Văn 10 Lập dàn ý: Phân tích hình tượng nhân vật "khách"

Phạm Văn Tuân

Học sinh mới
Thành viên
27 Tháng hai 2022
66
39
11
Hà Nội
Chào em, em tham khảo gợi ý:
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm
- Giới thiệu vấn đề: Hình tượng nhân vật khách
2. Thân bài
- Mở đầu bài phú, tác giả không đi vào ngay đề tài là dòng sông Bạch Đằng lịch sử như phần lớn các bài phú viết về chốn địa linh nhân kiệt khác. Tác phẩm bắt đầu từ thế giới tâm hồn của nhân vật khách – cũng là cái tôi trữ tình của tác giả đang hiện lên qua lời văn phú.
- Không gian, thời gian đã nâng tầm vóc của khách sánh ngang vũ trụ:
+ Xuất hiện một không gian nghệ thuật bốn phương trong bài phú với biển lớn mênh mông, bát ngát, thơ mộng, tràn ngập ánh trăng và phiêu bồng con thuyền thơ của bậc tao nhân mặc khách: “Giương buồm giong gió chơi vơi/ Lướt bể chơi trăng mải miết”. Đó là không gian của sông hồ (Ngũ hồ, Nguyên Tương), của những vùng đất nổi tiếng (Tam Ngô, Bách Việt, đầm Vân Mộng). Từ không gian thắng địa Trung Quốc, bài phú gọi dần về các địa danh của Việt Nam (cửa Đại Than, bến Đông Triều, sông Bạch Đằng).
+ Thời gian nghệ thuật mang tầm vóc vũ trụ. Sự thay thế liên tiếp của không gian là sự hóa thân của thời gian tốc độ nhanh chóng. Các từ ngữ chỉ thời gian luân phiên liên tục “sớm” (triêu) mới ở Nguyên, Tương, “chiều” (mộ) đã thăm Vũ Huyệt.
+ Thời gian và không gian có kích thước rộng rãi, thay đổi đến chóng mặt trong cách nói khoa trương phóng đại của thể phú đã tạo nên nhịp điệu ngân nga của lời văn. Đặc biệt là các tính từ miêu tả xuất hiện liên tiếp mở thêm không gian tung hoành cho nhân vật khách: chơi vơi, mải miết, tha thiết, tiêu diêu, bồng bềnh, thướt tha,… (hạn mạn, phong phàm, hạo đãng,…).
- Con người hiện ra trong tư thế hoàn toàn chủ động ngang dọc tung hoành. Một loạt các hành động luân phiên liên tiếp của chủ thể như: quải (treo lên – giương), thôn (nuốt – chứa), u thám (lần thăm), thập (thu nhặt – chơi), kinh duyệt (trải xem qua – biết),… cho thấy thái độ nhập cuộc say sưa, chủ động của khách.
- Khách còn là một con người có tâm hồn thơ mộng, phóng túng, ham thích du ngoạn cảnh sông biển. Nhân vật giống như một du khách nhàn tản, tâm hồn đong đầy gió trăng của thiên nhiên, thắng tích, thả hồn bồng bềnh theo cánh buồm thơ, chơi vơi phiêu du cùng sông nước, mải miết nhặt ánh trăng vàng trên bể biếc, say sưa chiêm ngưỡng cái đẹp của tạo hóa. Gót giang hồ của vị khách này đã làm một hành trình đầy tốc độ để “trải xem qua” tất cả những địa danh nổi tiếng của đất nước Trung Hoa từng được biết tới trong sách vở như: Nguyên Tương, Vũ Huyệt, Cửu Giang, Ngũ Hồ, Tam Ngô, Bách Việt,…
- Khách là người có chí khí hoài bão lớn lao. Người xưa từng nói “nuốt tám chín cái đầm Vân Mộng vào bụng” để đo chí kẻ làm trai. Nay người du khách dù làm chủ cả thiên nhiên vũ trụ trong cuộc chơi vẫn khao khát chí lớn: “Đầm Vân Mộng […] tha thiết”.
- Những cuộc phiêu lưu trong bài phú và nhân vật Tử Trường (Tư Mã Thiên, nhà chép sử nổi tiếng Trung Hoa) mà Trương Hán Siêu tự lấy làm tấm gương đã nói với chúng ta về cái sở học sâu rộng của vị khách sông biển này. Tất cả các địa danh mà con người ấy “giương buồm giong gió”, “lướt bể chơi trăng” đều là những danh thắng nổi tiếng đã được điển tích, điển cố hóa trong sách vở. Đó đâu chỉ là những cuộc du ngoạn bằng gót chân đã trải. Trương Hán Siêu đã gửi tâm hồn mình phiêu du trong thế giới rộng rãi, phóng khoáng ấy trước hết bằng chính vốn học thức uyên thâm sâu rộng của ông. Bởi vậy, có nơi nào trong số các địa danh nổi tiếng người đời từng trầm trồ tuyên tụng mà vị khách của phú Bạch Đằng giang không “trải xem qua”.
- Khách là một con người nhập thế tích cực, tha thiết với quê hương, đất nước, với quá khứ hào hùng của dân tộc. Khách đã từng tỏ ra rất ham thích với biết bao chốn Nguyên, Tương, Ngũ Hồ kia thì nay lại càng say sưa và phơi phới hơn khi đến với Bạch Đằng, cũng là tìm về trang sử hào hùng của dân tộc không ngừng được viết thêm và tỏa sáng theo thời gian.
- Đến với dòng sông Bạch Đằng bồng bềnh mái chèo, khách sững lại trong động thái trữ tình đầy nhân bản: “Đứng lặng giờ lâu”, cứ thế chìm vào thế giới nội tâm buồn tiếc ngậm ngùi thương xót và tán thán. Dấu tích chiến trường đã nhắc nhở Trương Hán Siêu về hai tiếng Con Người. “Người ta là hoa đất” – con người là sản phẩm tinh túy và quý giá nhất mà tạo hóa mang lại. Vì những mưu đồ quyền lực khác nhau mà họ bị đẩy vào chiến tranh xâm lược. Thương cho con người đời Trần vì nước mà ngã xuống đã đành, ở đây Trương Hán Siêu còn thương cả cho những kẻ là nạn nhân của nhà nước phong kiến phương Bắc. Cảm xúc đầy nhân văn dường như bắt nguồn từ một nơi nào đó rất sâu trong cõi tâm hồn của tác giả.
=> Bài phú đã hé mở những chiều kích khác nhau của nhân vật khách. Lời phú đi từ phơi phới, sôi nổi hướng ngoại để đọng lại ở chiều sâu hướng nội với những xúc cảm đầy nhân văn về con người và quá khứ lịch sử của dân tộc.
3. Kết bài: Suy nghĩ về mối liên hệ giữa hình tượng nhân vật khách và tài năng, nhân cách Trương Hán Siêu.
 
Top Bottom