Văn 9 Luyện Đề TS Lớp 10

Xuân Mai 2403

Học sinh mới
Thành viên
8 Tháng năm 2018
20
11
6
21
Đồng Nai
THCS Lý Tự Trọng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Phần Đọc - Hiểu
Câu I:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?

Buôn trông ngọn nước mới sa.
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
Buồn trỏng nội cỏ rầu rầu.
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiêng sóng kêu quanh ghế ngồi.
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
a. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào ?
b. Giải thích nghĩa của từ duềnh trong câu thơ Buồn trông gió cuốn mặt duềnh.
c. Xác định và nhận xét cách dùng điệp ngữ cùa Nguyễn Du trong đoạn thơ trên.
d. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.

Câu 2:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
"Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con"
1, Đoạn thơ trích trong bài thơ nào? Của ai?
2, Đoạn thơ sáng tác theo thể thơ nào?
3, Chỉ ra hai biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ trên?
4, Em hiểu như thế nào về hai câu thơ:
"Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”


Câu 3:
Đọc kĩ văn bản và thực hiện các yêu cầu bân dưới:
(1) Đồng bằng sông Cứu Long là nơi sinh sống của khoáng 18 triệu người. Đây là vùng canh tác nông nghiệp lớn nhất nước ta. Tuy nhiên, tình trạng biến đổi khí hậu ngày một gia tăng, cùng với sự can thiệp quá mức của con người vào thiên nhiên nên hiện tượng sạt lở bờ sông và bờ biểnđã và đang là vấn đề bức xúc hiện nay. Do đó, toàn vùng cần sớm có những giải pháp hữu hiệu để khắc phục.
(2) An Giang được đánh giá là một trong những địa phương bị ánh hường nghiêm trọng nhất. Cụ thể : năm 2010 sạt lở đoạn quốc lộ 91 qua xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú ; năm 2012 sạt lở tại phường Bình Đức, thành phố Long Xuyên ; năm 2014 sạt lở tại phường Long Châu, thị xã Tân Châu. Mới đây, tháng 4 năm 2017, sạt lở nghiêm trọng tai sông Vàm Nao xã Mỹ Hội Đóng, huyện Chợ Mới với chiều dài 70m, nhấn chìm 18 căn nhà, 91 căn nhà bị ánh hưởng phái di dời, cắt đứt tuyến giao thông liên xã,... Hiện nay, Sở Tài nguyên và Mõi trường tỉnh An Giang cho bìết có 51 đoạn nằm trong nguy cơ sạt lở tiếp.
(3) Qua kết quá kháo sát của các nhà khoa học, tình trạng sạt lở là do các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông, hiện tượng thay đổi dòng chảy, tình trạng phát triển đê bao, nuôi trồng thủy sản, các cổng trình trái phép lấn chiếm mặt sông,... Đặc biệt hoạt động khai thác cát ồ ạt, bừa bãi làm thay đồi dòng chảy và gây ra sạt lở bờ sông, ảnh hướng đến đời sống của người dân.
(Theo Văn Hào, TTXVN, đăng trên baotintuc.vn ngày 28/5/2017)
Câu 1. Xác định từ láy, từ ghép trong các từ được gạch dưới trong văn bản trên.
Câu 2. Xác đjnh tên cụm từ, phần phụ trước - phần trung tâm - phần phụ sau của cụm từ : “các đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mê Kông".
Câu 3. Tìm các từ thuộc một trường từ vựng và đặt tên cho trường từ vựng đó trong đoạn [2]
Câu 4. Để khắc phục tình trạng sạt lờ bờ sông, theo em cần sớm có những giải pháp gì ? Trình bày thà

Giải bài dưới phần trả lời luôn nhé các bạn.
 

Xuân Mai 2403

Học sinh mới
Thành viên
8 Tháng năm 2018
20
11
6
21
Đồng Nai
THCS Lý Tự Trọng
Phần Nghị Luận
Câu 1: Cảm nhận của em về vẻ đẹp của con người lao động qua nhân vật anh thanh niên làm công tác khí tượng trong truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long (SGK Ngữ văn 9. Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam)


Câu 2:
Vẫn còn bao nhiêu nắng
Đã với dần cơn mưa
Sấm cũng bớt bất ngờ
Trên hàng cây đứng tuổi.

(Sang thu – Hữu Thỉnh)
Hãy nêu ngắn gon cảm nghĩ của em về đoạn thơ trên.



Câu 3: Viết một đoạn văn nghị luận từ 10 đến 15 câu trình bày suy nghĩ của em về tính trung thực của con người.


Câu 4: Hãy viết một đoạn văn nghị luận từ 12 đến 15 câu trình bày suy nghĩ của em về tình mẫu tử dưa trên hình ảnh trong các tác phẩm em đã học
 
  • Like
Reactions: Bonechimte

phong kỳ

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng tư 2017
48
20
54
20
Hà Nội
Phần Đọc - Hiểu
Câu I:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu bên dưới:
Buồn trông cửa bể chiều hôm,
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa ?
Buôn trông ngọn nước mới sa.
Hoa trôi man mác biết là về đâu ?
Buồn trỏng nội cỏ rầu rầu.
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.
Buồn trông gió cuốn mặt duềnh
Ầm ầm tiêng sóng kêu quanh ghế ngồi.
(Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
a. Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào ?
b. Giải thích nghĩa của từ duềnh trong câu thơ Buồn trông gió cuốn mặt duềnh.
c. Xác định và nhận xét cách dùng điệp ngữ cùa Nguyễn Du trong đoạn thơ trên.
d. Nêu nội dung chính của đoạn thơ trên.


a.thơ lục bát
b.duềnh (cũng gọi là doành):vụng (vũng) sông hoặc vụng biển
c.điệp ngữ buồn trông
--->diễn tả nỗi buồn dằng dặc như những lớp sóng trào đang dồn dập,tới tấp xô đến cuộc đời kiều
d.ND tâm trạng đau buồn,lo âu của kiều qua cách nhìn cảnh vật
 

phong kỳ

Học sinh chăm học
Thành viên
1 Tháng tư 2017
48
20
54
20
Hà Nội
Phần Đọc - Hiểu
Câu 2:
Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
"Dù ở gần con
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con
Cò mãi yêu con
Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con"
1, Đoạn thơ trích trong bài thơ nào? Của ai?
2, Đoạn thơ sáng tác theo thể thơ nào?
3, Chỉ ra hai biện pháp nghệ thuật sử dụng trong đoạn thơ trên?
4, Em hiểu như thế nào về hai câu thơ:
"Con dù lớn vẫn là con của mẹ
Đi hết đời lòng mẹ vẫn theo con”




1.con cò của Chế Lan Viên
2.thơ tự do
3.phếp đối nghĩa "lên rừng xuống bể"
điệp từ "dù"
4.tấm lòng người mẹ,hình ảnh người mẹ lặn lội lên rừng xuống bể để tìm con và khi tìm thấy rồi vòng tay của mẹ giang rộng ôm đứa con yêu vào lòng biết bao hạnh phúc
 
  • Like
Reactions: Xuân Mai 2403

Xuân Mai 2403

Học sinh mới
Thành viên
8 Tháng năm 2018
20
11
6
21
Đồng Nai
THCS Lý Tự Trọng
Nội dung của đoạn thơ này còn gợi lên số phận tương lai của Kiều bấp bênh và sóng gió
 
  • Like
Reactions: phong kỳ

Xuân Mai 2403

Học sinh mới
Thành viên
8 Tháng năm 2018
20
11
6
21
Đồng Nai
THCS Lý Tự Trọng
Biện pháp nghệ thuật của câu 2 cũng có thể là :
Điệp ngữ: “cò” “con” và “mẹ”
=>> Nhấn mạnh mối quan hệ sâu sắc, máu mủ của mẹ con cò
Ẩn dụ: “lên rừng xuống bể” chỉ sự gian khổ, khó khăn vất vả (ý cả câu: dù con ở xa hay gần có vất vả bao nhiêu mẹ sẽ đi tìm và mãi yêu con)
 
Top Bottom