Văn (lớp 9) nghị luận xã hội

truonganminh2017@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
19 Tháng bảy 2017
14
2
6

Quang Trungg

Học sinh xuất sắc
Thành viên
14 Tháng mười một 2015
4,677
7,747
879
20
Hà Nội
THCS Mai Dịch
1.
Mở bài: Giới thiệu vài nét về nhà văn Nguyễn Thành Long. Giới thiệu tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa. Trong đó có đoạn trích được dẫn ở đề bài mang lại cho người đọc nhiều cảm nhận về nhân vật anh thanh niên. Thân bài: Phần 1 : Cảm nhận nhân vật anh thanh niên trong đoạn trích

+ Một người yêu mến công việc dù làm việc một mình trên đỉnh núi Yên Sơn trong khung cảnh vắng vẻ nhưng anh không cảm thấy lẻ loi vì công việc mang lại cho anh niềm vui và nhận thức về ý nghĩa của công việc làm. Cho nên với anh: ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được?

+ Một người có lòng yêu mến con người. Sống đơn độc nên anh rất khao khát được gặp gỡ và trò chuyện với mọi người. Chính anh đã khẳng định với bác tài xế xe khách: Còn người thì ai mà chả “thèm” hở bác?.

+ Một người ham học hỏi, rất quan tâm đến đời sống nội tâm. Sống một mình trên đỉnh núi, anh không cảm thấy cô đơn vì lúc nào bên cạnh anh cũng có sách. Ngoài giờ làm việc, ngoài lúc phải chăm sóc vườn hoa, đàn gà, anh dành thời gian để đọc sách. Khi cô kĩ sư, ông họa sĩ… đến phòng ở của anh và quyển sách anh đang đọc dở vẫn còn để mở trên bàn. Chính anh cũng đã khẳng định với cô kĩ sư: Và cô cũng thấy đấy, lúc nào tôi cũng có người trò chuyện. Nghĩa là có sách ấy mà. Mỗi người viết một vẻ. Cái cách đọc sách của anh tinh tế, nghiêm túc và đúng đắn biết bao.

+ Một người sống có lý tưởng, có trách nhiệm. Anh ý thức một cách rất rõ ràng: Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc?. Nhận thức đó cho thấy anh trẻ nhưng không hời hợt. Anh sống một mình nhưng không cô đơn vì lúc nào trong tư tưởng của anh mục đích sống, lẽ sống vẫn luôn luôn tồn tại và nhắc nhở. Làm một công việc đơn độc, phải dậy vào lúc nửa đêm, phải ra ngoài trời lúc mưa bão, lạnh lẽo, anh có thể nằm ở trong nhà, lấy số liệu cũ mà gọi bộ đàm về để báo cáo. Nhưng anh không làm điều đó. Vì anh có trách nhiệm và anh hiểu rõ việc anh làm ở đây có liên quan, có ảnh hưởng đến cuộc sống lao động và chiến đấu của rất nhiều người lúc bấy giờ. Việc phái đoàn không quân – phòng không đến thăm và khen ngợi anh đã cho thấy rõ điều đó.

+ Nhân vật anh thanh niên được xây dựng bằng một nghệ thuật đặc sắc. Nó được miêu tả và thể hiện qua cuộc gặp gỡ đặc biệt với ông họa sĩ già và cô kĩ sư trẻ; được bộc lộ qua lời đối thoại của nhân vật; nhân vật không có tên riêng, không có ngoại hình cụ thể mà chỉ có tên gọi theo kiểu chung, phiếm chỉ.

+ Vì thế, hình ảnh người thanh niên thể hiện vẻ đẹp của người thanh niên Việt Nam nói chung trong giai đoạn chống Mĩ: giản dị, chân thành và giàu lý tưởng; góp phần thể hiện tư tưởng chủ đề của tác phẩm, thể hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong chiến đấu; thể hiện cảm hứng của Nguyễn Thành Long khi sáng tác: “SaPa không chỉ là một sự yên tĩnh. Bên dưới sự yên tĩnh ấy, người ta làm việc”, hy sinh, yêu thương và mơ ước. Hình ảnh này gợi cho người đọc đến hình ảnh của thế hệ trẻ Việt Nam trong giai đoạn chống Mĩ nói riêng và theo dòng chảy thời gian nói chung.

Phần 2: Nó gợi đến hình ảnh những người như cô Phương Định, Nho, Thao trong tác phẩm Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê).

+ Những cô thanh niên xung phong làm công tác trinh sát mặt đường trên đường mòn Trường Sơn trong giai đoạn kháng chiến chống Mĩ gian khổ, ác liệt và đầy nguy hiểm.

+ Nhưng họ là những người rất lạc quan, thích đùa tếu, mỗi người một vẻ. Trong đó tiêu biểu nhất là Phương Định. Đó là một cô gái Hà Nội xinh đẹp, có tâm hồn nhạy cảm, lao động và chiến đấu gan góc, dũng cảm và cũng là người có ý thức, có tình cảm đẹp về tình đồng đội của những người thanh niên: Xẻ dọc Trường Sơn đi đánh Mĩ / Mà lòng phơi phới dậy tương lai.

Phần 3: So sánh hai hình ảnh đã nêu trên

+ Họ là những nhân vật khác nhau trong những tác phẩm văn học khác nhau. Họ khác nhau về giới tính, về môi trường sống, về công việc cụ thể. Nhưng họ là những người thanh niên của cùng một thời kì chiến tranh, cùng thể hiện vẻ đẹp của thế hệ trẻ Việt Nam trong một thời kì lịch sử đầy khốc liệt của Tổ quốc và cùng để lại những ấn tượng sâu đậm đối với người đọc ở các giai đoạn sau.

Kết bài:

Đây là một đoạn văn ngắn nhưng biểu hiện được những nét tiêu biểu cho nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, của nhân vật anh thanh niên. Tác giả Nguyễn Thành Long đã thành công trong việc khắc họa nét đẹp của tuổi trẻ Việt Nam trong giai đoạn chiến tranh cũng như trong giai đoạn hiện nay.
 

Quang Trungg

Học sinh xuất sắc
Thành viên
14 Tháng mười một 2015
4,677
7,747
879
20
Hà Nội
THCS Mai Dịch
Trong học kì một, em đã được học nhiều tác phẩm tự sự đặc sắc. Một trong số các tác phẩm đó đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với em mà ngay khi đọc tác phẩm em đã cảm thấy thật sự xúc động về tình cảm cha con, đó là tác phẩm Chiếc lược ngà của nhà văn Nguyễn Quang Sáng.

Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Trong thời kì kháng chiến chống Mĩ, ông đã tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Truyện ngắn Chiếc lược ngà kể về tình cảm cha con thiêng liêng giữa ông Sáu và bé Thu, khi ông Sáu mất ông đã trao cho ông Ba chiếc lược ngà. Ông Ba đã hứa rằng sẽ trao tận tay chiếc lược cho cô con gái của ông Sáu. Trên đường cùng đoàn cán bộ đi công tác, ông Ba được một cô gái giao liên rất trẻ dẫn đường. Đó là là tuyến đường bọn địch lùng quét rất gắt gao. Hành lí và tư trang của ông chỉ có một vài tài liệu và kỉ vật của một người bạn ông. Đó là chiếc lược ngà để trao tận tay cô con gái. Cô gái giao liên đó chính là bé Thu - con của ông Sáu. Khi trao lược cho bé Thu, ông Ba nhớ lại chuyện cũ đã xảy ra: hôm đó ông Sáu và ông Ba trở về thăm quê sau tám năm xa cách. Ngay từ xa, ông Sáu đã nhận ra đứa con gái mà ngày ngày ông đều mong muốn được gặp mặt. Tưởng rằng đứa con gái sẽ niềm nở vui vẻ đón cha nó nhưng ngược lại nó không nhận ra cha nó và nó đối xử rất lạnh lùng với ông Sáu. Trong một tình huống bất ngờ, do quá tức giận nên ông Sáu đã đánh vào mông bé Thu - con ông. Chính cái đánh này đã khiến ông Sáu phải hối hận. Khi mà bé Thu nhận ra cha cũng chính là lúc ông Sáu phải về chỗ tập kết. Chính đoạn này tình cảm cha con bộc lộ mãnh liệt nhất. Khi về nơi tập kết ông Sáu đã dồn tất cả tình yêu thương vào việc làm chiếc lược ngà. Nhưng chưa kịp trao cây lược cho đứa con thì ông đã hi sinh. Qua việc xây dựng cốt truyện chặt chẽ kết hợp với những yếu tố bất ngờ hợp lí, lựa chọn ngôi kể rất thích hợp (do ông Ba làm người chứng kiến tất cả kể lại câu chuyện),... khiến sự việc trở nên đáng tin cậy, có sức thuyết phục rất cao. Trong truyện, chiếc lược ngà trở thành kỉ vật thiêng liêng có ý nghĩa kết nối các nhân vật trong tác phẩm, vừa là biểu hiện của người cha đối với con vừa là biểu hiện tình cảm cha con sâu nặng. Tác giả đã sử dụng nghệ thuật khắc họa diễn biến tâm lí nhân vật đặc sắc, tinh tế. Bằng các nghệ thuật trên, tác giả đã diễn tả một cách cảm động tình cảm cha con thắm thiết, sâu nặng trong tình cảnh éo le của chiến tranh, của cha con ông Sáu. Qua đó khẳng định tình cảm cha con thiêng liêng như một giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc.
Chiếc lựợc ngà của Nguyễn Quang Sáng là một tác phẩm đặc sắc, tiêu biểu trong việc thể hiện tình cảm cha con.
Nguồn:Sưu tầm
 
Top Bottom