Văn [lớp 9]thơ hiện đại

Vinh Tino (tông sư)

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng sáu 2017
157
167
69
21
Nam Định
thcs yên hưng
  • Like
Reactions: nguyenvuyn

haiyen10602

Học sinh
Thành viên
21 Tháng chín 2017
106
143
46
Hà Nam
NEU (Dream)
Gợi ý:
- Ẩn dụ "mặt trời". Trong đoạn thơ có 2 từ "mặt trời":
+ "Mặt trời" (1): mặt trời của thiên nhiên, đem lại ánh sáng cho nhân loại.
+ "Mặt trời" (2): mặt trời được ẩn dụ chỉ Bác Hồ => Bác là hơi ấm, là ánh sáng soi rọi đường đi cho dân tộc Việt Nam.
- Điệp "ngày ngày": tình cảm cùa con người dành cho Bác Hồ luôn tràn đầy, luôn vẹn nguyên, mãi không phai tàn, sống theo năm tháng.
- Ẩn dụ "tràng hoa": chỉ dòng người đi viếng Bác. Hoa là nét đẹp tinh túy của thiên nhiên => Con người kết thành tràng hoa, tức mỗi người mang tâm hồn đẹp như những bông hoa, đến báo cho Bác những việc tốt đã làm.

P/s: Mình chỉ nhớ có vậy thôi. Nếu có thiếu bạn thông cảm nhé.
 
  • Like
Reactions: Kirigaya Kazuto.

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
- Hình ảnh sóng đôi:
+ Mặt trời trên lăng: mặt trời của tự nhiên vũ trụ, đem ánh sáng và sự sống đến cho muôn vật, muôn loài.
+ Mặt trời trong lăng: ẩn dụ cho Bác Hồ. Bác chính là mặt trời giúp dân tộc thoát khỏi nô lệ, khổ đau.
-> Tình cảm tôn kính, biết ơn của nhà thơ và cả dân tộc đối với Bác, đồng thời ca ngợi tầm vóc vĩ đại của Người.
- Hình ảnh " dòng người" đi liền với điệp từ "ngày ngày" -> tả thực dòng người hằng ngày vào lăng viếng Bác nối tiếp không dứt, đồng thời gợi thời gian vô tận, tình cảm sâu sắc vô biên của toàn dân tộc dành cho bác.
Hình ảnh "dòng người" + " đi trong thương nhớ -> Nỗi nhớ những lớn lao của thế hệ Việt Nam trong giây phút vào lăng viếng Bác.
- Hình ảnh ẩn dụ "tràng hoa" là hình ảnh được kết từ hàng vạn trái tim, tấm lòng của con người Việt Nam. Mỗi người là một bông hoa. Bông hoa ấy đã nở dưới ánh sáng của Người.
- Hoán dụ "bảy mươi chín mùa xuân" _79 năm cuộc đời của Người_ 79 mùa xuân cống hiến không mệt mỏi.
-> Khổ thơ là nỗi tiếc thương, lòng biết ơn sâu nặng của nhà thơ trước công lao của Bác

Mình chỉ có vậy thôi, cậu thậm khảo nha
 

ledoanphuonguyen

Học sinh tiến bộ
Thành viên
5 Tháng năm 2017
1,986
1,515
294
Mặt trời lên cao dần và hình ảnh mặt trời lại gợi trong tác giả những liên tưởng mới:
Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ.

Mặt trời thiên nhiên theo quy luật của nó, vận hành trong vũ trụ, ngày ngày đi qua trên lăng và thấy một mặt trời khác trong lăng rất đỏ. Mặt trời trong lăng là ẩn dụ chỉ Bác Hồ. Mặt trời thiên nhiên thì đem lại ánh sáng, ban ngày, sự sống: Còn mặt trời Bác cũng là ánh sáng soi đường, đem lại cuộc sống hạnh phúc ấm no. Chi tiết đặc tả “rất đỏ” gợi trái tim đầy nhiệt huyết vì Tố quốc, vì nhân dân, trái tim yêu thương vô hạn của Bác. Mặt trời Bác mãi tỏa sáng, tỏa ấm, tỏa thắm cho đời. Màu đỏ ấy làm ấm lại cả khung cảnh thương đau. Nhiều người đã ví Bác như mặt trời (Người rực rỡ một mặt trời cách mạng Tố Hữu), đặt mặt trời Bác sóng đôi và trường tồn cùng mặt trời thiên nhiên là sáng tạo riêng của Viễn Phương. Cách nói đó vừa ngợi ca sự vĩ đại, bất tử của Bác vừa thể hiện sự tôn kính, ngưỡng mộ, biết ơn đối với Bác.
Hình ảnh dòng người xếp hàng vào lăng viếng Bác cũng gợi bao xúc động trong lòng nhà thơ:
Ngày ngày dòng người đỉ trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân.

Điệp ngữ “ngày ngày” vừa gợi ấn tượng về cõi trường sinh vĩnh viễn, vừa gợi tấm lòng nhân dân không nguôi nhớ Bác. Hình ảnh “dòng người đi trong thương nhớ” vừa thực vừa ảo. Nỗi nhớ thương vốn chỉ có trong lòng người nhưng ở đây nó bao trùm lên cả thời gian, không gian. Và mỗi người với lòng nhớ thương là một đóa hoa kết nên “tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân” cuộc đời Bác một cuộc đời đã dâng cho đời bao hoa trái. Dòng người được tác giả ví như “tràng hoa” là một ẩn dụ độc đáo mà thích hợp. Dòng người vào viếng Bác đi thành vòng tròn dễ gợi liên tưởng đến tràng hoa. Nếu “vòng hoa” thì là viếng người đã khuất. Ở đây là “tràng hoa” để dâng “bảy mươi chín mùa xuân”. Bác không thể mất trong ý nghĩ, tình cảm của nhà thơ cũng như mỗi chúng ta. Lòng nhớ thương và những gì đẹp nhất ở mỗi người dâng lên Bác quả đúng là hoa của đời. Tràng hoa người ở đây hơn hẳn mọi tràng hoa của tự nhiên, nó được kết nên từ lòng ngưỡng mộ, thành kính, nhớ thương Bác. Nhịp thơ đoạn này chậm rãi, trải dài 8, 9 tiếng một dòng thơ, lặp lại từ ngữ, cấu trúc câu vừa diễn tả không khí thiêng liêng, thành kính trong lăng, vừa gợi bước đi chầm chậm của dòng người vào viếng Bác và lòng thành kính, thiết tha của nhân dân với Bác.


Bạn tham khảo :|
Internet
 
Top Bottom