Sử [lịch sử 8 ] Phong trào Cần Vương và khởi nghĩa Yên Thế

M

meongocxi

1 em hiểu thế nào về chiếu cần vương ?
5 những hiểu biết của em về khởi nghĩa yến thế ?


" Cần Vương" hiểu 1 cách nôm na đơn giản là giúp vua, nó phần nào nói lên mục tiêu của phong trào yêu nước theo ngọn cờ phong kiến.
Còn về chiếu Cần Vương ra đời ntn và nội dung của nó ra sao thì bạn xem trong sách giáo khoa nhé
cả câu về khởi nghĩa Yên Thế trong sách cũng có nói hết rồi bạn nhé:)
 
I

infinite_dragon

1. Cần vương mang nghĩa "giúp vua". Trong lịch sử Việt Nam, trước thời nhà Nguyễn từng có những lực lượng nhân danh giúp nhà vua phát sinh như thời Lê sơ, các cánh quân hưởng ứng lời kêu gọi của vua Lê Chiêu Tông chống lại quyền thần Mạc Đăng Dung. Tuy nhiên phong trào này không để lại nhiều dấu ấn và khi nhắc tới Cần Vương thường được hiểu là phong trào chống Pháp xâm lược.

2.Cuộc khởi nghĩa Yên Thế khởi nguồn tại vùng Yên Thế Thượng. Trước khi thực dân Pháp đặt chân đến vùng này, nơi đây đã là một vùng đất có một cư dân phức tạp, chủ yếu là nông dân lưu tán các loại. Họ chọn nơi đây làm nơi cư trú và đã công khai chống lại triều đình. Khi thực dân Pháp đến bình định vùng này, các toán vũ trang ở đây có thể cũng chống lại quân Pháp như đã từng chống lại triều đình nhà Nguyễn trước đó để bảo vệ miền đất tự do của họ.Và vì Yên Thế là bình địa của Pháp khi chúng mở rộng chiếm đóng Bắc Kì nên họ đã nổi dậy đấu tranh để bảo vệ cuộc sống của mình.
Giai đoạn thứ nhất (1884 - 1892)

Giai đoạn này, các toán nghĩa quân còn hoạt động riêng lẻ, chưa có sự phối hợp và chỉ huy thống nhất. Lúc bấy giờ xuất hiện hàng chục toán nghĩa quân của Đề Nắm, Bá Phức, Thống Luận, Tổng Tài, Đề Thuật, Đề Chung...Mỗi thủ lĩnh cầm đầu một toán quân và làm chủ một vùng. Theo Chapuis, tới cuối năm 1889, lực lượng của Đề Thám gồm khoảng 500 quân được huấn luyện chu đáo. Đề Thám liên kết với lực lượng của Lương Tam Kỳ, một chỉ huy quân Cờ đen, và thủ lĩnh người Thái Đèo Văn Trị. Ngoài căn cứ địa Yên Thế, Đề Thám còn tổ chức đồn điền tại Phủ Lạng Thương, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc Yên và Bắc Giang.

Trong giai đoạn này, nghĩa quân đã hai lần đình chiến với Pháp, lần thứ nhất vào tháng 10-1894, lần thứ hai vào tháng 12-1897. Sau khi Đề Nắm hi sinh, Đề Thám đảm nhận vai trò lãnh đạo phong trào Yên Thế. Ông đã khôi phục những toán quân còn sót lại ở Yên Thế và các vùng xung quanh, rồi tiếp tục hoạt động. So với giai đoạn trước, số lượng nghĩa quân tuy có giảm, nhưng địa bàn hoạt động lại mở rộng hơn.Năm 1895, Đề Thám tham gia tổ chức đánh Bắc Ninh, và từ chối trả lại những vũ khí mà ông chiếm được tại đây cho phía Pháp. Tới tháng 11-1895, thiếu tá Gallieni đưa một pháo thuyền chở quân lên uy hiếp, buộc Đề Thám đầu hàng, nhưng nghĩa quân Đề Thám đã chống đỡ quyết liệt. Để tránh những cuộc đụng độ lớn với quân Pháp, Đề Thám chủ trương chia nghĩa quân thành những toán nhỏ phân tán hoạt động trong rừng và ở các làng mạc. Nghĩa quân phải di chuyển hoạt động trong bốn tỉnh: Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Phúc Yên.Trước sự truy lùng và vây quét ráo riết của quân Pháp, lực lượng nghĩa quân ngày càng suy yếu. Để bảo toàn lực lượng, Đề Thám lại xin giảng hòa với Pháp lấn thứ hai. Thực dân Pháp lúc này cũng muốn chấm dứt xung đột để tiến hành khai thác thuộc địa. Vì vậy, tháng 12-1897, hiệp ước hòa hoãn giữa thực dân Pháp và nghĩa quân Đề Thám đã được kí kết với những điều kiện ràng buộc chặt chẽ hơn, nghĩa quân phải nộp cho Pháp tất cả vũ khí và phải bãi binh. Đề Thám bề ngoài tỏ ra là phục tùng, nhưng bên trong vẫn ngầm củng cố lực lượng.
Giai đoạn thứ ba (1898 - 1908)

Trong suốt 11 năm đình chiến, nghĩa quân Yên Thế vẫn giữ vững tinh thần chiến đấu. Tại căn cứ Phồn Xương, nghĩa quân vừa sản xuất tự túc lương ăn, vừa tăng cường sắm sửa vũ khí, ra sức luyện tập. Nhờ vậy, lực lượng nghĩa quân ở Phồn Xương tuy không đông (khoảng 200 người), nhưng rất thiện chiến. Đồng thời, Đề Thám còn mở rộng quan hệ giao tiếp với các nhà yêu nước ở Bắc và Trung Kì,

Tại Yên Thế, nghĩa quân Hoàng Hoa Thám đã hai lần đón tiếp nhà yêu nước Phan Bội Châu. Giữa năm 1906, Phan Châu Trinh cũng lên Yên Thế gặp Đề Thám. Đề Thám còn lập một căn cứ gọi là đồn Tú Nghệ dành cho các nghĩa sĩ miền Trung ra huấn luyện quân sự.
Giai đoạn thứ tư (1909- 1913)
ới 27-7 năm 1908, xảy ra vụ đầu độc binh lính Pháp ở Hà Nội có sự tham gia của Đề Thám. Cuộc binh biến này được chuẩn bị rất chu đáo, theo đó nghĩa quân sẽ bắn phá đồn binh Pháp tại Đồn Thủy (nay là Bệnh viện Quân đội 108, Hà Nội) bằng đại bác nhằm vô hiệu hóa đồn này. Các đồn binh tại Sơn Tây và Bắc Ninh sẽ bị chặn đánh, không cho tiếp cứu Hà Nội. Quân Đề Thám chờ ngoài thành Hà Nội, chờ tín hiệu từ trong thành, sẽ đánh Gia Lâm và cắt đường xe lửa và điện thoại. Tuy nhiên cuộc binh biến thất bại, quân Đề Thám phải rút về, 24 người tham gia cuộc binh biến bị Pháp xử tử, 70 người bị xử tù chung thân.Nhân cơ hội này, thực dân Pháp chủ trương tập trung lực lượng tiêu diệt nghĩa quân. Tháng 1-1909, dưới quyền chỉ huy của đại tá Batay (Bataille), khoảng 15.000 quân cả Pháp và ngụy đã ào ạt tấn công vào Yên ThếTrước các cuộc vây quét tiêu diệt gắt gao của quân Pháp, lực lượng nghĩa quân ngày càng giảm sút. Đến cuối năm 1909, hầu hết các tướng lĩnh đã hi sinh, hoặc sa vào tay giặcTừ 29-1 tới 11-11 năm 1909, quân Đề Thám thua 11 trận quan trọng, bị quân Pháp vây hãm tại Yên Thế. Bà Ba Cẩn bị bắt, bị đày đi Guyana. Đến đây, phong trào coi như đã thất bại về cơ bản.Do lực lượng giảm sút, nhiều người bỏ trốn, Đề Thám phải nhờ đến Lương Tam Kỳ hỗ trợ. Tuy nhiên, ngày 10-2-1913, Đề Thám bị hai tên thủ hạ Lương Tam Kỳ giết hại tại một khu rừng cách chợ Gồ 2 km, nộp đầu cho Pháp lấy thưởng. Sự kiện này đánh dấu sự thất bại hoàn toàn của phong trào khởi nghĩa Yên Thế.

Hơi bị dài
 
L

linhprothongminh

cần vương có nghĩa là hết lòng giúp vua cứu nước. Dây là phong trào đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta dưới ngọn cờ của một ông vua yêu nước(Hàm Nghi)
còn khởi nghĩa Yên Thế có trong sách đấy.
 
N

nguyenvandun2010

Trả lời câu hỏi

Ngày 13-8-1885,Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra "Chiếu Cần Vương",kêu gọi văn nhân và nhân dânduwngs lên giúp vua cưu nước .Từ đó ,một phong trào yêu nước chông quân xâm lược đã dâng lên sôi nổi,kéo dài đến cuối thế kỉ XIX đươc gọi là phong trào Cần Vương .Về diễn biến có thể chia làm hai giai đoạn :1885-1888 và 1888-1896
 
L

lasd45

Phong trào Cần Vương :
Cần Vương ở đây là theo vua , bảo vệ vua . Vua Hàm Nghi chống Pháp , bất ngờ tấn công đồn Móng Cái của Pháp , nhưng thất bại , 2 quan cận thần là Tôn Thất Thuyết và Phan Đình Phùng phò vua chạy ra Tân Sở để trốn , bây giờ Tôn Thất Thuyết mới thảo hịch Cần Vương , kêu gọi toàn dân theo vua để chống Pháp , hịch chống Pháp đó mang tên là Hịch Cần Vương , nên gọi là Phong Trào Cần Vương .
 

Nguyễn Thị Khánh Đoan

Học sinh mới
Thành viên
9 Tháng chín 2017
20
6
6
20
Đắk Lắk
Cần vương mang nghĩa "giúp vua". Trong lịch sử Việt Nam, trước thời nhà Nguyễn từng có những lực lượng nhân danh giúp nhà vua phát sinh như thời Lê sơ, các cánh quân hưởng ứng lời kêu gọi của vua Lê Chiêu Tông chống lại quyền thần Mạc Đăng Dung. Tuy nhiên phong trào này không để lại nhiều dấu ấn và khi nhắc tới Cần Vương thường được hiểu là phong trào chống Pháp xâm lược.

Phong trào thu hút được một số các quan lại trong triều đình và văn thân. Ngoài ra, phong trào còn thu hút đông đảo các tầng lớp sĩ phu yêu nước thời bấy giờ. Phong trào Cần vương thực chất đã trở thành một hệ thống các cuộc khởi nghĩa vũ trang trên khắp cả nước, hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, kéo dài từ 1885 cho đến 1896.
 
Top Bottom