Vật lí [Lý 12] Công thức và bài toán điển hình

T

tahoangthaovy

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

CHƯƠNG I: DAO ĐỘNG CƠ
I. DAO ĐỘNG ĐIỀU HOÀ


1. P.trình dao động : x = Acos([tex]\omega[/tex]t + [tex]\varphi[/tex])
2. Vận tốc tức thời : v = -[tex]\omega[/tex]Asin([tex]\omega[/tex]t + [tex]\varphi[/tex])
3. Gia tốc tức thời : a = -[tex]\omega^2[/tex]Acos([tex]\omega[/tex]t + [tex]\varphi[/tex]) = -[tex]\omega^2[/tex]x . [TEX]\vec a[/TEX] luôn hướng về vị trí cân bằng
4.
  • Vật ở VTCB : x = 0; [TEX]|v|max = \omega A[/TEX]; [TEX]|a|min = 0[/TEX]
  • Vật ở biên : x = ±A; [TEX]|v|min = 0[/TEX]; [TEX]|a|max[/TEX] = [tex]\omega^2[/tex]A
5. Hệ thức độc lập:

  • [TEX]A^2= x^2 + \frac{v^2}{\omega^2}[/TEX]
  • [TEX]v^2 + \frac{a^2}{\omega^2} = \omega^2A^2[/TEX]

6. Cơ năng:
  • [TEX]W_d + W_t =[/TEX] [TEX]\frac{1}{2}m\omega^2A^2[/TEX]
  • [TEX] W_d = \frac{1}{2}mv^2 = \frac{1}{2}m\omega^2A^2sin^2(\omega t + \varphi)= Wsin^2(\omega t + \varphi)[/TEX]
  • [TEX] W_t = \frac{1}{2} m\omega^2 x^2 = \frac{1}{2}m\omega^2A^2cos^2(\omega t + \varphi)= Wcos^2(\omega t + \varphi) [/TEX]

7. Dao động điều hoà có tần số góc là [TEX]\omega[/TEX], tần số f, chu kỳ T. Thì động năng và thế năng biến thiên với tần số góc 2[TEX]\omega[/TEX], tần số 2f, chu kỳ T/2.

8. Tỉ số giữa động năng và thế năng: [TEX]\frac{E_d}{E_t} = \frac{A^2}{x^2} -1[/TEX]
9. Vận tốc, vị trí vật tại đó:
  • Động năng = n lần thế năng :[TEX]v = \pm \omega A \sqrt{\frac{n}{n+1}} \Rightarrow x = \pm \frac{A}{\sqrt{n+1}}[/TEX]
  • Thế năng = n lần động năng: [TEX]v= \pm \frac{\omega A}{\sqrt{n+1}}[/TEX] \Rightarrow [TEX]v = \pm A \sqrt{\frac{n}{n+1}}[/TEX]

10. Khoảng thời gian ngắn nhất để vật đi từ vị trí có li độ x1 đến x2
[tex]\large\Delta[/tex] t [TEX]= \frac{\large\Delta\varphi }{\omega} = \frac{|\varphi _2 - \varphi _1|}{\omega}[/TEX]
với [tex]\left\{ \begin{array}{l} cos \varphi _1 = \frac{x_1}{A} \\ cos \varphi _2 = \frac{x_2}{A} \end{array} \right.[/tex] và [TEX]0 \leq \varphi_1 , \varphi_2 \leq \Pi )[/TEX]

11. Chiều dài quỹ đạo: L= 2A
12. Quãng đường đi trong 1 chu kỳ luôn là 4A; trong 1/2 chu kỳ luôn là 2A
13. Quãng đường vật đi được từ thời điểm t1 đến t2.

Phân tích: [TEX] t_2 - t_1 = nT[/TEX] + [tex]\large\Delta[/tex] t ([TEX]n \in N[/TEX]; 0 \leq [tex]\large\Delta[/tex]t < T)
  • -Quãng đường đi được trong thời gian nT là[TEX] S_1 = 4nA[/TEX]
  • -Trong thời gian [tex]\large\Delta[/tex]t là [TEX] S_2[/TEX].
  • Quãng đường tổng cộng là [TEX]S = S_1 + S_2[/TEX]
Lưu ý:
  • Nếu [tex]\large\Delta[/tex]t = T/2 thì [TEX]S_2 = 2A[/TEX]
  • Tính [TEX]S_2[/TEX] bằng cách định vị trí x1, x2 và vẽ vòng tròn mối quan hệ
  • Tốc độ trung bình của vật đi từ thời điểm t1 đến t2:[TEX] v_tb = \frac{S}{t_2 -t_1} [/TEX]

14. Bài toán tính quãng đường lớn nhất và nhỏ nhất vật đi được trong khoảng thời gian 0 < [tex]\large\Delta[/tex]t < T/2.

- Vật có vận tốc lớn nhất khi qua VTCB, nhỏ nhất khi qua vị trí biên nên trong cùng một khoảng thời gian quãng đường đi được càng lớn khi vật ở càng gần VTCBcàng nhỏ khi càng gần vị trí biên.

- Sử dụng mối liên hệ giữa dao động điều hoà và chuyển đường tròn đều.
  • Góc quét [tex]\large\Delta \varphi = \omega \large\Delta t[/tex]
  • Quãng đường lớn nhất khi vật đi từ M1 đến M2 đối xứng qua trục sin : [tex]Smax = 2ASin \frac{\large\Delta \varphi}{2}[/TEX]
  • Quãng đường nhỏ nhất khi vật đi từ M1 đến M2 đối xứng qua trục cos [tex]Smin = 2A (1- cos \frac{\large\Delta \varphi}{2})[/TEX]

Lưu ý:
  • Trong trường hợp [tex]\large\Delta[/tex]t > T/2
    Tách[TEX] \large\Delta = \frac{nT}{2} + \large\Delta t'[/TEX] (trong đó [TEX]n \in N* ; 0 < \large\Delta t' < T/2[/TEX])
    Trong thời gian [TEX]n\frac{T}{2}[/TEX] , quãng đường luôn là n2A
    Trong thời gian [tex]\large\Delta[/tex]t’ thì quãng đường lớn nhất, nhỏ nhất tính như trên.
  • Tốc độ trung bình lớn nhất và nhỏ nhất của trong khoảng thời gian [tex]\large\Delta[/tex]t: [TEX]Vtbmax = \frac{Smax}{\large\Delta t}[/tex] và [tex]Vtbmin = \frac{Smin}{\large\Delta t}[/TEX]

với SMax; SMin tính như trên.

14. Các bước lập phương trình dao động dao động điều hoà:
* Tính [TEX]\omega[/TEX]
* Tính A dựa vào phương trình độc lập
* Tính[TEX] \varphi[/TEX] dựa vào điều kiện đầu và vẽ vòng tròn:
thường[TEX] t_0=0 [/TEX] :
[TEX]\left{\begin{x = Acos(\omega t + \varphi)}\\{ v = -\omega Asin(\omega t + \varphi)} [/TEX] \Rightarrow [TEX]\varphi[/TEX]

Lưu ý:
  • Vật chuyển động theo chiều dương thì v > 0, ngược lại v < 0
  • Trước khi tính cần xác định rõ [TEX]\varphi[/TEX] thuộc góc phần tư thứ mấy của đường tròn lượng giác (thường lấy -π < [TEX]\varphi[/TEX] ≤ π)

15. Các bước giải bài toán tính thời điểm vật đi qua vị trí đã biết x (hoặc v, a, Wt, Wđ, F) lần thứ n

  • Xác định[TEX] M_0 [/TEX]dựa vào pha ban đầu
  • Xác định M dựa vào x (hoặc v, a, Wt, Wđ, F)
  • Áp dụng công thức [TEX]t = \frac{\large\Delta \varphi}{\omega} [/TEX](với [TEX]\varphi = \{M_oOM}[/TEX] )\
  • Giải phương trình lượng giác lấy các nghiệm của t (Với t > 0 \Rightarrow phạm vi giá trị của k )
* Liệt kê n nghiệm đầu tiên (thường n nhỏ)
* Thời điểm thứ n chính là giá trị lớn thứ n

Lưu ý: Đề ra thường cho giá trị n nhỏ, còn nếu n lớn thì tìm quy luật để suy ra nghiệm thứ n
+ Có thể giải bài toán bằng cách sử dụng mối liên hệ giữa dao động điều hoà và chuyển động tròn đều

16. Các bước giải bài toán tìm li độ, vận tốc dao động sau (trước) thời điểm t một khoảng thời gian [TEX]\large\Delta [/TEX]t.

* Xác định góc quét [TEX]\varphi[/TEX] trong khoảng thời gian [TEX]\large\Delta [/TEX]t:
* Từ vị trí ban đầu ([TEX]OM_1[/TEX]) quét bán kính một góc lùi (tiến) một góc [TEX]\large\Delta \varphi [/TEX] , từ đó xác định [TEX]M_2[/TEX] rồi chiếu lên Ox xác định x

17. Các bước giải bài toán tìm số lần vật đi qua vị trí đã biết x (hoặc v, a, Wt, Wđ, F) từ thời điểm t1 đến t2.

* Giải phương trình lượng giác được các nghiệm
* Từ t1 < t ≤ t2 \Rightarrow Phạm vi giá trị của k (Với[TEX] k \in Z[/TEX])
* Tổng số giá trị của k chính là số lần vật đi qua vị trí đó.

Lưu ý:
+ Có thể giải bài toán bằng cách sử dụng mối liên hệ giữa dao động điều hoà và chuyển động tròn đều.
+ Trong mỗi chu kỳ (mỗi dao động) vật qua mỗi vị trí biên 1 lần còn các vị trí khác 2 lần.

18. Các bước giải bài toán tìm li độ, vận tốc dao động sau (trước) thời điểm t một khoảng thời gian [TEX]\large\Delta[/TEX]t.
Biết tại thời điểm t vật có li độ[TEX] x = x_0[/TEX].
  • * Từ phương trình dao động điều hoà: [TEX]x = Acos(\omega t + \varphi[/TEX]) cho [TEX]x = x_0[/TEX]
Lấy nghiệm [TEX]\omega t + \varphi = \alpha [/TEX] với [TEX]0 \leq \alpha \leq \pi[/TEX] ứng với x đang giảm (vật chuyển động theo chiều âm vì v < 0)
hoặc [TEX]\omega t + \varphi = - \alpha [/TEX] ứng với x đang tăng (vật chuyển động theo chiều dương)
  • * Li độ và vận tốc dao động sau (trước) thời điểm đó [TEX]\large\Delta t[/TEX]giây là
[TEX]\left{\begin{x = Acos(\pm \omega \large\Delta t + \alpha) }\\{v = -\omega Asin(\pm \omega \large\Delta t + \alpha}) [/TEX]
hoặc [TEX]\left{\begin{x = Acos(\pm \omega \large\Delta t - \alpha) }\\{v = -\omega Asin(\pm \omega \large\Delta t - \alpha}) [/TEX]

19. Dao động có phương trình đặc biệt:

  • - [TEX]x = a \pm Acos(\omega t + \varphi)[/TEX] với a = const
  • Biên độ là A, tần số góc là [TEX]\omega[/TEX], pha ban đầu [TEX]\varphi[/TEX]
  • x là toạ độ, [TEX]x_0 = Acos(\omega t + \varphi)[/TEX] là li độ.
  • Toạ độ vị trí cân bằng x = a, toạ độ vị trí biên[TEX] x = a \pm A[/TEX]
  • Vận tốc [TEX]v = x' = x_0'[/TEX] , gia tốc [TEX]a = v' = x" = x_0"[/TEX]
  • Hệ thức độc lập: [TEX]a = -\omega ^2 x_0[/TEX]
- [TEX]x = a \pm Acos^2(\omega t + \varphi)[/TEX] (ta hạ bậc)
Biên độ A/2; tần số góc[TEX] 2\omega[/TEX], pha ban đầu [TEX]2\varphi[/TEX].



(Còn tiếp)

Tổng hợp bởi Tạ Hoàng Thảo Vy.​
 
T

thuong0504

Hết rồi à chị?

_____________________________________________________________________________________________
 
U

upandup

Đại cương về dao động điều hoà -

[YOUTUBE]DVAweEO7mhM[/YOUTUBE]
. .
[YOUTUBE]9BEexi4DoZc[/YOUTUBE]

Phong cách giảng nhanh, cuốn hút, ...
Hiện tại em học mấy Video Toán của thầy mà thấy rất khoái :D
 
Last edited by a moderator:
T

thuong0504

Topic vắng rồi chị ơi?

Chị cho kiến thức mới or gửi bài tập, phương pháp giải,.....vv......... đi ạ!

.......................................................................................................................................................................
 
T

tahoangthaovy

10553528_254873578046014_4106342376842191267_n.jpg


10492421_254873594712679_823287503325703668_n.jpg


10487300_254873588046013_5781799215567531079_n.jpg


10534077_254873591379346_214708410467496709_n.jpg
 
H

hoatraxanh24

Post vài bài tập vận dụng nha!
Bài 1: Một chất điểm dao động điều hòa theo trục Ox với phương trình [TEX]x=6cos(5 \pi t - \frac{\pi}{3}) cm,s[/TEX]. Tính từ thời điểm t = 0, khoảng thời gian đến khi chất điểm đi qua vị trí có li độ [TEX]3 \sqrt{3}cm[/TEX] theo chiều âm lần thứ [TEX]2014[/TEX] là
A. 402,6s
B. 805,5s
C. 402,5s
D.805,3s
Bài 2: Một CLLX treo thẳng đứng gồm vật nặng [TEX]m = 200g[/TEX] lò xo có độ cứng [TEX] k =50N/m[/TEX]. Từ VTCB kéo vật xuống dưới đến vị trí lò xo dãn 12cm rồi thả nhẹ cho vật dao động. Lấy [TEX] \pi^2 =10; g=1=m/s^2[/TEX]. Khoảng thời gian nhỏ nhất giữa hai lần liên tiếp lực đàn hồi bằng không là
A. [TEX] \frac{1}{10} s[/TEX]
B.[TEX] \frac{1}{15} s[/TEX]
C.[TEX] \frac{2}{15} s[/TEX]
D.[TEX] \frac{4}{15} s[/TEX]
Bài 3: Một chất điểm dao động điều hòa với chu kì là T. Tốc độ trung bình lớn nhất của chất điểm trong thời gian T/6 là v. Tộc độ cực đại của vật là
A. [TEX] \frac{2 \pi v}{3}[/TEX]
B.[TEX] \frac{ \pi v}{2}[/TEX]
C.[TEX] \frac{3 \pi v}{4}[/TEX]
D.[TEX] \frac{ \pi v}{3}[/TEX]
Bài 4: Một CLLX gồm vật nặng và lò xo có độ cứng là [TEX]k=50N/m[/TEX] dao động theo phương thẳng đứng với biện độ 2cm, tần số góc [TEX] \omega = 10 \sqrt{5}[/TEX], lấy [TEX]g =10m/s^2[/TEX]. Trong 1 chu kì dao động, thời gian lực đàn hồi của lò xo có độ lớn không vượt quá 1,5N là
A. [TEX] \frac{\pi}{15 \sqrt{5}}s[/TEX]
B. [TEX] \frac{\pi}{60 \sqrt{5}}s[/TEX]
C. [TEX] \frac{\pi}{30 \sqrt{5}}s[/TEX]
D.[TEX] \frac{2 \pi}{15 \sqrt{5}}s[/TEX]
 
M

mua_sao_bang_98

Post vài bài tập vận dụng nha!
Bài 1: Một chất điểm dao động điều hòa theo trục Ox với phương trình [TEX]x=6cos(5 \pi t - \frac{\pi}{3}) cm,s[/TEX]. Tính từ thời điểm t = 0, khoảng thời gian đến khi chất điểm đi qua vị trí có li độ [TEX]3 \sqrt{3}cm[/TEX] theo chiều âm lần thứ [TEX]2014[/TEX] là
A. 402,6s
B. 805,5s
C. 402,5s
D.805,3s

$t=\frac{2014}{2}.T=\frac{2014}{2}.\frac{2\pi}{5\pi}=402,8s$
 
H

hoatraxanh24

cảm ơn em đã làm bài tập nhưng bài em giải thiếu chính xác rồi, em xem lại đi nhé!
 
Top Bottom