[Lớp 10]Nghị luận xã hội

H

huunghiazzz

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Gần thi cô cho 3 đề NLXH mấy anh chị giúp em với, tuy làm rồi mà cô nói không hay nên nhờ mấy anh chị giúp để lấy ý với lại mấy cái dẫn chứng của 3 để lun nha! :D
Đề 1: Bàn về câu nói của Đi-đơ-rô, nhà văn, nhà triết học Pháp thế kỉ XVII: Người hạnh phúc nhất là người đem đến hạnh phúc cho nhiếu người nhất.

Đề 2: Trong bức thư gửi thầy hiệu trưởng của con mình, Tông thống Mĩ A. Lin- côn viết: Ở trường, xin thầy hãy cho cháu biết chấp nhận thi rớt còn vinh dự hơn gian lận khi thi.

Đề 3:Dân tộc có truyền thống Tôn Sư Trọng Đạo. Theo rm, truyền thống ấy được nối tiếp như thế nào trong thực tế cuộc sống hiện nay?
Tks mấy anh chị trước nha!

Tiêu đề: [Lớp..]+ Nội dung.
Swan
 
Last edited by a moderator:
L

l0v3_sweet_381

Đề 1: Tham khảo tại ~~~> ĐÂY

Đề 2:

- Dẫn dắt, nêu đúng yêu cầu của đề: bàn luận về đức tính trung thực trong thi cử và trong cuộc sống.
- Trình bày thực trạng thiếu trung thực:
+ Trong thi cử, hiện tượng gian lận ngày càng phổ biến về đối tượng, tinh vi về hình thức, nghiêm trọng về mức độ.
+ Trong cuộc sống, sự gian dối thiếu trung thực cũng rất phổ biến từ gia đình đến xã hội , với mọi lứa tuổi…
Điều đó làm ảnh hưởng tới đạo đức xã hội, phần nào làm đổ vỡ niềm tin của con người vào những giá trị tốt đẹp, cản trở sự phát triển bền vững của đất nước.
- Sự cần thiết của việc giáo dục, rèn luyện đức tính trung thực trong thi cử và trong cuộc sống:
+ Trung thực là ngay thẳng, thật thà, đúng với sự thật, không làm sai lạc đi. không gian dối , thể hiện đúng trình độ năng lực của mình….
+ Trung thực đánh giá đúng hiệu qủa giáo dục, giúp cho người học , người day, các cơ quan quản lí nắm đúng thực trang để đề ra các biện pháp phù hợp.
+ Trung thực là một trong những đức tính nền tảng của đạo đức con người, xây dựng một xã hội văn minh, thân thiện, đáng tin cậy…
- Biện pháp để giáo dục tính trung thực:
+ Cần có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội…
+ Cần xử lí nghiêm với những biểu hiện thiếu trung thực, gian dối
+ Cần biểu dương những tấm gương trung thực, dám đấu tranh với những biểu hiện gian dối.
- Liên hệ rút ra bài học với bản thân.

Đề 3:

Con người Việt Nam rất hiếu học. “Tôn sư trọng đạo” là một trong những truyền thống cao đẹp của dân tộc ta, đang ngày càng phát huy rực rỡ.
Chỉ có bốn chữ “Tôn sư trọng đạo” nhưng chứa đựng biết bao ý nghĩa sâu xa, bao tư tưởng tình cảm tốt đẹp. “Sư” nghĩa là thầy, “tôn sư” nghĩa là tôn trọng, tôn kính ông thầy. “Đạo” có nghĩa là đạo học, còn có nghĩa là đạo lí làm người; “trọng đạo” là coi trọng, trân trọng, quý trọng đạo học, đạo làm người. Thật là giản dị, dễ hiểu: có biết trọng đạo học, đạo làm người thì mới biết tôn kính ông thầy; hay có biết tôn trọng ông thầy thì mới coi trọng đạo học, quý trọng đạo làm người.
Trong xã hội phong kiến, ông thầy là một trong ba giềng mối lớn: quân, sư, phụ. Cổ nhân đã dạy: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Tục ngữ, ca dao có nhiều câu ca ca ngợi người thầy với tất cả lòng kính yêu, biết ơn sâu sắc:


“Muốn sang thì bắc cầu kiều,
Muốn con hay chữ phải yêu kính thầy”.

Hay:
“Cơm cha, áo mẹ, chữ thầy,
Nghĩ sao cho bõ những ngày ước ao”.
Đọc Quốc âm thi tập, ta thấy tâm hồn Nguyễn Trãi không chỉ canh cánh vì “ưu ái” mà còn trằn trọc thao thức bởi “nợ cũ” đeo nặng hai vai:
“Nợ cũ chước nào báo bổ,
Ơn thầy, ơn chúa, liễn ơn cha”.
(Tự thán - 24)
Ngày xưa, kinh tế kém phát triển, đời sống nhân dân ta còn nhiều thiếu thốn khó khăn, số người được nấu sử sôi kinh nơi cửa Khổng sân Trình rất ít ỏi. Thế mà truyền thống “Tôn sư trọng đạo” đã in sâu vào tâm hồn triệu triệu con người. Ông thầy và đạo học được tôn vinh, được bồi đắp ngày thêm tốt đẹp.
Sau Cách mạng tháng Tám, nạn mù chữ được thanh toán trong một thời gian ngắn. Việc học hành được mở mang và phát triển. Dân trí được nâng cao không ngừng. Phổ cập Tiểu học, phổ cập Trung học cơ sở là mục tiêu phấn đấu của nhiều địa phương. Các trường Đại học, trường Cao đẳng, trường Dạy nghề mở ra khắp mọi nơi. Cứ ba người dân là có một người đi học. Thành tựu vĩ đại ấy, một phần to lớn là do sự đóng góp tâm hồn, trí tuệ, công sức của hàng triệu thầy giáo, cô giáo từ các trường Mầm non, Tiểu học, Trung học, đến Cao đẳng, Đại học. “Vì hạnh phúc mười năm trồng cây; vì hạnh phúc trăm năm trồng người”. “Nghề dạy học là một nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý”. Những câu nói ấy đã thể hiện sự tôn vinh vị thế ông thầy trong cộng đồng, coi trọng giáo dục là quốc sách. Hàng vạn thầy cô giáo đã được phong tặng danh hiệu cao quý: “Nhà giáo nhân dân”, “Nhà giáo ưu tú”. Ngày 20 tháng 11 hàng năm là ngày “Nhà giáo Việt Nam”.
Trò kính thầy, thầy mến trò. Phong trào “dạy tốt, học tốt” trong các trường học ngày một đơm hoa kết trái.
Ngày xưa, với truyền thống “Tôn sư, trọng đạo” mà những tên tuổi bất tử: Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm như những vì sao tỏa sáng. Ngày nay, truyền thống “Tôn sư trọng đạo” đã và đang được nối tiếp và phát huy mạnh mẽ. Vai trò ông thầy càng trở nên quan trọng trong sự nghiệp đào tạo đội ngũ trí thức để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
 
H

huunghiazzz

cho em bài tham khảo bài thơ tình cảnh lẻ loi của chinh phụ ngâm luôn anh ơi!!
 
Top Bottom