Sử 12 [Lịch sử 12]Cuộc đấu tranh xung quanh vấn đề thành lập Đảng.

H

hocmai.lichsu

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

  • Ở đây muốn nhấn mạnh, khái quát đến cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng vô sản và phi vô sản ở Việt Nam trong giai đoạn cuối những năm 20 có liên quan đến vấn đề thành lập chính đảng ở Việt Nam.

  • Từ cuối những năm 1928 đầu năm 1929, phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta, đặc biệt là phong trào công nông phát triển mạnh theo khuynh hướng vô sản. Trước tình hình đó, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên tỏ ra không còn đủ sức để lãnh đạo phong trào, từ đó đặt ra yêu cầu phải thành lập một Đảng cộng sản để tổ chức và lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân cùng các lực lượng yêu nước và cách mạng khác đấu tranh chống đế quốc và phong kiến tay sai, giành độc lập dân tộc và tự do.
  • [FONT=&quot]Phong trào công nhân Việt Nam phát triển lên trình độ tự giác trong những năm 1928 – 1929. Tuy nhiên, phong trào công nhân lại phát triển không đều. Đầu năm 1929, phong trào công nhân ở Bắc kì phát triển mạnh nhất với những cuộc đấu tranh của công nhân ở nhà máy sợi Hải Phòng, xe lửa Trường Thi, mỏ than Hòn Gai…đặt ra yêu cầu bức thiết phải thành lập Đảng. Tuy nhiên, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã bộc lộ những hạn chế của mình không đủ sức lãnh đạo cách mạng. Trong khi đó, ở Nam kì và Trung kì phong trào công nhân phát triển không mạnh bằng Bắc kì, do đó nhu cầu thành lập Đảng chưa được bộ lộ. Vì vậy, một số Đảng viên ở Bắc kì đã nhìn thấy yêu cầu thành lập Đảng, còn ở TRung kì, Nam kì chưa nhìn thấy yêu cầu thành lập Đảng[/FONT]
  • Người đứng đầu Hội Việt Nam cách mạng thanh niên là Lâm Đức Thụ đã không nhận đúng yêu cầu chính đáng của những đảng viên ở Bắc kì, do vậy mà dẫn đến cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng xung quanh vấn đề thành lập Đảng
  • Lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lúc đó đang hoạt động ở nước ngoài (Xiêm), do vậy không về dự Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên. Đó chính là nguyên nhân dẫn đến cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng vô sản và phi vô sản ngay trong nội bộ tổ chức Hội Việt Nam cách mạng thanh niên
  • Cuộc đấu tranh giữa hai khuynh hướng xung quanh vấn đề thành lập Đảng được mở đầu bằng sự kiện: tháng 3 – 1929: một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc kì trong đó có Ngô Gia Tự, Nguyễn Đức Cảnh, họp ở nhà 5D phố Hàm Long – Hà Nội để thành lập chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam, tích cực chuẩn bị những điều kiện tiến tới thành lập một Đảng cộng sản để thay thế cho Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.
  • Tại Đại hội lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên vào tháng 5 – 1929, đoàn đại biểu Bắc kì đã đưa ra ý kiến về việc thành lập Đảng, song không được chấp nhận, họ bỏ Đại hội ra về và thành lập Đông Dương cộng sản đảng vào tháng 6 – 1929.
  • Tiếp đó, các hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Trung Quốc và Nam kì cũng quyết định thành lập An Nam cộng sản Đảng vào tháng 8 – 1929.
  • Các đảng viên của Tân Việt cách mạng Đảng cũng chịu ảnh hưởng của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên cũng thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn vào tháng 9 – 1929.
  • [FONT=&quot]Sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản trong những năm 1929 đã đánh dấu sự thắng thế của khuynh hướng vô sản đối với khuynh hướng tư sản xung quanh vấn đề thành lập Đảng; đánh dấu sự trưởng thành của giai cấp công nhân Việt Nam và chứng tỏ giai cấp công nhân đã đảm đương được sứ mệnh lịch sử là nắm quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Đồng thời, sự kiện này còn là sự chuẩn bị trực tiếp cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam[/FONT]
  • Tuy nhiên, sự ra đời của 3 tổ chức Cộng sản ở Việt Nam, việc hoạt động riêng rẽ, chia bè phái, tranh giành đảng viên và quần chúng của nhau, cũng như những bất đồng cá nhân, đều không cơ lợi cho phong trào cách mạng chung mà còn gây hại cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, một yêu cầu bức thiết đặt ra là phải thống nhất ba tổ chức cộng sản thành một Đảng duy nhất để lãnh đạo phong trào cách mạng Việt Nam.

 
Top Bottom