Sử 9 Việt Nam và Liên Hợp quốc

Hi HMF

Học sinh chăm học
Thành viên
30 Tháng mười một 2017
251
391
109
Hải Dương
THPT
Nội dung: Việt Nam là thành viên của tổ chức Liên Hợp Quốc.
- Ngày 20-9-1977, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của tổ chức Liên Hợp quốc. Nhìn lại khoảng thời gian qua, có thể thấy, Việt Nam đang ngày càng tham gia tích cực và có hiệu quả vào các hoạt động của Liên Hợp quốc, trên cơ sở đó, tạo được niềm tin và khẳng định vai trò, vị thế của mình trong tổ chức đa phương toàn cầu lớn nhất này. Đồng thời, Liên Hợp quốc cũng có những hỗ trợ tích cực cho Việt Nam trong công cuộc tái thiết đất nước.

Nội dung: Do tác động của chiến tranh VN gặp vô vàn khó khăn trên hầu hết các lĩnh vực, vai trò và vị thế còn hạn chế. Tuy nhiên vẫn nhận được sự giúp đỡ của tổ chức LHQ.
- Trong giai đoạn từ năm 1977 đến năm 1991, do tác động của “chiến tranh lạnh” trên thế giới, trong điều kiện bị bao vây, cấm vận, vai trò và vị thế của Việt Nam tại Liên Hợp quốc còn ở mức hạn chế. Tuy vậy, Việt Nam vẫn nhận được nguồn viện trợ trực tiếp không hoàn lại của hệ thống phát triển của Liên Hợp quốc, với tổng trị giá trên 500 triệu USD. Các tổ chức chuyên môn thuộc hệ thống phát triển của Liên Hợp quốc đã góp phần giúp Việt Nam khắc phục những khó khăn về kinh tế - xã hội, khắc phục hậu quả chiến tranh, thiên tai, hỗ trợ giải quyết các vấn đề xã hội nhất là trong lĩnh vực y tế, giáo dục, chăm sóc bảo vệ bà mẹ trẻ em và thực hiện kế hoạch hóa gia đình, tạo điều kiện cho Việt Nam nâng cao trình độ công nghệ và thúc đẩy tiến bộ về khoa học - kỹ thuật, góp phần phục hồi và xây dựng mới một số cơ sở sản xuất, tăng cường năng lực phát triển.

Nội dung: Một số vị trí mà ta đã đảm nhiệm trong thời gian từ năm 1991 đến nay.
- Kể từ khi Việt Nam thực hiện đường lối đổi mới (năm 1986), đặc biệt là từ năm 1991 đến nay, vị thế và vai trò cũng như mức độ đóng góp của Việt Nam vào các hoạt động của Liên Hợp quốc ngày càng tăng cả về chiều rộng và chiều sâu. Việt Nam đã đảm nhận một số chức vụ và ứng cử vào một số cơ quan của Liên Hợp quốc như: Phó Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp quốc năm 1997, 2000 và 2003; Thành viên Hội đồng Kinh tế - Xã hội của Liên Hợp quốc (EOCSOC) nhiệm kỳ 1998-2000 (EOCSOC là cơ quan quan trọng thứ hai của Liên Hợp quốc sau Hội đồng Bảo an); Chủ tịch Đại hội đồng của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) khóa 33 (2005-2007); Thành viên Ủy ban Nhân quyền (2001-2003); Thành viên Hội đồng Điều hành của Chương trình Phát triển và Quỹ Dân số (UNDP/UNFPA) nhiệm kỳ 2000-2002; Thành viên Hội đồng Thống đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), nhiệm kỳ 1991-1993; 1997-1999; 2003-2005; Hội đồng Điều hành Liên minh Bưu chính Thế giới (1999-2004); Liên minh Viễn thông Quốc tế (nhiệm kỳ 1994-1998; 1998-2002; 2002-2006); Thành viên của Hội đồng chấp hành Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (UNESCO) ( nhiệm kỳ 1979-1983); Phó Chủ tịch Hội đồng chấp hành (nhiệm kỳ 2001-2003) của UNESCO.
Ngày 16-10-2007 trong thời gian Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc họp khóa 62 tại Niu-oóc Việt Nam đã trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009.

Nội dung: VN là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế.
- Với chính sách đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở; đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ quốc tế; là bạn, là đối tác tin cậy của các nước trong cộng đồng quốc tế, Việt Nam đã tham gia tích cực và chủ động vào nhiều lĩnh vực thuộc các chủ đề chính trong chương trình nghị sự của Liên Hợp quốc như: hòa bình, an ninh, giải trừ quân bị cũng như phát triển kinh tế - xã hội, dân số - kế hoạch hóa gia đình và bảo vệ môi trường.
Hiện nay, hướng ưu tiên hợp tác giữa Việt Nam và các tổ chức Liên Hợp quốc được thể hiện bằng việc đạt được 3 mục tiêu chính nêu trong Khuôn khổ hỗ trợ phát triển của Liên Hợp quốc, đó là: xây dựng các chính sách kinh tế hỗ trợ quá trình tăng trưởng mang tính công bằng, hòa nhập và bền vững; nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ xã hội, an sinh xã hội và tính công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ này; các chính sách, luật pháp và cơ cấu quản trị quốc gia hỗ trợ một cách có hiệu quả cho sự phát triển dựa trên quyền để thực hiện các giá trị và Mục tiêu của Tuyên bố Thiên niên kỷ (MDGs).

Nội dung: Những thành tựu nổi bật.
- Trong lĩnh vực hợp tác này, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu, nổi bật nhất là thực hiện tốt Mục tiêu Thiên niên kỷ: giảm mạnh tỷ lệ hộ nghèo từ 58,1% năm 1993 xuống 24,1% năm 2004, xuống còn 19% năm 2006; phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi; bảo đảm bình đẳng về giới trong giáo dục; thu hẹp sự cách biệt về giới trong lĩnh vực giáo dục, lao động - việc làm, ngày càng có nhiều phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo, quản lý, tham gia các cơ quan dân cử; tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh giảm từ 53/1.000 năm 1990 xuống 19/1.000 năm 2005, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ dưới 5 tuổi cũng giảm nhiều, việc phòng chống HIV/AIDS, bệnh sốt rét, bệnh lao... đang được thực hiện đồng bộ và có hiệu quả ; tỷ lệ dân được sử dụng nước sạch tăng từ 26,2% năm 1993 lên 70% năm 2004; độ che phủ của rừng ngày càng được nâng cao, các khu bảo tồn thiên nhiên của Việt Nam tăng nhanh cả về số lượng và diện tích (trong số 126 khu bảo tồn thiên nhiên có 28 vườn quốc gia, nhiều khu đã được công nhận là di sản tự nhiên của thế giới, là khu sinh quyển quốc tế và là di sản tự nhiên của ASEAN)...
Việt Nam đang dẫn đầu thế giới về hiệu quả sử dụng viện trợ. Các chỉ số phúc lợi được nhanh chóng cải thiện, Việt Nam có triển vọng đạt được hầu hết các Mục tiêu Thiên niên kỷ như đã cam kết


"Nội dung": tự tóm tắt

Nguồn: Yahoo
 
Top Bottom