Sử 12 Cách mạng Việt Nam từ 1930 đến 1954

B

boy_100

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930-1954??
Câu 2 : Ý nghĩa lịch sử của Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời?
Câu 3: Nguyên nhân thắng lợi ? Ý nghĩa lịch sử của Cách Mạng Tháng 8?
Câu 4: Nguyên nhân thắng lợi ? Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống pháp?
Câu 5: Làm rõ tính đúng đắn, cơ sở khoa học của Cương lĩnh chính trị Tháng 2 năm 1930 do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo?
Làm gấp cho mình với nhé! Thứ 4 bọn mình cần rồi!
 
Last edited by a moderator:

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,673
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Câu 2 : Ý nghĩa lịch sử của Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời?
  • Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của lịch sử của cuộc đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam trong ba thập niên đầu thế kỉ XX, đồng thời cũng mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc Việt Nam/.
  • Đảng ra đời là kết quả tất yếu của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đấu tranh giai cấp ở Việt Nam thời đại mới.
  • Đảng Cộng Sản Việt Nam ra đời chính là sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác, Lênin với phong trào công nhân, phong trào yêu nước trong những năm 20 của thế kỉ XX.
  • Sự ra đời của Đảng đã chấm dứt thời kì khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng, kể từ đây giai cấp công nhân đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng. Bên cạnh đó, sự ra đời của Đảng cũng chấm dứt thời kì khủng hoảng về đường lối lãnh đạo cách mạng. Kể từ đây, cách mạng Việt Nam thuộc quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân và đội tiền phong là Đảng Cộng Sản.
  • Cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Cuối cùng Đảng ra đời chính là sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.
Câu 3: Nguyên nhân thắng lợi ? Ý nghĩa lịch sử của Cách Mạng Tháng 8?
1. Ý nghĩa lịch sử:
a. trong nước:
- Là sự kiện lịch sử vĩ đại, là biến cố lịch sử, mở ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc ta.
- Phá tan xiềng xích nô lệ Pháp - Nhật, lật nhào chế độ phong kiến trên đất nước ta.
- Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của Cách mạng Việt Nam, mở đầu kỉ nguyên mới của dân tộc.
- đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ lên làm chủ nước nhà, đưa đất nước ta từ nước thuộc địa trở thành nước độc lập, dân chủ
- Cách mạng tháng 8-1945 thắng lợi đã mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, kỉ nguyên giải phóng dân tộc gắn liền với kỉ nguyên giải phóng giai cấp của công nhân và nhân dân lao động, kỉ nguyên gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
b. Ngoài nước:
- cổ vũ các nước thuộc địa, nửa thuộc địa, phụ thuộc đứng lên chống chủ nghĩa đế quốc và thực dân
- góp phần chiến thắng chủ nghĩa phát xít trong chiến tranh thế giới thứ hai
- chọc thủng khâu yếu nhất của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm suy yếu chúng.
2. Nguyên nhân thắng lợi:
- Nhân dân ta có truyền thống yêu nước quý báu, tinh thần đấu tranh kiên cường.
- Có sự lãnh đạo sáng suốt, tài tình của đảng và chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối cách mạng đúng đắn
- Quá trình chuẩn bị là 15 năm, đã rút ra được nhiều bài học thành công và thất bại.
- Hoàn cảnh quốc tế thuận lợi
Câu 4: Nguyên nhân thắng lợi ? Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến p
Nguyên nhân thắng lợi:
  • Có sự lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh, có đường lối kháng chiến phù hợp, biết phát huy nhiều thứ quân...
  • Nhân dân ta đoàn kết, kiên cường đứng lên chống giặc
  • Tình đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương, sự giúp đỡ và đồng tình của Trung Quốc, Liên Xô cùng các nước dân chủ nhân dân.....
Ý nghĩa lịch sử:
  • Đối với dân tộc:
    • chấm dứt chiến tranh xâm lược và ách thống trị của thực dân Pháp
    • Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang cách mạng XHCN, tạo cơ sở để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
  • Đối với thế giới: giáng 1 đòn nặng nề vào tham vọng xâm lược của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm tan rã hệ thống thuộc địa của chúng
Câu 5: Làm rõ tính đúng đắn, cơ sở khoa học của Cương lĩnh chính trị Tháng 2 năm 1930 do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo?
Làm gấp cho mình với nhé! Thứ 4 bọn mình cần rồi!
  • Cương lĩnh vạch rõ cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Hai giai đoạn này nối tiếp nhau.
  • Đề ra nhiệm vụ của cách mạng tư sản dân quyền ở nước ta là đánh đổ đế quốc, phong kiến và tư sản cách mạng. Đó là nội dung bao trùm cả nhiệm vụ dân tộc và dân chủ, nhưng nổi bật nhất là nhiệm vụ dân tộc. Đặt nhiệm vụ dân tộc lên trên nhiệm vụ dân chủ là đúng đắn và phù hợp với hoàn cảnh của nước ta
  • Xác định rõ lực lượng nòng cốt của cách mạng công - nông; đồng thời thấy các giai cấp, tầng lớp khác cũng là lực lượng cách mạng cần liên minh hoặc lôi kéo hay trung lập.
  • Xác định cách mạng Việt Nam là 1 bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Điều này vừa phù hợp với xu thế của thời đại, vừa phù hợp với thực tiễn cách mạng nước ta
 

Huỳnh Thị Bích Tuyền

Cựu Mod Sử
Thành viên
10 Tháng tám 2021
1,501
1
1,435
231
19
Cà Mau
Trường THPT Thới Bình
Câu 1: Vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930-1954??
* Muốn trả lời câu hỏi này, bạn nên chia ra thành các giai đoạn để dễ phân tích hơn:
Bạn tham khảo câu trả lời của mình:
Để làm rõ quá trình hoạt động và công lao Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đối
với cách mạng Việt Nam, chuyên đề cấu trúc và chia làm 3 thời kỳ.
- Thời kỳ 1911 đến 1930:
Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước và đến với chủ nghĩa Lênin và là quá trình chuẩn bị về chính trị tư tưởng tổ chức, tiến tới thành lập chính đảng vô sản ( Đảng Cộng Sản Việt Nam )
- Thời kỳ 1941 đến 1945: Nguyễn Ái Quốc về nước lãnh đạo cách mạng, giành chính quyền cách mạng vào tháng Tám 1945.
- Thời kỳ 1945 đến 1954: Người lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thù trong giặc ngoài những năm đầu sau cách mạng thành công và lãnh đạo cuộc kháng chiến chống Pháp, giành thắng lợi vào 1954.
Câu hỏi của bạn chỉ hỏi 1930 - 1954 nhưng mình sẽ làm thêm 1 giai đoạn từ 1911 - 1930 để bạn tham khảo thêm .
* Công lao của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 - 1930
- Từ năm 1911 đến năm 1917 người thực hiện cuộc hành trình khảo sát thực tiễn có nhiều nơi, đi qua nhiều khu vực khác nhau của châu Á, châu Phi, châu Mỹ và tiếp xúc với các tầng lớp khác nhau
- Đến năm 1917, Cách mạng tháng 10 Nga thành công, Nguyễn Ái Quốc trở lại Pháp. Tại đây, Người làm rất nhiều nghề, học tập và rèn luyện trong cuộc đấu tranh của quần chúng lao động và giai cấp công nhân Pháp: tham gia hoạt động trong Hội những người Việt Nam yêu nước - Những nhận thức và hoạt động của Nguyễn Ái Quốc tuy mới bắt đầu nhưng rất đúng hướng, là điều kiện cần thiết là cơ sở quan trọng để sau Chiến tranh thế giới thứ nhất Người đến với chủ nghĩa Mác Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
-Trải qua cuộc hành trình dài ngày gian khổ, năm 1920, Nguyễn Ái Quốc là người đầu tiên đến với chủ nghĩa Mác Lênin tìm thấy và khẳng định con đường đúng đắn trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Việt Nam, đó là khuynh hướng vô sản
- Bằng các hoạt động ở Pháp, Liên Xô như thành lập Hội Liên hiệp Thuộc địa biết ở Pari, đặc biệt là tác phẩm " Bản án chế độ thực dân pháp", dự và đọc tham luận tại các hội nghị quốc tế vv Nguyễn Ái Quốc đã trút hết sức để truyền bá chủ nghĩa Mác-lênin, vào trong nước để chuẩn bị về tư tưởng, tổ chức và chính trị cho sự thành lập của một chính Đảng vô sản.
- Nhìn thấy yêu cầu cấp bách của cách mạng Việt Nam cần phải có một tổ chức cao độ để truyền bá chủ nghĩa Mác-lênin và tổ chức quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh vào 6/1925 Nguyễn Ái Quốc sáng lập ra tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên để tuyên truyền và vận động cách mạng, tích cực đào tạo đội ngũ cán bộ cách nạng, xuất bản báo " Thanh niên" là cơ quan ngôn luận, viết cuốn " Đường Kách Mệnh ", đây là văn kiện lý luận cách mạng đầu tiên đặt cơ sở cho việc hình thành đường lối cách mạng Việt Nam sau này.
- Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc với những người cách mạng Việt Nam đã thúc đẩy phong trào Dân tộc dân chủ theo khuynh hướng vô sản phát triển mạnh mẽ dẫn đến sự thành lập của ba tổ chức Cộng sản. Tuy nhiên các tổ chức này hoạt động một cách riêng lẻ và tranh giành lợi ích với nhau làm cho phong trào cách mạng Việt Nam đứng trước nguy cơ bị chia rẽ lớn. Với chức trách là 1 phái viên của Quốc tế Cộng sản được giải quyết mọi vấn đề liên quan đến cách mạng Đông Dương, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam vào đầu năm 1930.
- Người soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên ( gồm Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt ) của Đảng, được Hội nghị thành lập Đảng thông qua. Đó là cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và sáng tạo, là ngọn cờ cách mạng chói lọi , soi đường dẫn lối cho nhân dân ta tiến lên trong cuộc đấu tranh chống đế quốc và phong kiến

* Giai đoạn 2 Từ năm 1930 - 1945:
-
Hoàn thành chủ trương chuyển hướng chiến lược cách mạng:
+ Ngày 28 tháng 1 năm 1941, Nguyễn Ái Quốc về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
+ Người triệu tập và chủ trì hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành trung ương Đảng tại Pác Bó ( Hà Quảng - Cao Bằng) từ ngày 10 -19/5/1941 hoàn thành chủ trương chuyển hướng chiến lược cách mạng được đề ra tại Hội nghị trung ương Đảng 11/1939: đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương và mỗi nước thành lập mặt trận riêng. Xác định hình thái khởi nghĩa ở nước ta là đi từ khởi nghĩa từng phần và tiến tới tổng khởi nghĩa.

- Người đã góp phần to lớn trong việc chuẩn bị lực lượng cho Tổng khởi nghĩa tháng tám năm 1945:
+
Xây dựng lực lượng chính trị: Người đã sáng lập Mặt trận Việt Minh (19/5/1941) tập hợp đoàn kết mọi tầng lớp yêu nước. Mặt trận Việt Minh là nhân tố quyết định hàng đầu thắng lợi Cách mạng tháng Tám 1945
+ Xây dựng lực lượng vũ trang: Cuối 1941, Nguyễn Ái Quốc thành lập đội tự vệ vũ trang ở Cao Bằng. Ngày 22/12/1944 theo chỉ thị của Người, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập.
+ Xây dựng căn cứ địa cách mạng: Khi về nước, Nguyễn Ái Quốc chọn Cao Bằng để xây dựng căn cứ địa. Tháng 6/1945, Người thành lập khu giải phóng Việt Bắc.

- Người chớp lấy thơ và lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc tổng khởi nghĩa thành công.
+
Người đã dự đoán sáng suốt thời cơ và khi thời cơ xuất hiện, Người đã cùng với Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh đã lãnh đạo nhân dân ta làm cuộc tổng khởi nghĩa tháng tám nhanh chóng, ít đổ máu chỉ trong vòng 15 ngày ( từ ngày 14/8 - 28/8/1945).
+ Người soạn thảo và đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ( 2/9/1945 ) với cương vị là nước chủ nhà đón tiếp quân đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật

* Giai đoạn 3 từ năm 1945 - 1954
-
Tháng 9 năm 1945 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ ở Nam Bộ. Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thể hiện quyết tâm lãnh đạo của cuộc kháng chiến, huy động cả nước chi viện trong miền Nam và Nam Trung Bộ kháng chiến.
- Trước âm mưu cấu kết của Pháp , thực hiện chủ trương " hoà để tiến ", 6/3/1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thay mặt Chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa kí với đại diện chính phủ Pháp. Hiệp định Sơ bộ, hoà hoãn với pháp, tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải chống nhiều kẻ thù cùng một lúc, tạo ra thời gian hoà bìnhđể xây dựng lực lượng kháng chiến chống Pháp.
- Khi cuộc đàm phán với chính thức không thành công, ngày 14/9/1946 trong chuyến thăm nước Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký với đại diện chính phủ Pháp bản Tạm ước để kéo dài thời gian hoà hoãn để xây dựng và củng cố lực lượng.
- Cuối cùng ngày 19/ 12/ 1946 Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến như một lời hiệu triệu cả dân tộc đứng lên chống thực dân Pháp xâm lược, bảo vệ nền độc lập cho đến năm 1954, thì cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp để giành thắng lợi và thắng lợi
- Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi là do có sự lãnh đạo sáng suốt của đảng đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh với đường lối kháng chiến chống pháp sáng tạo, toàn dân, toàn quân, ra sức đoàn kết một lòng dũng cảm trong chiến đấu, cùng trong lao đông, đề xuất đường lối kháng chiến đúng đắn. Trong năm 1945 - 1954, Bác là người đi đầu và đại diện cho cách mạng Việt Nam trong quá trình chiến đấu với Pháp
* Còn dưới đây là một số tư liệu tham khảo về thân thế của Chủ Tịch Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh (lúc nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung, lớn lên đi học lấy tên là Nguyễn Tất Thành, hoạt động cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc) sinh ngày 19-5-1890 trong một gia đình nhà nho yêu nước, tại làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Thân phụ là Nguyễn Sinh Sắc, thân mẫu là Hoàng Thị Loan.
-Từ lúc sinh ra đến 5 tuổi, Nguyễn Sinh Cung sống trong sự chăm sóc đầy tình thương yêu của gia đình, đặc biệt là ông bà ngoại. Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung theo gia đình vào sống ở Huế. Đầu năm 1901, sau khi thân mẫu qua đời, Người theo cha trở về Nghệ An, rồi lấy tên là Nguyễn Tất Thành, tích cực học chữ Hán và còn theo cha đi một số nơi, học thêm nhiều điều. Năm 1906, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế, thời gian đầu học trường Pháp-Việt, sau học trường Quốc học Huế. Tháng 6-1909, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Bình Định, tháng 8-1910 vào Phan Thiết, Bình Thuận làm giáo viên trường Dục Thanh. Tháng 2-1911, Nguyễn Tất Thành vào Sài Gòn.
Trên đây là đáp án tham khảo của mình, nếu có thắc mắc bạn có thể cmt ngay bên dưới topic nhé!

=> Bạn có thể tham khảo thêm: TRỌN BỘ kiến thức học tốt các môn dành cho bạn. Hoàn toàn miễn phí!
Hoặc bạn có thể tham khảo các topic học thuật mới của box sử tại: Sử Tổng hợp những topic học thuật tại box sử
 
Top Bottom