Văn [Lớp 11]Phân tích tác phẩm để làm rõ nhận định

Lê Hoàng Đức Barcelona

Học sinh tiến bộ
Thành viên
7 Tháng mười 2014
427
259
194
Quảng Bình
THPT Đồng Hới
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Nhận định về thơ Xuân Diệu có ý kiến khẳng định: "Cái nhìn của Xuân Dệu về thiên nhiên là cái nhìn tình tứ nên thiên nhiên thường hiện ra với vẻ đẹp xuân tình."
Hãy trình bày ý kiến của em về nhận định trên, phân tích 1 số tác phẩm của Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8 để làm sáng tỏ vấn đề trên.
Hướng dẫn em dàn bài chi tiết với ạ, cảm ơn nhiều ạ
 

p3nh0ctapy3u

Cựu Trưởng nhóm Văn
Thành viên
22 Tháng ba 2012
1,617
1,048
299
26
Ninh Bình
Nhận định về thơ Xuân Diệu có ý kiến khẳng định: "Cái nhìn của Xuân Diệu về thiên nhiên là cái nhìn tình tứ nên thiên nhiên thường hiện ra với vẻ đẹp xuân tình."
Hãy trình bày ý kiến của em về nhận định trên, phân tích 1 số tác phẩm của Xuân Diệu trước cách mạng tháng 8 để làm sáng tỏ vấn đề trên.
- Nhà thơ Thế Lữ, trong lời Tựa cho tập Thơ Thơ của Xuân Diệu, đã có nhận xét khá tinh tế: “Xuân Diệu là một người của đời, một người ở giữa loài người. Lầu thơ của ông xây dựng trên đất của một tấm lòng trần gian”. Đến với thơ Xuân Diệu là đến với tình yêu, mùa xuân và tuổi trẻ. Khong có gì khác lạ khi Hoài Thanh đã khẳng định: “Xuân Diệu là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới, nhà thơ đại biểu đầy đủ nhất cho thời đại”.Trước cách mạng tháng Tám, ta bắt gặp thơ Xuân Diệu với những cảm xúc mới, sức sống mới trong một phong cách nghệ thuật có cả sự cách tân về mặt nội dung và hình thức nghệ thuật. Ông hoàng thơ tình yêu - với cặp mắt "xanh non - biếc rờn" đã để lại những tác phẩm độc đáo, ghi đậm phong cách nghệ thuật của một cái tôi bứt phá mạnh mẽ giao cảm với cuộc đời.Chính vì thế, có ý kiến cho rằng "Cái nhìn của Xuân Diệu về thiên nhiên là cái nhìn tình tứ nên thiên nhiên thường hiện ra với vẻ đẹp xuân tình."
- Lời nhận định đề cập đến điểm nhìn nghệ thuật của Xuân Diệu. Xuân Diệu với cặp mắt "xanh non- biếc rờn" , điểm nhìn nghệ thuật được trợ hứng bằng thiên nhiên đa tình. Ở thơ Xuân Diệu, ta như thấy vẻ đẹp xuân tình nên đôi nên cặp đến ngọt ngào."Cái nhìn tình tứ" - cái nhìn của một tâm hồn tha thiết với cuộc sống, rung cảm mãnh liệt với thời tươi, tình yêu như cũng bồi đắp nên cái đẹp xuân sắc của bức tranh thiên nhiên.
- Lời nhận định đúng đắn, giúp người đọc cũng như các cây bút hiểu sâu sắc hơn về các giá trị tư tưởng cũng như lối hình thức nghệ thuật trong thơ Xuân Diệu
- Điểm nhìn trong thơ Xuân Diệu được biểu hiện xuất sắc không thể không kể đến Vội vàng - tác phẩm được in trong tập "Thơ thơ" năm 1938. Vội vàng đem đến cho bạn đọc một tâm hồn yêu cuộc sống tha thiết bộc lộ từ quan niệm sống "vội vàng":sống nhanh, gấp gáp, khẩn trương để tận hưởng vẻ đẹp tươi của cuộc sống.Một tuyên ngôn nghệ thuật về quan niệm sống của Xuân Diệu cũng vì thế mà được lột tả sắc nét: Sự bộc lộ về ý thức cái tôi cá nhân mãnh liệt, đó có thể được coi là sự bùng nổ của một cái tôi cá nhân trong thơ mới. ( Chú ý phân tích bức tranh thiên nhiên đầy tình tứ có đôi có cặp, các chi tiết tiêu biểu như "tháng giêng ngon như cặp môi gần" hay ước muốn điên cuồng , kì lạ. Trước ước muốn điên cuồng đã hé lộ một tâm hồn yêu cuộc sống đến tha thiết, cuồng nhiệt, sự sợ hãi của thời gian hữu hạn, với ông hoàng thơ tình, thiên nhiên cựa quây sức sống như miêu tả xuất thần cuộc sống là một bữa tiệc trần gian - một thiên đường trên mặt đất.Cảm hứng về tình yêu là cảm hứng chủ nổi bật thường thấy trong thơ Xuân Diệu.Bởi thế, tâm thế Xuân Diệu là sống vội vàng, giục giã trước sự" tàn phai sắp sửa" của thời gian vô thủy vô chung. Với ông hoàng của thơ tình , "Làm sao sống được mà không yêu, Không nhớ, không thương một kẻ nào?". Hơn thế nữa, thơ Xuân Diệu là sự tận hưởng của nhiều cung bậc cảm xúc, có đắm say với thiên nhiên tình yêu đến táo bạo "chếnh choáng, đã đầy, no nê, cắn nuốt", tận hưởng nhưng cũng có nuối tiếc đầy vơi, thậm chí là chán nản.
- Không chỉ Vội vàng, Giục giã trong "Gửi hương cho gió" (1945) cũng mang điểm nhìn thiên nhiên bao trùm tình nồng. Thiên nhiên có đôi có cặp nhưng cũng không thể chống chọi với thời gian nghiệt ngã.Những cung bậc cảm xúc, đặc biệt là lời hối thúc của một con người nặng tình.
- Đánh giá chung về lời nhận định, khái quát lại các tác phẩm cũng như nhà thơ
- Kết luận chung
 
Top Bottom