Sử [Sử 6] Ôn thi học kì

vothithanhuyen

Học sinh chăm học
Thành viên
5 Tháng năm 2017
53
11
61
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1.Vì sao người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên trong thời kì Bắc Thuộc ?
2.Ý nghĩa của việc đặt nước là Vạn Xuân của Lý Bí ?
3.Nêu những việc làm của họ Khúc để củng cố chính quyền tự chủ ?
4.Em hãy cho biết kế hoạch của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở những điểm nào?
5.Tạo sao nói chiến thắng bạch đằng là chiến thắng vị đại của dân tộc?
6. Tình hình kinh tế nước ta đưới chế độ cại trị của Bắc triều đại phong kiến phương bắc có gì thay đổi?
7. tình hình văn hóa của nước cham pa

Nhanh nhanh giúp mình nha!
Mai thi học kì rồi !:p:p:p:p:p
 
Last edited:

anh thảo

Học bá thiên văn học
Thành viên
27 Tháng hai 2017
844
913
269
Hà Tĩnh
THCS Lê Văn Thiêm
1) Người Việt vẫn giữ được phong tục tập quán và tiếng nói của tổ tiên trong thời kì Bắc Thuộc vì:
- Nhân dân lao động không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán do bọn đô hộ mở...
-Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán... của người Âu Lạc đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt.
- Trong thời Bắc thuộc, nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa thời Hán. Đường như ngôn ngữ, văn tự. Nhân dân ta không bị đồng hoá. Tiếng Việt vẫn được bảo tồn. Các phong tục, tập quán như ăn trầu, nhuộm răng đen, tôn trọng phụ nữ vẫn được duy trì.
2) Ý nghĩa của việc đặt nước là Vạn Xuân của Lý Bí
- Thể hiện ước muốn của Lý Bí, của nhân dân ta mong muốn nền độc lập dân tộc được trường tồn...
- Mong cho triều đại được tồn tại lâu bền qua hàng nghìn mùa xuân, nghìn năm (Vạn: nghìn, Xuân: mùa xuân)
4) Kế hoạch của Ngô Quyền chủ động và độc đáo ở những điểm :
- Chủ động đón đánh quân xâm lược bằng cách bố trí lực lượng hùng mạnh và xây dựng trận địa bãi cọc ngầm trên sông Bạch Đằng...
- Độc đáo : Lợi dụng thuỷ triều, xây dựng trận địa bãi cọc ngầm với hàng nghìn cây cọc nhọn... chỉ sử dụng thuyền nhỏ, nhẹ để dễ luồn lách ờ bãi cọc.
Thuyền địch to, cồng kềnh rất khó khăn khi tìm cách thoát khỏi bãi cọc lúc nước triều xuống...
5) Nói chiến thắng bạch đằng là chiến thắng vị đại của dân tộc vì:
Đây là một trong những trận thuỷ chiến lớn nhất trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc, tiêu diệt được nhiều quân thù, đánh bại ý chí xâm lăng của nhà Nam Hán, khiến cho chúng không dám tấn công xâm lược nước ta lần thứ ba, mặc dù nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian dài nữa.
 

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
2.
- Vì mong muốn đất nước độc lập lâu dài với vạn mùa xuân độc lập.

- Khẳng định chủ quyền độc lập của dân tộc
3.
+ Chia lại các khu vực hành chính.

+ Cử người trông coi mọi việc đến xã.

+ Định lại mức thuế.

+ Bãi bỏ các thứ lao dịch thời Bắc thuộc.

+ Lập lại sổ hộ khẩu
4.
Chủ động:đón đánh quân Hán, chủ động đưa ra kế hoạch, chuẩn bị lực lượng, bố trí trận địa và cách đánh.

Độc đáo: ở trận địa mai phục làm nên chiến thắng vĩ đại.
5.
To lớn ở lực lượng,

đã đánh một kẻ thù mạnh, hung bạo, bao nhiêu năm đô hộ nước ta. Sau trận này, nhà Nam Hán còn tồn tại một thời gian dài nữa nhưng không dám đem quân xâm lược nước ta lần thứ ba.

-Vĩ đại ở ở kế hoạch đánh giặc. ở sự đoàn kết toàn dân.
6.
a-Nông nghiệp:

-Chính quyền đô hộ nắm độc quyền về sắt,tuy vậy nghề sắt ở Giao Châu vẫn phát triển.
- Dùng trâu, bò: cày, bừa.

-Có đê phòng lụt, cấy lúa hai vụ, trồng các loại cây, chăn nuôi.

-> Phát triển hơn so với trước.

b- Thủ công nghiệp:

Rèn sắt, gốm, dệt vải phát triển.

c- Thương nghiệp: Khá phát triển, xuất hiện nhiều chợ lớn: Luy Lâu, Long Biên.

- Buôn bán với nước ngoài: ấn Độ, Trung Quốc, Gia Va.

=>Tuy nhiên sự phát triển đó vẫn dưới sự kìm cặp của phong kiến phương bắc, chúng nắm độc quyền về ngoại thương
=>Sau cuộc kháng chiến của Hai Bà Trưng nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc thống trị với chính sách dã man, tàn bạo. tuy bị lâm vào cảnh khốn cùng, nhân dân ta vẫn tìm cách phát triển sản xuất để duy trì cuộc sống, kiên trì đấu tranh giành độc lập cho dân tộc.
 

FireGhost1301

Học sinh tiến bộ
Thành viên
3 Tháng mười một 2015
433
295
174
20
TP Hồ Chí Minh
7. tình hình văn hóa của nước cham pa
Người Chăm biết sử dụng công cụ bằng sắt và dùng trâu, bò kéo cày. Nguồn sống chủ yếu của họ là nông nghiệp trồng lúa nước, mỗi năm hai vụ. Người Chăm còn làm ruộng bậc thang ở sườn đồi, núi. Họ sáng tạo ra xe guồng nước để đưa nước từ sông, suối lên ruộng và từ ruộng thấp lên ruộng cao. Họ còn trồng các loại cây ăn quả (cau, dừa, mít...) và các loại cây khác (bông, gai...). Nghề khai thác lâm thổ sản (trầm hương, ngà voi, sừng tê...), làm đồ gốm khá phát triển. Cư dân sống ven biển, ven sông có nghề đánh cá.

Người Chăm thường trao đổi, buôn bán với nhân dân các quận ở Giao Châu, Trung Quốc, Ấn Độ. Một số lái buôn Chăm còn kiêm nghề cướp biển và buôn bán nô lệ.

Từ thế kỉ IV, người Chăm đã có chữ viết riêng, bắt nguồn từ chữ Phạn của người Ấn Độ.
Nhân dân Chăm theo đạo Bà La Môn và đạo Phật.

Người Chăm có tục hoả táng người chết, bỏ tro vào bình hoặc vò gốm rồi ném xuống sông hay xuống biển. Họ ở nhà sàn và cũng có thói quen ăn trầu cau.

Người Chăm đã sáng tạo ra một nền nghệ thuật đặc sắc, tiêu biểu là các tháp Chăm, đền, tượng, các bức chạm nổi...

Giữa người Chăm với các cư dân Việt ở Nhật Nam, cửu Chân và Giao Chỉ có mối quan hệ chặt chẽ từ lâu đời. Nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam được nhân dân Giao Châu ủng hộ. Nhân dân Tượng Lâm và Nhật Nam cũng nổi dậy hưởng ứng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
 
Top Bottom