ( T11 - SNC):
a. Lông hút có đặc điểm cấu tạo như thế nào phù hợp với chức năng hút nước?
b. Số lượng lông hút thay đổi trong điều kiện nào?
Câu 3: (T9 - SCB): Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây
Câu 4(T9 - SCB) : Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ chết?.
Câu 5(T11 - SNC) Nêu vị trí và vai trò của đai Caspari
Câu 6(T11- SNC): Trình bày con đường vận chuyển nước ở thân?
Câu 7(T1 - SCB): Qua những đêm ẩm ướt, vào buổi sáng thường có những giọt nước xuất hiện trên đầu tận cùng của lá(đặc biệt thường thấy ở lá của cây một lá mầm), hiện tượng đó gọi là sự ứ giọt. Giải thích nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt?.
Câu 8(T11 - SNC): Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và ở những cây thân thảo?
Câu 9(T14 - SCB): Chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ lên lá?
Câu 10(T14 – SCB: Động lực nào giúp dòng nước và ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét)?
Câu 11(T14 - SCB). Nếu 1 ống mạch gỗ mạch bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể đi lên được không? Tại sao?
Câu 12(T14 - SCB). Động lực nào đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác?
Câu 13(T17 - SNC): Vì sao mặt trên của lá cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có sự thoát hơi nước?
Câu 14(T19 - SCB): Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?
Câu 15(T19 - SCB): . Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn?
Câu 16(T19 - SCB): Tác nhân chủ yếu nào điều tiết độ đóng mở của khí khổng?
Câu 17(T12- SNC) Giải thích: Tại sao nói thoát hơi nước là tai họa và tất yếu? = (T16 - SNC)Ý nghĩa thoát hơi nước?
Câu 18(T16 - SNC) : Hãy trình bày con đường thoát hơi nước và đặc điểm của chúng?
Câu 19(T16 - SNC) : Hãy nêu các cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lí cho cây trồng?
Câu 20(T16 - SNC): Hãy nêu đặc điểm cấu trúc của tế bào khí khổng trong mối liên quan tới cơ chế đóng mở của nã?

Giải thích TN t17 SGK
ĐÁP ÁN CÂU HỎI PHẦN CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT
Chuyên đề 1: Trao đổi nước và hút khoáng
Câu 1(T9- SCB): Rễ thực vật trên cạn có đặc điểm hình thái gì thích nghi với chức năng tìm nguồn nước, hấp thụ nước và hút khoáng?
TL:

Đặc điểm bộ rễ liên quan đến chức năng hút nước và hút khoáng:
- Rễ có khả năng đâm sâu, lan rộng.-> tăng diện tích tiếp xúc với đất
- Có khả năng hướng hoá và hướng nước.
- Có đỉnh sinh trưởng và miền sinh trưởng dãn dài > rễ dài ra
- Miền lông hút phát triển -> hấp thụ được nhiều nước và muối khoáng
Câu 2 ( T11 - SNC):
a. Lông hút có đặc điểm cấu tạo như thế nào phù hợp với chức năng hút nước?
b. Số lượng lông hút thay đổi trong điều kiện nào?
TL:
A *Cấu tạo lông hút phù hợp với chức năng hút nước:

- Thành TB mỏng, không thấm cutin -> dễ thấm nước…………….
- Không bào trung tâm lớn -> tạo áp suất thẩm thấu cao………………
- Có nhiều ti thể -> hoạt động hô hấp mạnh -> áp suất thẩm thấu lớn…
B * Số lượng lông hút thay đổi khi:
Môi trường quá ưu trương, quá axit (chua), thiếu oxi……………………
Câu 3: (T9 - SCB): Hãy phân biệt cơ chế hấp thụ nước với cơ chế hấp thụ ion khoáng ở rễ cây
TL

- Cơ chế hấp thụ nước: theo cơ chế thụ động
- Cơ chế hấp thụ ion khoáng: theo cơ chế thụ động và chủ động
Câu 4(T9 - SCB) (đề HSG 2009 – 2010): Giải thích vì sao cây trên cạn bị ngập úng lâu ngày sẽ chết?.
TL:

* Vì: Khi bị ngập úng -> rễ cây thiếu oxi-> ảnh hưởng đến hô hấp của rễ -> tích luỹ các chất độc hại đối với tế bào và làm cho lông hút chết, không hình thành lông hút mới-> cây không hút nước -> cây chết
Câu 5(T11 - SNC) Nêu vị trí và vai trò của đai Caspari
TL
* Vai trò vòng đai Caspari:
đai này nằm ở phần nội bì của rễ, kiểm soát và điều chỉnh lượng nước, kiểm tra các chất khoáng hoà tan.
Câu 6(T11- SNC): Trình bày con đường vận chuyển nước ở thân?
TL
Câu 7(t11 - SCB): Qua những đêm ẩm ướt, vào buổi sáng thường có những giọt nước xuất hiện trên đầu tận cùng của lá(đặc biệt thường thấy ở lá của cây một lá mầm), hiện tượng đó gọi là sự ứ giọt. Giải thích nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt?.
TL

- Qua đêm ẩm ướt, độ ẩm tương đối của không khí quá cao đến bão hòa hơi nước=> nước không thoát được ra ngoài không khí mà ứ đọng qua mạch gỗ ở tận đầu cuối của lá, nơi có khí khổng
- Các phân tử nước có lực liên kết với nhau tạo sức căng bề mặt, hình thành giọt nước treo đầu tận cùng của lá
Câu 8(T11 - SNC): Tại sao hiện tượng ứ giọt chỉ xảy ra ở những cây bụi thấp và ở những cây thân thảo?
TL

- Cây bụi thấp, cây thân thảo: thân thấp
dễ bị tình trạng bão hòa hơi nước
Áp suất rễ đủ mạnh để đẩy nước từ rễ lên lá
Câu 9(T14 - SCB): Chứng minh cấu tạo của mạch gỗ thích nghi với chức năng vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ lên lá?
TL


Cấu tạo

Chức năng

quản bào và mạch ống là những tế bào chết, không màng, không bào quan bên trong, thành thấm lignin, mạch ống có đầu và cuối có các tấm đục lỗ, quản bào có các lỗ bên

Tạo ống rỗng -> giảm sức cản

Thành thấm lignin

Bền chắc, chịu được áp lực của dòng nước bên trong

Lỗ bên sếp xít nhau, lỗ bên này thông với bên kia

Tạo dòng vận chuyển ngang
[TBODY] [/TBODY]
Câu 10(T14 – SCB): Động lực nào giúp dòng nước và ion khoáng di chuyển được từ rễ lên lá ở những cây gỗ cao lớn hàng chục mét?
TL

- Lực hút của lá do sự thoát hơi nước
- Lực đẩy của rễ
- Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch
=> nhưng lực tác động chủ yếu là lực hút của lá
Câu 11(T14 - SCB). Nếu 1 ống mạch gỗ mạch bị tắc, dòng mạch gỗ trong ống đó có thể đi lên được không? Tại sao?
TL

- Có
- Vì nước và muối khoáng có thể được vận chuyển ngang sang các ống mạch gỗ khác -> các chất vẫn được vận chuyển lên bình thường
Câu 12(T14 - SCB). Động lực nào đẩy dòng mạch rây đi từ lá đến rễ và các cơ quan khác?
TL:

- Động lực: do sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn(lá) với cơ quan chứa(rễ, hạt, quả)
Câu 13(T17 - SNC): Vì sao mặt trên của lá cây đoạn không có khí khổng nhưng vẫn có sự thoát hơi nước?
TL

- Vì nước còn thoát qua tầng cutin( khi lá chưa bị tầng cutin dày che phủ). Hơi nước có thể khuếch tán qua bề mặt lá
- Cường độ thoát hơi nước qua bề mặt lá giảm theo sự phát triển của tầng cutin. mạnh ở lá non( tầng cutin chưa phát triển), giảm dần ở lá trưởng thành và tăng lên ở lá già( do sự rạn nứt ở cutin)
Câu 14(T19 - SCB): Vì sao dưới bóng cây mát hơn dưới mái che bằng vật liệu xây dựng?
TL

Vật liệu XD hấp thụ nhiệt làm nhiệt độ tăng cao, còn lá cây thoát hơi nước là hạ nhiệt độ môi trường xung quanh lá -> không khí dưới bóng cây mát hơn
Câu 15(T19 - SCB): . Cây trong vườn và cây trên đồi, cây nào có cường độ thoát hơi nước qua cutin mạnh hơn?
TL

Cây trong vườn vì tầng cutin kém phát triển do AS vườn yếu( AS tán xạ)
Cây trên đồi có tầng cutin phát triển do AS mạnh
Câu 16(T19 - SCB): Tác nhân chủ yếu nào điều tiết độ đóng mở của khí khổng?
TL
-
Tác nhân chủ yếu gây đóng mở khí khổng: ánh sáng
Câu 17(T12- SNC) Giải thích: Tại sao nói thoát hơi nước là tai họa và tất yếu? = (T16 - SNC)Ý nghĩa thoát hơi nước?
TL:

- THN là tai họa: trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển, TV mất đi một lượng nước quá lớn " nó phải hấp thụ một lượng nước lớn hơn lượng nước mất đi " đó là một điều không dễ dàng trong điều kiện môi trường luôn thay đổi
- THN là "Tất yếu": TV cần phải thoát một lượng nước lớn " cây mới lấy được nước \
- Ý nghĩa của quá trình THN.:
- Tạo lực hút đầu trên.
- Làm giảm nhiệt độ bề mặt lá.
- Khí khổng mở cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.

Câu 18(T16 - SNC) : Hãy trình bày con đường thoát hơi nước và đặc điểm của chúng?
TL:


Câu 18(T16 - SNC) : Hãy nêu các cơ sở khoa học của việc tưới nước hợp lí cho cây trồng?
TL:

Để tưới nước hợp lí cho cây cần căn cứ vào các đặc điểm sau đây:
- Căn cứ vào nhu cầu sinh lí của từng loại cây
- Căn cứ vào từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây
- Căn cứ vào các loại đất
- Căn cứ vào điều kiện thời tiết

Câu 20(T16 - SNC): Hãy nêu đặc điểm cấu trúc của tế bào khí khổng trong mối liên quan tới cơ chế đóng mở của nã?
TL:
- C
ấu tạo: + mép trong của tế bào rất dày, mép ngoài mỏng => giúp thực hiện cơ chế đóng mở khí khổng
+ trong có chứa lục lạp => tiến hành quang hợp để tạo chênh lệch ASTT

Giải thích TN t17 SGK
Khi ngâm rễ vào dung dịch, các p.tử xanh metilen hút bám trên bề mặt rễ và dừng lại ở đó, không được đi vào tế bào do tính thấm chọn lọc của màng tế bào không cho xanh metilen đi qua.
Khi nhúng vào dung dịch CaCl2 thì các ion Ca2+ và Cl- sẽ bị hút vào rễ và đẩy các p.tử xanh metilen ra ngoài-> dung dịch có màu xanh

CHUYÊN ĐỀ TRAO ĐỔI KHOÁNG VÀ NITƠ
Câu hỏi trong SGK:
Câu 1(T21- SCB):

Nêu khái quát vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu?
Câu 2 (T24 - SCB):
Vì sao cần phải bón phân với liều lượng hợp lí tùy thuộc vào loại đất, loại phân bón, giống và các loại cây trồng?
Câu 2’: (T24 - SCB):
Hãy liên hệ vơí thực tế, nêu một số biện pháp giúp cho quá trình chuyển hóa các muối khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan dễ hấp thu đối với cây?
Câu 3(T21 - SNC)
a. Các nguyên tố khoáng được hấp thụ từ đât vào cây theo những cách nào?. Sự khác nhau giữa các cách đó?
b. Tại sao nói quá trình hấp thụ nước và khoáng liên quan đến quá trình hô hấp của rễ cây?.
Câu 4: (T21 - SNC):
Nêu vai trò các nguyên tố N, P, K, S, Ca, Mg, Fe. Triệu chứng bên ngoài của cây khi thiếu chúng?
Câu 5: (T21 - SNC):
Tại sao các nguyên tố vi lượng lại chỉ cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật?.
Câu 6: (T27 - SCB):
Vì sao thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng, cây lúa không thể sống được?= T24 – SCB: Nêu vai trò của N đối với đời sống TV?
Câu 7(T27 - SCB):
TV có đặc điểm thích nghi ntn trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH3 đầu độc?
= NH4+ tích lũy nhiều trong mô sẽ gây ra ngộ độc cho tế bào nhưng khi cây sinh trưởng mạnh lại thiếu NH4+. Vậy cơ thể TV đã giải quyết mâu thuẩn đó ntn?
Câu 8(T24- SNC):
Vì sao trong mô thực vật xảy ra quá trình khử nitrat? Cơ chế = (T24 – SCB): Nêu vai trò của quá trình khử nitrat?
Câu 9(T24 - SNC):
Trình bày mối quan hệ giữa chu trình Crep và qúa trình đồng hoá NH3?.
Câu 10: (T31 - SCB):
Nêu các dạng N có trong đất và các dạng N mà cây hấp thụ được?
Câu 11: (T31 – SCB = T24 SNC):
Trình bày vai trò của quá trình cố định nito phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nito của thực vật?.
Câu 12(T27 – SNC):
Tại sao đất chua (pH axit) thường nghèo các chất dinh dưỡng?
Câu 13(T31 - SCB).
Thế nào là bón phân hợp lý và biện pháp đó có tác dụng gì đối với năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường?
Câu 14(T27 - SNC).
Tại sao trong trồng trọt người ta thường áp dụng các biện pháp như cày, bừa, xới xáo đất tơi xốp?

ĐÁP ÁN.
Câu 1(T21- SCB):
Nêu khái quát vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu?
TL
+ Nhóm nguyên tố đa lượng:

Tham gia cấu tạo các thành phần cấu trúc trong tế bào, hoạt hóa en zim, tham gia cơ chế đóng mở khí khổng
+ Nhóm nguyên tố vi lượng:
Tham gia cấu trúc các loại emzim, điều hòa các quá trình trao đổi chất

Câu 2 (T24 - SCB): Vì sao cần phải bón phân với liều lượng hợp lí tùy thuộc vào loại đất, loại phân bón, giống và các loại cây trồng?
TL

Vì: + Nhằm đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng tốt, năng suất cao
+ Nhằm nâng cao hiệu quả của phân bón, giảm chi phí đầu vào
+ Không gây ô nhiễm môi trường và nông phẩm
Cần bón phân theo chỉ dẫn của cơ quan khuyến nông
Câu 2’: (T24 - SCB): Hãy liên hệ vơí thực tế, nêu một số biện pháp giúp cho quá trình chuyển hóa các muối khoáng ở trong đất từ dạng không tan thành dạng hòa tan dễ hấp thu đối với cây?
TL
Các biện pháp:
+ Làm cỏ sục bùn, phá váng sau khi đất bị ngập úng
+ Cày phơi ải đất, cày lật úp rạ xuống
+ Bón vôi cho đất chua
Câu 3(T21 - SNC)
a. Các nguyên tố khoáng được hấp thụ từ đât vào cây theo những cách nào?. Sự khác nhau giữa các cách đó?
b. Tại sao nói quá trình hấp thụ nước và khoáng liên quan đến quá trình hô hấp của rễ cây?.
TL:



a. Cơ chế thụ động

Cơ chế chủ động

- Iôn khoáng từ đất vào rễ theo građien nồng độ.
- Không hoặc ít tiêu tốn ATP.
- Không cần chất mang

- Ngược građien nồng độ.
- Tiêu tốn ATP
- Cần chất mang
[TBODY] [/TBODY]
b. - Vì hô hấp ở rễ có vai trò quan trọng tới quá trình hấp thụ nước và khoáng
+ tạo ra ATP và các chất tải ion cung cấp chủ yếu cho sự hấp thụ các chất khoáng qua các tế bào của rễ
+ Tạo ra các chất trung gian gây ra ASTT cao trong dịch bào giúp hút được nước và muối khoáng
+ Tạo ra CO2, CO2 + H2O => HCO3 -+ H+ , H+ sinh ra thực hiện hút bám trao đổi với các ion khoáng bám trên bề mặt keo đất
Câu 4: (T21 - SNC): Nêu vai trò các nguyên tố N, P, K, S, Ca, Mg, Fe. Triệu chứng bên ngoài của cây khi thiếu chúng?
TL

- Các nguyên tố này tham gia cấu tạo nên các chất sống và điều tiết các hoạt động sống của cây.
- Triệu chứng:
+ Thiếu đạm (N): lá vàng nhạt, cây cằn cỗi
+ Thiếu lân (P): lá vàng đỏ, trổ hoa trễ, quả chín muộn.
+ Thiếu Kali: ảnh hưởng đến sức chống chịu của cây.
+ Thiếu Ca: ảnh hưởng đến độ vững chắc của cây, rễ bị thối, ngọn cây khô héo.
+ Thiếu S: lá vàng, sinh trưởng rễ tiêu giảm
+ Thiếu Mg: lá vàng
+ Thiếu Fe: lá vàng

Câu 5: (T21 - SNC): Tại sao các nguyên tố vi lượng lại chỉ cần một lượng rất nhỏ đối với thực vật?.
TL

- Vai trò chính của cac nguyên tố vi lượng là tham gia cấu tạo, hoạt hoá các enzim, các hoocmon, … mà các thành phần này trong cơ thể thực vật chiếm một tỷ lệ rất nhỏ về khối lượng, vì vậy cơ thể thực vật chỉ cần một lượng rất nhỏ các nguyên tố vi lượng nhưng không thể thiếu.
- Hầu hết các nguyên tố vi lượng chỉ chiếm tỷ lệ <= 0,01% khối lượng khô của cơ thể

Câu 6: (T27 - SCB): Vì sao thiếu nitơ trong môi trường dinh dưỡng, cây lúa không thể sống được?= T24 – SCB: Nêu vai trò của N đối với đời sống TV?
TL

Thiếu N cây không thể sinh trưởng, phát triển bình thường được vì:
- N là một nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu.
- N là thành phần không thể thiếu được để tạo ra protein, axit nucleic, enzim, diệp lục…=> vừa cấu trúc vừa điều tiết trao đổi chất của cây.

Câu 7(T27 - SCB): TV có đặc điểm thích nghi ntn trong việc bảo vệ tế bào khỏi bị dư lượng NH3 đầu độc?
= NH4+ tích lũy nhiều trong mô sẽ gây ra ngộ độc cho tế bào nhưng khi cây sinh trưởng mạnh lại thiếu NH4+. Vậy cơ thể TV đã giải quyết mâu thuẩn đó ntn?

Câu 8(T24- SNC): Vì sao trong mô thực vật xảy ra quá trình khử nitrat? Cơ chế = T24 – SCB: Nêu vai trò của quá trình khử nitrat?
TL

* Trong mô TV xảy ra quá trình khử nitrat vì:
- Nitơ ở dạng NO3- có nhiều trong đất và được thực vật hấp thụ dễ dàng.
- Nitơ ở dạng NO3- là dạng ôxi hoá, còn trong cây cần nhiều Nitơ ở dạng khử NH2, NH3, NH4+ để tạo ra các axit amin.
- Do đó, ở thực vật cần có quá trình khử NO3- để tạo ra NH4+ và tiếp tục được đồng hoá tạo ra aa để dự trữ nitơ và prôtêin.
* Cơ chế: NO3- => NO2- => NH4+

Câu 9(T24 - SNC): Trình bày mối quan hệ giữa chu trình Crep và qúa trình đồng hoá NH3?.
TL:

- Chu trình Crep tạo ra các axit hữu cơ như α – xêtôglutarat, fumarat, oxalôaxetat. Các axit hữu cơ sẽ kết hợp với NH3 để tạo ra các aa => dự trữ nito và protein.

Câu 10: (T31 - SCB): Nêu các dạng N có trong đất và các dạng N mà cây hấp thụ được?
TL

- Nito trong đất : nito vô cơ trong các muối khoáng và nito hữu cơ trong xác sinh vật(TV, ĐV, VSV).
- Dạng nito cây hấp thụ được là dạng nito khoáng NH4+ và NO3-.

Câu 11: (T31 – SCB = T24 SNC): Trình bày vai trò của quá trình cố định nito phân tử bằng con đường sinh học đối với sự dinh dưỡng nito của thực vật?.
TL:

Vai trò: + Biến đổi N2 có sẵn trong khí quyển (nhưng thực vật không hấp thụ được) thành dạng nito khoáng NH3 (NH4+ trong môi trường nước) cây dễ dàng hấp thụ,
+ Bù đắp lại lượng N bị mất do cây lấy đi, đảm bảo nguồn cung cấp dinh dưỡng N bình thường của cây.

Câu 12(T27 – SNC): Tại sao đất chua (pH axit) thường nghèo các chất dinh dưỡng?
TL:

Đất chua có nhiều ion H+ .Các ion H+ trong dịch đất sẽ thực hiện phản ứng trao đổi ion, các ion H+ bám trên bề mặt hạt keo đẩy các ion khoáng ra dịch đất. Các ion khoáng bị rửa trôi làm cho đất bị nghèo chất dinh dưỡng.

Câu 13(T31 - SCB). Thế nào là bón phân hợp lý và biện pháp đó có tác dụng gì đối với năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường?
TL

- Bón phân hợp lý:
+ bón đúng nhu cầu của cây theo đặc điểm của giống, loài cây,
+ Phù hợp với các pha sinh trưởng và phát triể của cây
+ Phù hợp với đặc điểm của đất, theo điều kiện thời tiết.
+ Phân bón phải đúng loại, đủ số lượng và tỉ lệ các thành phần dinh dưỡng hợp lý.
- Tác dụng: Làm tăng năng suất cây trồng và không làm ô nhiễm môi trường, đe dọa sức khỏe của con người.
Câu 14(T27 - SNC). Tại sao trong trồng trọt người ta thường áp dụng các biện pháp như cày, bừa, xới xáo đất tơi xốp?
TL:

- Làm tăng lượng oxi trong đất, tạo điều kiện cho lông hút của rễ phát triển => cây hấp thụ tốt nước và muối khoáng.
- Tạo điều kiện cho hoạt động hô hấp của rễ => cây hấp thụ tốt nước và muối khoáng.
- Tạo điều kiện cho VSV có lợi trong đất hoạt động để chuyển hóa các muối khó tan thành muối dễ tan => cây dễ hấp thụ.
- Hạn chế môi trường sống của các VSV kị khí như VK phản nitrat hóa => tránh hiện tượng mất nito của đất.
- Tránh hiện tượng úng nước khi tưới hoặc trời mưa, không làm tổn hại đến bộ rễ.




Chuyên đề 3: QUANG HỢP

Câu hỏi trong SGK:

Câu 1(T39 - SCB): Quang hợp là gì?. Viết PTTQ của quá trình quang hợp?.
TL

Quang hợp cây xanh là quá trình trong đó năng lượng ánh sáng Mặt Trời được diệp lục trong lục lạp hấp thụ để tạo ra cacbonhiđrat và ôxi từ khí cacbonic và nước. Phương trình tổng quái về quang hợp:
6C02+ 12H20-— > C6Hl206+ 6 O2 + 6 H2O

Câu 2(T39 - SCB): Vì sao quang hợp có vai trò quyết định đối với sự sống trên Trái Đất?= (T34 - SNC) Nêu vai trò của quá trình quang hợp?
Trả lời:


+ sản phẩm của quang hợp là các chất hữu cơ cung cấp thức ăn cho mọi sinh vật trên TĐ, và là nguồn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu cho con người.
+Tích lũy năng lượng: QH chuyển hóa quang năng thành hóa năng là nguồn năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới
+ Điều hòa không khí: đảm bảo cân bằng O2/CO2 trong khí quyển

Câu 3(T39 - SCB): Nêu đậc điểm của lá cây xanh thích nghi với chức năng quang hợp :
Trả lời:
a. Hình thái :
- Diện tích bề mặt lớn : hấp thụ được nhiều ánh sáng mặt trời.
- Phiến lá mỏng : thuận lợi cho khí khuếch tán vào và ra được dễ dàng.
- Trong lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng giúp cho khí CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp.
b. Giải phẫu :
- TB mô giậu chứa nhiều lục lạp phân bố ngay bên dưới lớp biểu bì mặt trên của lá để trực tiếp hấp thụ được các tia sáng chiếu lên trên mặt lá.
- TB mô xốp chứa ít diệp lục hơn so với mô giậu nằm ngay ở mặt dưới của phiến lá. Trong mô xốp có nhiều khoảng rỗng tạo điều kiện cho khí CO2 đễ dàng khuếch tán đến các TB chứa sắc tố quang hợp.
- Hệ gân lá phát triển đến tận từng tế bào nhu mô lá, chứa các mạch gỗ và mạch rây.
- Trong phiến lá có nhiều TB chứa lục lạp là bào quan quang hợp.

Câu 4(T39 - SCB): Nêu thành phần và chức năng của hệ sắc tố quang hợp trong lá xanh?
Trả lời:
-. Diệp lục: gồm diệp lục a và diệp lục b. là sắc tố chủ yếu của quang hợp, trong đó diệp lục a (P700 và P680) tham gia trực tiếp vào sự chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH. Các phân tử diệp lục b và diệp lục a khác hấp thụ năng lượng; ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ được cho diệp lục a (P700 và P680) ở trung tâm phản ứng quang hợp.
- Các carôtenồit gồm carôten và xantôphin là các sắc tố phụ quang hợp (sắc tố phụ quang hợp ở tảo là phicôbilin). Chức năng của chúng là hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã hấp thụ được cho diệp lục b để diệp lục này truyền tiếp cho diệp lục a. Ngoài ra. carôlenôit còn có chức năng bảo vệ bộ máy quang hợp và tế bào khỏi bị nắng cháy khi cường độ ánh sáng quá cao.

Câu 5(T34 - SNC): Nêu đặc điểm cấu trúc của hạt, chất nền trong lục lạp liên quan đến việc thực hiện pha sáng, pha tối của quang hợp
TL

Trong lục lạp có:
+ Hạt (grana): gồm các tilacoit nằm xếp chồng lên nhau như những đồng xu, chứa hệ sắc tố, các chát chuyền điện tử và các trung tâm phản ứng. Hệ sắc tố là thành phần không thể thiếu trong quá trình quang hợp, chúng hấp thụ ánh sáng mặt trời, chuyển năng lượng thu được từ các phôtôn cho quá trình quang phân li nước và các phản ứng quang hóa.
+ Chất nền của luc lạp ở thể keo, trong suốt và chứa nhiều enzim cacboxi hóa, pha tối của quang hợp được thưc hiện ở chất nền của lục lạp, các enzim cacboxi hóa tham gia vào quá trình khử CO2

Câu 6: Những lá cây màu đỏ có quang hợp không?. Vì sao?.
TL

- Những lá cây màu đỏ có quang hợp .
- Vì: những cây có màu đỏ vẫn có nhóm săc tố màu lục, nhưng bị che khuất bởi màu đỏ của nhóm săc tố dịch bào là antôxianin và carotenoit. Vì vậy, những cây này vẫn tiến hành quang hợp bình thường, tuy nhiên cường độ quang hợp thường không cao.
(Đọc thêm để hiểu:
- Lá cây bình thường có chứa Diệp Lục ( màu xanh) và Carotenoit ( màu đỏ hoặc vàng ). Cả hai đều có tác dụng hấp thụ ánh sáng mặt trời nhưng mỗi loại lại hấp thu một loại ánh sáng khác nhau
- Trong lá cây bình thường nếu có nhiều Diệp Lục hơn thì lá có màu xanh, nhiều Carotenoit hơn thì lá có màu đỏ hoặc vàng, khi lá sắp rụng cũng chỉ có màu đỏ hoặc vàng là do Diệp Lục đã phân hủy, chỉ còn lại Carotenoit.
- quá trình tổng hợp đường từ CO2 và H2O chỉ có Diệp Lục thực hiện, Carotenoit hấp thu năng lượng mặt trời xong sẽ truyền cho Diệp Lục nên lá cây có màu đỏ vẫn thực hiện quang hợp.)

Câu 7: Hãy tính lượng CO2 hấp thụ và lượng O2 giải phóng của 1 ha rừng cho năng suất 15 tấn sinh khố/năm?
TL

cứ 1 ha rừng cho năng suất 15 tấn sinh khối/ năm, sinh khối ở đây hiểu là lượng C6H12O6
- Số mol C6H12O6 = m / M= 15 / 180=1/12 (mol)
- Phương trình quang hợp:
6 CO2 +12H2O -------------> C6H12O6 +6O2 + 6 H20
NLAS, Hệ sắc tố
viết số mol C6H12O6 phía dưới phương trình ngay tại chỗ chất đó
- ta tính được Số mol CO2 hấp thụ theo pt: n (CO2)=0,5 mol
tương tự, ta tính được số mol O 2 giải phóng: n(O2)= 0,5 mol
=>Lượng CO2 hấp thụ và O2 giải phóng là:
MCO2= 0,5 . 44= 22 (tấn/ha/năm)
MO2= 0,5 . 32=16(tấn /ha/năm)

Câu 8(T43 - SCB). Nêu khái niệm và điều kiện cần có của pha sáng trong quang hợp.
Trả lởi:

- Pha ánh sáng của quang hợp là pha chuyển hoá năng lượng ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
- Pha sáng chỉ xảy ra ở tilacôit khi có ánh sáng chiếu vào diệp lục
Câu 9(T43 - SCB). Ôxi trong quang hợp có nguồn gốc từ đâu?
Trả lời:

Ôxi trong quang hợp có nguồn gốc từ nước nhờ quá trình quang phân li nước.

Câu 10(T43 - SCB). Sản phẩm của pha sáng là gì?
Trả lời:

Sản phẩm của pha sáng là: ATP, NADPH, O2-

Câu 11(T43 - SCB). Những hợp chất nào mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa CO2 thành cacbohiđrat?
Trả lời:

Những hợp chất mang năng lượng ánh sáng vào pha tối để đồng hóa C02 thành cacbohiđrat là: ATP và NADPH.

Câu 12(T43 - SCB). Quan sát các hình 9.2. 9.3 và 9.4, nêu sự giống nhau và khác nhau giữa các chu trình C3,C4 và chu trình CAM.
Trả lời:

* Giống: Cả hai chu trình đều có chu trình Canvin tạo ra APG rồi từ đó hình thành nên các hợp chất cacbonhiđrat, axit amin, prôtêin, lipit..
* Khác:
- Chất nhận của chu trình C3 là ribulôzơ-l,5-điphôlphat Chất nhận của quá trình C4 là axit phôlphoenolptruvic.
- Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C3 là hợp chất 3 cacbon: APG.
Sản phẩm ổn định đầu tiên của chu trình C4 là các hợp chất 4 cacbon: axit ôxalôaxêtic và axit malic/aspactic.
- Tiến trình của chu trình C3chỉ có một giai đoạn là chu trình Canvin xảy ra chỉ trong các tế bào nhu mô thịt lá.
Tiến trình của chu trình C4 gồm hai giai đoạn: Giai đoạn 1 là chu trình C4 xảy ra trong các tế bào nhu mô thịt lá và giai đoạn chu trình Canvin xảy ra trong các tế bào bao bó mạch.

Câu 13(T39 – SNC): Nêu vai trò của pha sáng trong quang hợp?
TL

Vai trò: chuyển hóa năng lượng của ánh sáng mà diệp lục đã hấp thụ thành năng lượng trong liên kết hóa học của ATP & NADPH

Câu 14(T39 – SNC): Giải thích sự xuất hiện các con đường cố định CO2 ở thực vật C4 và CAM.
TL

Sự xuất hiện các con đường cố định CO2 ở thực vật C4 và CAM chính là một trong những đặc điểm thích nghi với điều kiện môi trường sống, từ đó có thể giúp chúng tồn tại và phát triển, nếu không chúng sẽ bị đào thải theo quy luật của tự nhiên:
- Ở nhóm Thực vật C4: bao gồm 1 số thực vật ở vùng nhiệt đới như: ngô, mía, cỏ lồng vực, cỏ gấu.... Chúng sống trong điều kiện nóng ẩm kéo dài: ánh sáng cao, nhiêt độ cao, nồng độ CO2 giảm, nồng độ O2 tăng. => để đảm bảo luôn có đủ lượng CO2 cần thiết thực vật C4 cố định CO2 theo chu trình Hatch - Slack. Trong chu trình này, sản phẩm được tạo ra đầu tiên là axit oxaloaxetic, axit malic và axit aspartic. Các chất này đều chuyển hóa thành axit malic rồi đưa vào tế bào bao bó mạch để dự trữ. Khi nào cần cố định CO2, axit malic sẽ được vận chuyển tới lục lạp và tại đây axit malic bị decacboxyl hóa, CO2 được giải phóng và đi vào chu trình Calvin để tạo ra chất hữu cơ. => axit malic chính là nguồn dự trữ CO2 lý tưởng cho những cây sống ở nơi có nồng độ CO2 thấp.
- Ở nhóm Thực vật CAM: gồm các thực vật sống ở vùng sa mạc trong điều kiện khô hạn kéo dài như : dứa, xương rồng, thuốc bỏng , các cây mọng nước ở sa mạc.. Vì lấy được nước rất ít nên nhóm thực vật này phải tiết kiệm nước đến mức tối đa bằng cách đóng khí khổng vào ban ngày và như vậy quá trình tiếp nhận CO2 phải được diễn ra vào ban đêm khi khí khổng mở. CO2 sau khi được tiếp nhận sẽ đi vào chu trình Hatch - Slack như ở TV C4. Bằng cách đó không bào rất lớn của các tế bào thịt lá không phải chỉ để dự trữ nước mà nó còn chứa 1 lượng đáng kể cacbon cho hoạt động quang hợp trong 1 thời gian dài không phụ thuộc vào việc trao đổi khí CO2. Đối với những cây mọng nước sống ở những nơi khô hạn, sự phân chia thời gian cố định CO2 vào buổi tối và khử CO2 vào sáng hôm sau là 1 đạc điểm thích nghi về mặt sinh thái nhờ đó đảm bảo đủ lượng CO2 ngay cả khi thiếu nước hoặc khí khổng đóng vào ban ngày.
=> việc xuất hiện các con đường cố định CO2 ở TV C4 và CAM giúp cho chúng có thể tồn tại một cách bền vững trong điều kiện môi trường khắc nghiệt và luôn luôn thay đổi

Câu 15(T39 – SNC): Trong quang hợp các nguyên tử O của CO2 cuối cùng có mặt ở đâu?
TL


Glucozo và nước

Câu 16: (T47 - SCB): Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp như thế nào?
Trả lời:

- Sự ảnh hưởng của cường độ ánh sáng đối với quang hợp phụ thuộc vào nồng độ CO2.
+ Khi nồng độ CO2 thấp, tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp tăng không nhiều,
+ khi nồng độ CO2 tăng lên thì tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp tăng lên rât mạnh
+ Tại trị số nồng độ CO2 Thích hợp, khi cường độ ánh sáng đã vượt qua điểm bù. Cường độ quang hợp tăng tỉ lệ thuận với cường độ ánh sáng cho đến điểm bão hòa ánh sáng. Tại diểm bão hòa ánh sáng, nếu tăng cường độ ánh sáng, cường độ quang hợp không tăng.
- Ngoài ra mối phụ thuộc cùa quang hợp vào cường độ ánh sáng còn phụ thuộc vào đặc trưng sinh thái của loài cây (cây ưa sáng, cây chịu bóng...)

Câu 17: (T47 - SCB): Vai trò của nước trong pha sáng của quang hợp.
Trả lời:

- Nước là nguyên liệu cho quá trình phân li nước trong pha sáng của quang hợp.
- Nước tham gia vào các phản ứng trong pha tối cùa quang hợp.
- Nước là tác nhân trực tiếp điều tiết độ mở của khí khổng cho CO2 khuếch tán vào lá đến lục lạp để pha tối quang hợp có thể xảy ra.
- Nước là môi trường duy trì điều kiện bình thường cho toàn bộ bộ máy quang hợp hoạt động.

Câu 18: (T47 - SCB): Trình bày sự phụ thuộc của quang hợp vào nhiệt độ?
Trả lời:

- Nhiệt độ ảnh hường đến các phản ứng enzim trong quang hợp.
- Các nhiệt độ như cực tiểu và cực đại đối với quang hợp tùy thuộc vào đặc điểm sinh thái, xuất xứ, pha sinh trưỏng, phát triển của loài cây.
- Trong giới hạn nhiệt độ sinh học đối với từng giống, loài cây. pha sinh trưởng và phát triển, cứ tăng nhiệt độ thêm 100C thì cường độ quang hợp tăng lên 2 - 2.5 lần.

Câu 19: (T47 - SCB): Cho ví dụ về vai trò của các nguyên tố khoáng trong hệ sắc tố quang hợp.
Trả lời:

Ví dụ:
Fe tham gia vào quá trình tổng hợp poclirin nhân diệp lục.
Mg, N tham gia vào cấu trúc của phân tử diệp lục.

Câu 20: (T42 - SNC): Phân tích mối quan hệ giữa quang hợp và nồng độ CO2?
TL



Câu 21: (T42 - SNC): Phân tích mối quan hệ giữa quang hợp với thành phần quang phổ ánh sáng?.
TL


Câu 22: (T42 - SNC): Nêu vai trò của dinh dưỡng khoáng với quang hợp?
TL
- Nguyên tố khoáng tham gia thành phần cấu trúc bộ máy quang hợp
- Nguyên tố khoáng tham gia vào các hoạt động của bộ máy quang hợp
- Dinh dưỡng khoáng liên quan chặt chẽ tới cường độ và hiệu suất quang hợp

Câu 23: (T48 - SCB): Tại sao tăng diện tích lá làm tăng năng suất cây trồng?
T
rả lời:
Lá là cơ quan quang hợp. Trong lá có lục lạp với hệ sắc tố quang hợp hấp thụ nắng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đã được hấp thụ đến pha cố định C02 tạo vật chất hữu cơ cho cây. => tăng diện lích lá hấp thụ ánh sáng là tăng cường độ quang hợp dẫn đến tăng tích lũy chất hữu cơ trong cây. tăng năng suất cây trồng.

Câu 24: (T50 - SCB): Tại sao nói quang hợp quyết định năng suất cây trồng?. = (T45 - SNC)
TL

Vì QH quyết định 90 – 95% năng suất cây trồng

Câu 25: (T50 - SCB):Nêu các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng dựa trên những hiểu biết về quang hợp?.
TL

- Tăng cường độ và hiệu suất quang hợp bằng chọn giống, lai tạo giống mới có khả năng quang hợp cao.
- Điều khiển sự sinh trưởng của diện tích lá bằng các biện pháp kĩ thuật như: bón phân, tưới nước, mật độ gieo trồng hợp lí.
- Nâng cao hệ số hiệu quả quang hợp và hệ số kinh tế bằng chọn giống và các biện pháp kĩ thuật thích hợp. Giảm hô hấp sáng, tăng sự tích lũy chất hữu cơ vào cơ quan kinh tế.
- Tuyển chọn các giống cây trồng có thời gian sinh trưởng vừa phải hoặc trồng vào thời vụ thích hợp để cây trồng sử dụng được tối đa ánh sáng mặt trời cho quang hợp.
Câu 26: (T50 - SCB): Phân biệt năng suất sinh học với năng suất kinh tế?
TL

- Năng suất sinh học: là tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh trưởng
- Năng suất kinh tế: là một phần của năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan(hạt, củ, quả, lá..) chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người của từng loài cây.
 
Top Bottom