Một số bài tập khó:

N

nguyenanhtuan1110

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Lâu rồi ko post bài tập.
Câu 1: Tại sao tồn tại phân tử H5IO6 nhưng không tồn tại phân tử H5ClO6
Câu 2: tại sao ái lực e của F (3.58eV) lại nhỏ hơn của Cl(3.81eV).
Câu 3: Tại sao BF3 tồn tại nhưng ko tồn tại phân tử BH3
Câu 4: Tại sao O2 có tính thuận từ?
Câu 5: tạo sao góc hóa trị HPH trong PH3 (93.5 độ) nhỏ hơn góc hóa trị trong PHal3 ( khoảng 100 độ)
<Hal: halogen>
 
  • Like
Reactions: Nguyễn Linh_2006
G

giotletim

cái này chương trình nâng cao rồi anh Tuấn àh.h lo luyện thi ĐH nên nhìn ko muốn giải anh Tuấn ơi ^^
 
N

nguyenanhtuan1110

Anh đã đề trước là bài tập khó rồi mà.
Cái này dành cho thi học sinh giỏi thôi, đúng là ko thi đại học đâu.
 
K

kingvip

mấy cau nay` viết CTCT la` ra a` con` Ò co tinh thuan tu` thi` viết gian do` năng lượng MO la` thấy ro~ ấy ma`
 
P

phuongvd

nguyenanhtuan1110 said:
Lâu rồi ko post bài tập.
Câu 1: Tại sao tồn tại phân tử H5IO6 nhưng không tồn tại phân tử H5ClO6
Câu 2: tại sao ái lực e của F (3.58eV) lại nhỏ hơn của Cl(3.81eV).
Câu 3: Tại sao BF3 tồn tại nhưng ko tồn tại phân tử BH3
Câu 4: Tại sao O2 có tính thuận từ?
Câu 5: tạo sao góc hóa trị HPH trong PH3 (93.5 độ) nhỏ hơn góc hóa trị trong PHal3 ( khoảng 100 độ)
<Hal: halogen>

Hé hé xin trả lời như sau:
Câu 1: Không tồn tại phân tử H5ClO6 là vì Clo không có obitan f trống còn Iot thì có (viết ra thử xem nhé). VIết cấu tạo ra là rõ thui mà.
Câu 2: Tại vì nhiệt hidrat của Cl- âm hơn của F-
Câu 3: Trong BF3 thì Bo có số oxi hóa + 3 ứng với quá trình B-3e->B+3 (cấu hình của khí hiếm). CÒn trong BH3 Bo có số oxi hóa -3: B+3e->B-3 (không thể vì không đạt tới cấu hình bền của khí hiếm)
Câu 4: Bạn viết giản đồ MO của phân tử oxi ra thì sẽ thấy O2 có những 2 electron độc thân -> thuận từ.
Câu 5: Câu này trả lời theo sự tương tác giữa các liên kết. Trong PCl3 (chẳng hạn) các nguyên tử Cl lớn hơn H (trong PH3). Các nguyên tử ở cạnh nhau có xu hướng đẩy nhau. Do đó 2 nguyên tử Cl cạnh nhau đẩy mạnh hơn 2 nguyên tử H cạnh nhau. Do đó liên kết ClPCl sẽ có góc lớn hơn HPH.

Có ji sai xin mọi người chỉ dùm! >:)
 
N

nguyenanhtuan1110

phuongvd said:
Hé hé xin trả lời như sau:
Câu 1: Không tồn tại phân tử H5ClO6 là vì Clo không có obitan f trống còn Iot thì có (viết ra thử xem nhé). VIết cấu tạo ra là rõ thui mà.
Cl ko có AO d trống nhưng vẫn có AO d trống mà.

phuongvd said:
Câu 2: Tại vì nhiệt hidrat của Cl- âm hơn của F-
Cái này giải thích bằng nhiệt hidrat

phuongvd said:
Câu 3: Trong BF3 thì Bo có số oxi hóa + 3 ứng với quá trình B-3e->B+3 (cấu hình của khí hiếm). CÒn trong BH3 Bo có số oxi hóa -3: B+3e->B-3 (không thể vì không đạt tới cấu hình bền của khí hiếm)
Số OXH chỉ là điện tích giả định thôi, 2 hợp chất này đều là liên kết cộng hóa trị mà.
phuongvd said:
Câu 5: Câu này trả lời theo sự tương tác giữa các liên kết. Trong PCl3 (chẳng hạn) các nguyên tử Cl lớn hơn H (trong PH3). Các nguyên tử ở cạnh nhau có xu hướng đẩy nhau. Do đó 2 nguyên tử Cl cạnh nhau đẩy mạnh hơn 2 nguyên tử H cạnh nhau. Do đó liên kết ClPCl sẽ có góc lớn hơn HPH.
TRong phân tử PHal3 trạng thái lai hóa của P có xu hướng chuyển về lai hóa sp2 do có l/k cho nhận p cho d nên góc hóa trị lớn hơn
 
P

phuongvd

binhminhtheki said:
#:-S khó hiểu quá anh cứ giải thich đơn giản thôi[/list]
[/quote]
Cái này giành cho chương trình nâng cao hoặc chuyên mà. Đấy là cách giải thích đơn giản rùi mà. Cái này ko phải giành để thi đại học đâu.
 
P

phuongvd

binhminhtheki said:
#:-S khó hiểu quá anh cứ giải thich đơn giản thôi[/list]
[/quote]
Cái này giành cho chương trình nâng cao hoặc chuyên mà. Đấy là cách giải thích đơn giản rùi mà. Cái này ko phải giành để thi đại học đâu.
 
L

lamuramses_master

A

arxenlupin

sao lại hok
nhưng hok hiểu cái này thì liên quan gì đến O2 hay hok
vì cái này nói về chất từ hóa yếu mừ, nhưng cứ cho lên đây xem sao
tùy theo sự sắp xếp của các dọng điện trong phân tử mà có thể xảy ra 2 khả năng. một là từ trường của các dòng điện trong phân tử khử lẫn nhau hoàn toàn=>nghịch từ
hai là từ trường của các dòng điện trong phân tử khử lẫn nhau hok hoàn toàn=>thuận từ
 
L

lamuramses_master

Tính thuận từ của O2 là một điều cực kì quan trọng đấy. Yếu tố này chỉ có thể dùng lý thuyết obitan phân tử ( Molecular Orbital - MO ) mới có thể giải thích được ( cụ thể thế nào thì chắc mình cũng không nên nói sâu vào vấn đề này làm gì, thi HSG Quốc Gia vòng II hoặc Quốc Tế họa chăng mới có :D ) .
 
A

arxenlupin

lamuramses_master said:
Tính thuận từ của O2 là một điều cực kì quan trọng đấy. Yếu tố này chỉ có thể dùng lý thuyết obitan phân tử ( Molecular Orbital - MO ) mới có thể giải thích được ( cụ thể thế nào thì chắc mình cũng không nên nói sâu vào vấn đề này làm gì, thi HSG Quốc Gia vòng II hoặc Quốc Tế họa chăng mới có :D ) .
thế cái ni liên quan đến cái gì vậy
có giống với cái mà mình vừa mới nói ở trên hok, đồng chí
 
L

lamuramses_master

arxenlupin said:
lamuramses_master said:
Tính thuận từ của O2 là một điều cực kì quan trọng đấy. Yếu tố này chỉ có thể dùng lý thuyết obitan phân tử ( Molecular Orbital - MO ) mới có thể giải thích được ( cụ thể thế nào thì chắc mình cũng không nên nói sâu vào vấn đề này làm gì, thi HSG Quốc Gia vòng II hoặc Quốc Tế họa chăng mới có :D ) .
thế cái ni liên quan đến cái gì vậy
có giống với cái mà mình vừa mới nói ở trên hok, đồng chí
Trước đây với mô hình Lewis người ta có thể xác định được tương đối chính xác các tính chất của O2 tuy nhiên theo mô hình này thì O2 sẽ có tính nghịch từ trong khi thực nghiệm đã xác định được rằng O2 thuận từ --> Phải nhờ đến thuyết MO thôi :D
 
A

arxenlupin

lamuramses_master said:
arxenlupin said:
lamuramses_master said:
Tính thuận từ của O2 là một điều cực kì quan trọng đấy. Yếu tố này chỉ có thể dùng lý thuyết obitan phân tử ( Molecular Orbital - MO ) mới có thể giải thích được ( cụ thể thế nào thì chắc mình cũng không nên nói sâu vào vấn đề này làm gì, thi HSG Quốc Gia vòng II hoặc Quốc Tế họa chăng mới có :D ) .
thế cái ni liên quan đến cái gì vậy
có giống với cái mà mình vừa mới nói ở trên hok, đồng chí
Trước đây với mô hình Lewis người ta có thể xác định được tương đối chính xác các tính chất của O2 tuy nhiên theo mô hình này thì O2 sẽ có tính nghịch từ trong khi thực nghiệm đã xác định được rằng O2 thuận từ --> Phải nhờ đến thuyết MO thôi :D
hok hiểu gì cả
thuyết MO là gì
đồng chí nói rõ hơn cho mọi người cùng hiểu
 
L

lamuramses_master

Thì thế nên mình mới bảo là đừng nên nói sâu thêm về vấn đề này. Bởi lẽ thuyết MO là một lý thuyết rất phức tạp, muốn đọc được nó bạn phải có một lý thuyết Toán Cao Cấp tương đối tốt về các phần :
- Số phức .
- Định thức - Ma Trận - Phương trình Tuyến tính ...
- Nguyên hàm - Vi phân - Tích phân
- Lý thuyết Thống kê
... Trong các đề thi ở Việt Nam thì phương pháp MO hình như mới "xuất hiện" một lần trong đề thi chọn Đội tuyển Olympic Hóa học Quốc tế 2007 đi thi tại Nga.
Thế nên hoặc chúng ta chuyển hướng sang một chủ đề khác hoặc là kết thúc topic tại đây :-??
 
Top Bottom