Mọingười ơi giúp tui với

N

nguyenphuongthao28598

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

bài 1; phân tích nhân vật người cô của bé ônngf trong đoạn trích Trong lòng mẹ
bài 2; có ý kiến cho rằng đoạn trích tức nước vỡ bờ đã vạch trần bộ mặt tàn ác bất nhân của thực nhân phong kiến đồng thời xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào bước đường cơ cực ko nối thoát khiến họ liều mình cự lại. Đoạn trích còn cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của người phự nữ nông dân vừa giàu tình yêu thương vừa tiềm tàng sự mạnh mẽ qua đoạn trích em hãy chứng minh ý kiến trên

MỌI NGƯỜI ƠI NHANH LÊ/:)N HỘ MÌNH NHÉ VÀI HÔM NŨA LÀ KIỂM TRA HỌC KÌ RÙI AI LÀM ĐƯỢC MÌNH THANK NHIỀU
 
H

hnnhuquynh

1. Cậu bé Hồng trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng quả thật có một tuổi thơ cay đắng và bất hạnh .Chú sống giữa sự hắt hủi của bà cô độc ác, nghe những lời cay độc,gièm pha mẹ mình.Những dấu ấn thành kiến của xã hội cay nghiệt in đậm trong tâm hồn non nớt,khiến chú bé có những suy nghĩ lớn hơn tuổi,nhưng chú vẫn yêu mẹ,hiểu mẹ mình,bằng một tình yêu mãnh liệt,bằng một nỗi khao khát trẻ thơ.Đọc đọan trích , ta không khỏi xúc động trước những giọt nước mắt của Hồng,trước những tâm sự đè nén trong lòng chú bé.Trước những lời độc ác của bà cô,chú chỉ im lặng,mà khóc,mà chịu đựng .Điều đó cho thấy con người chú bé mạnh mẽ đến nhường nào , nó còn thể hiện qua thái độ căm giận của Hồng trước những cổ tục phong kiến : "Giá những cổ tục ấy là hòn bi hay đầu mẩu gỗ ,tôi quyết vồ lấy mà cắn,mà nhai,mà nghiến cho kì nát vụn mới thôi."
Tâm hồn trẻ thơ thánh thiện ấy đáng quí biết dường nào! Vẫn là một đứa trẻ vô tư, nhưng bé Hồng đã già trước tuổi khi biết căm tức thành kiến tàn ác, quyết tâm bảo vệ mẹ đến cùng, cố chống lại sự xạm nhập của những tư tưởng xấu xa. Nhưng trong những hành động ấy là cả một tâm hồn hiếu thảo có sự đứng đắn của người đàn ông thực thụ muốn che chở cho người mình yêu thương và cả sự dễ thương của tâm hồn thơ trẻ không muốn cho ai bắt nạt mẹ mình.
Khi ở trong lòng mẹ,chú bé lại trở lại là một đứa trẻ nhỏ bé và yếu đuối ,một tâm hồn trẻ thơ khao khát tìonh mẹ .Chú yêu mẹ biết nhường nào ! Những giọt nước mắt khi gặp lại mẹ là những giọt nước mắt vừa tủi thân ,lại vừa hạnh phúc.Chú bé Hồng quả thật đã để lại cho người đọc những giá trị nhân văn sâu sắc giữa tình cảnh khắc nghiệt của xã hội thời bấy giờ,là hiện thân cho những trang viết giàu cảm xúc khiến người đọc trào nước mắt của Nguyên Hồng.
 
H

huck

Bạn có thể tham khảo bài văn sau:
Câu 1:
Nguyên Hồng viết nhiều về phụ nữ,những người cùng khổ gần gũi quanh ông,những người mà ông yêu thương với trái tim đằm thăm chân thành.Người phụ nữ trong văn của Nguyên Hồng dù là nhân vật chính diện hay phản diện đều được thể hiện khá tinh tế và giàu cá tính.Không ít trong số họ đã trở thành những điển hình văn học thật thụ.Một trong số đó là nhân vật bà cô trong đoạn Trong lòng mẹ trích từ tập hồi ký Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng.

Nhân vật bà cô xuất hiện trong đoạn trích không đầy hai trang giấy mà ấn tượng để lại trong lòng người đọc thật khó phai mờ.Đọc xong đoạn trích ta nghiệm lại mới thấy câu nói “giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng” của các cụ ta xưa sâu sắc biết bao.Dẫu cùng chung “giọt máu đào” nhưng cái lòng đố kỵ và tàn nhẫn của bà cô đã khiến chú bé Hồng cứ phải chiến đấu liên tục với những đợt sóng trào để bảo vệ tình yêu thương với mẹ.

Đợt sóng ấy bắt đầu nổi lên tưởng rất hiền hòa.Bà cô đến bên Hồng tươi cười và ân cần lắm:

-Hồng!Mày có muốn vào Thanh Hóa chơi với ****** không?

Oâi!Câu nói ấy trong lúc này cần với chú bé biết bao.Giá như đó là một lời chia sẻ thật lòng.Nhưng Hồng ngay lập tức nhận ra “những ý nghĩa cay độc trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô”.Vậy là cái sự giả dối của người cô chẳng thể giấu nổi một đôi mắt ngây thơ.ĐÓ là sự giả dối đã thành quen,bởi “nhắc đến mẹ tôi,cô tôi chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ”.Vậy ra bà cô là hiện thân của lòng đố kị,của sự thành kiến tàn ác.

Bà cô tiếp,vẫn giọng ngọt ngào đầy giả tạo: “Sai lại không vào?Mợ mày phát tài lắm,có như dạo trước đâu!”.Toàn bộ câu nói bị khựng lại và dằn mặt lên trong hai chữ “phát tài”.Bà cô thừa biết mẹ Hồng đang phải sống lay lắt ở que người.Một người đàn bà góa chồng,nợ nần nhiều quá phải bỏ cả con cái đi tha hương cầu thực.Ngần ấy lý do đã đủ để ta hinh dung ra một cuộc đời phiêu bạc.Thế mà người cô lại nhấn vào hai chữ “phát tài”.Câu nói có khác gì lưỡi dao cứa vào vết thương đang rỉ máu của bé Hồng.Tình thương mẹ của con đang bị bà cô cố tính chia cắt.Nhưng sự tàn nhẫn của nhân vật bà cô không dừng ở đó.Biết Hồng rất thương yêu và cũng khát khao tình thương của mẹ,người cô chọn một lời cay độc khác: “Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ”.Lần này Hồng thấy đau nhói,chẳng lẽ mẹ mình lại đổ đốn ư?Mẹ còn chưa đoạn tang thầy mà?Tôi tin chắc lúc này nếu nhìn mặt bà cô,ta sẽ thấy một cười mãn nguyện.Nụ cươi của một người phụ nữ không có một chút tình thương.Nụ cười được xây lên từ nỗi đau của cậu cháu mình.

Đến đây tưởng như trò đùa quái ác của bà cô đã quá đà.Nhưng không!Người cô tàn ác vẫn cho như thế là chưa đủ,chưa thỏa mãn.Vẫn thấy cần phải đưa thêm nhiều nguyên do nữa để cái thông tin của mình thuyết phục hơn.Từ đó mà làm cho cậu cháu đau đớn hơn: “Có một bà họ nội xa vào trong ấy cân gạo về bán.Bà ta một hôm đi chợ thấy mẹ tôi…thì mẹ tôi quay đi,lấy nón che”.Câu nói vô tình cay nghiệt của bà cô khiến bé Hồng “nghẹn ứ khóc không ra tiếng”.Nhưng cái bà cô vô hồn đến tàn nhẫn kia vẫn cứ thản nhiên tiếp tục khoét vào nỗi đau của một tâm hồn non nớt và thơ bé.Sự dồn nén đến nghẹn thở của bà cô khiến bé Hồng chỉ còn biết nghẹn ngào câm lặng.

Chỉ bằng vài nét bút,không đặc tả,chỉ thiên về đối thoại thế nhưng tác giả đã xây dựng được một nhân vật rất điển hình,người cô lạnh lùng và tàn nhẫn.Đó cũng là hiện thân của cái nhìn đầy thành kiến đối với người phụ nữ góa chồng nhưng luôn khát khao tình yêu thương và hạnh phúc ngày xưa.


(Sưu tầm)

Câu 2:
Bạn phải phân tích được nhân vật chị Dậu qua từng thời điểm, hành động, lời nói,...để làm rõ được tính cách, diễn biến tâm lí của chị.

Chúc bạn làm bài tốt!
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom